Hotline: 0941068156

Thứ ba, 30/04/2024 08:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 30/04/2024

Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm thẻ trắng

Thứ năm, 11/04/2024 15:04

TMO - Nhằm hạn chế ảnh hưởng từ chất lượng môi trường nước, gây ra dịch bệnh tại các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thừa Thiên – Huế đã triển khai thí điểm thành công mô hình “Thử nghiệm ao nuôi tôm thẻ thông minh ứng dụng công nghệ IoT (internet kết nối vạn vật) và trí tuệ nhân tạo (AI) trong giám sát và tương tác tự động”. 

Tính đến 2023, tổng diện tích có nuôi tôm toàn tỉnh Thừa Thiên-Huế là khoảng 3.300 ha, trong đó nuôi tôm vùng đầm phá là gần 2.700 ha (gồm có nuôi chuyên tôm và nuôi tôm xen ghép) và nuôi tôm vùng cát ven biển là 595 ha; sản lượng thu hoạch tôm toàn tỉnh đạt 5.650 tấn. Tôm nuôi chủ yếu là tôm thẻ chân trắng. 

Trong điều kiện môi trường ngày càng ô nhiễm, các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng hay bị dịch bệnh, vì vậy Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thừa Thiên – Huế đã triển khai thí điểm thành công mô hình “Thử nghiệm ao nuôi tôm thẻ thông minh ứng dụng công nghệ IoT (internet kết nối vạn vật) và trí tuệ nhân tạo (AI) trong giám sát và tương tác tự động”. Việc áp dụng mô hình nuôi công nghệ cao, ứng dụng công nghệ IoT và AI được đánh giá là giải pháp hữu ích giúp người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí sản xuất, kiểm soát môi trường, phát triển nuôi tôm theo hướng bền vững.

Cụ thể, để triển khai mô hình nuôi tôm bằng công nghệ IoT và AI, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thừa Thiên – Huế đã nuôi thí điểm trên quy mô 0,3 ha cho tại xã Điền Hương (huyện Phong Điền), thời gian thực hiện trong 6 tháng. Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ cho hộ thực hiện một hệ thống tủ điều khiển các thiết bị + tủ điện nguồn (IP67), một bộ đọc cảm biến ORP + cảm biến đo ORP, một bộ đọc cảm biến pH, oxy + cảm biến đo pH, oxy; một sim dịch vụ 4G (một năm); một hệ thống phần mềm kết nối trung tâm (App, Gatewa...).

Thông tin từ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thừa Thiên-Huế, sau 6 tháng thực hiện mô hình, hệ thống quan trắc tự động đã được lắp đặt hoàn chỉnh và vận hành hiệu quả. Hệ thống này giúp quan trắc tự động các chỉ số môi trường như: DO (oxy hòa tan), pH, t0, ORP (chỉ số oxy hóa khử) của ao nuôi.  

Các chỉ số quan trắc có thể được theo dõi thông qua trang web trên máy tính và trên ứng dụng trên điện thoại, giúp người nuôi có thể thuận tiện trong việc quản lý các yếu tố môi trường từ xa. Từ đó có thể phát hiện sớm sự thay đổi bất lợi các yếu tố môi trường và đưa ra các biện pháp điều chỉnh kịp thời giúp tôm nuôi sinh trưởng và phát triển tốt. Đối với hộ dân được lựa chọn để triển khai mô hình sẽ cần đối ứng kinh phí để mua thiết bị vệ sinh cảm biến và chi trả chi phí vận chuyển, lắp đặt, hướng dẫn sử dụng. Giống tôm thẻ, thức ăn, hóa chất để thực hiện mô hình nuôi tôm công nghệ cao này do người dân tự đối ứng 100%.

Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm thẻ trắng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế (Ảnh: TX)

Kết quả mô hình thí điểm nuôi tôm thẻ ứng dụng công nghệ IoT tại Thừa Thiên-Huế mang lại tỷ lệ sống tới 65%,  trọng lượng bình quân 50 con/kg, sản lượng 3.900kg, năng suất bình quân ước đạt 13 tấn/ha, đạt và vượt yêu cầu mô hình đề ra. Việc ứng dụng IoT vào nuôi tôm thẻ chân trắng giúp chất lượng sản phẩm sẽ được nâng cao, qua đó góp phần tạo dựng vị trí và thương hiệu của sản phẩm, đặc biệt các sản phẩm xuất khẩu. Trước đây quá trình nuôi tôm thường phụ thuộc vào kinh nghiệm của người nông đân và phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện tời tiết. Chính vì vậy năng suất và hiệu quả gần như khó kiểm soát chính xác. 

Ứng dụng công nghệ IoT và AI sẽ giúp ngành nuôi tôm nói chung và nuôi tôm thẻ chân trắng tại Thừa Thiên-Huế nói riêng đạt được những kết quả chính xác dựa vào số liệu được thu thập, tổng hợp, thống kê và phân tích. Từ việc phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên đến nay người nuôi tôm có thể tự chủ động, tự điều chỉnh mọi thứ để đạt được hiệu quả. Cùng với đó hệ thống thiết bị cảm biến, đo đạc sẽ được kết nối, liên kết với nhau để truy xuất dữ liệu, từ đó đưa ra quyết định để tối ưu hoá lượng nước, thức ăn, tự động theo dõi sức khoẻ của tôm, nếu có dịch bệnh sẽ giúp người dân xử lý triệt để kịp thời, tránh lan rộng.

Phương án phát triển ngành tôm tỉnh Thừa Thiên-Huế giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 3275/QĐ-UBND ngày 31/12/2022 được triển khai nhằm khai thác tiềm năng diện tích để hình thành các vùng sản xuất tôm tập trung, nâng cao giá trị sản xuất và thích ứng với biến đổi khí hậu. 

Theo đó, tỉnh xác định đến năm 2025 phát triển nuôi tôm chân trắng trên vùng cát ven biển với diện tích 700 ha. Trong đó chuyển đổi 20% diện tích sang ao nuôi tròn quy mô nhỏ 500-1.000 m2, ứng dụng công nghệ cao, áp dụng kỹ thuật tiên tiến, tăng cường việc tự động hóa hệ thống cho ăn, kiểm soát môi trường để đạt năng suất từ 35-40 tấn/ha. Sản lượng đạt 10.000 tấn (tăng ở nuôi công nghệ cao). Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm trên cát, từng bước hoàn thiện hệ thống cấp, xử lý nước thải đủ tổng lượng theo quy trình nuôi và bảo vệ môi trường.

Đến năm 2030 tiếp tục chuyển đổi diện tích nuôi tôm chân trắng từ ao nuôi quy mô lớn sang ao nuôi tròn quy mô nhỏ 500-1.000 m2 đạt 50% diện tích nuôi trên cát, ứng dụng công nghệ cao, tự động hóa cho ăn và kiểm soát môi trường tiến tới chuyển đổi số, nuôi tôm chân trắng siêu thâm canh đạt năng suất 50-70 tấn/ha; sản lượng đạt 17.000 tấn. Những năm qua, nghề nuôi tôm tại Thừa Thiên Huế liên tục tăng về diện tích, sản lượng, tạo việc làm cho hàng triệu lao động. Với lợi thế về vị trí địa lý, có bờ biển kéo dài, nhiều eo vịnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho nghề nuôi thủy sản mặn, lợ, trong đó có nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển.

 

 

Tuấn Hải

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline