Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 28/09/2024 10:09

Tin nóng

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 28/09/2024

Tập trung hoàn thiện hệ thống thông tin cảnh báo sớm sạt lở đất

Thứ bảy, 28/09/2024 07:09

TMO - Thời gian qua, tình hình bão lũ và sạt lở đất tại một số tỉnh thành trên cả nước diễn biến phức tạp, đặc biệt gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Do đó cần tập trung triển khai các biện pháp nhằm giảm thiểu tối đa ảnh hưởng do thiên tai sạt lở đất gây ra. Trọng tâm trong đó là đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống thông tin cảnh báo sớm sạt lở đất nhằm kiểm soát, cảnh báo kịp thời…

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai và biến đổi khí hậu. Từ đầu năm 2024 đến nay, thiên tai tiếp tục diễn biến bất thường, khó dự báo. Đặc biệt trong những ngày đầu tháng 9/2024 vừa qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã khiến Việt Nam chịu tổn thất nặng nề về người và tài sản. Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, cơn bão số 3 đã tác động toàn diện tới tình hình kinh tế - xã hội của nước ta.   

Đã có hơn 300 người bị thiệt mạng, khoảng 257.000 ngôi nhà, 1.300 trường học và nhiều công trình hạ tầng bị sập đổ, hơn 300 sự cố đê điều xảy ra, hơn 262.000ha lúa hoa màu bị ngập úng, gẫy đổ, hơn 2.200 lồng bè thuỷ sản bị cuốn trôi, hư hỏng… Ước tính sơ bộ, chưa đầy đủ, thiệt hại về tài sản do bão số 3 gây ra khoảng 40.000 tỷ đồng.

Theo đó, để chủ động ứng phó với tình hình này và giảm thiểu tối đa thiệt hại do thiên tai, đặc biệt là sạt lở đất gây ra, thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã tập trung xây dựng hệ thống cảnh báo sớm sạt lở đất. Bộ đã chỉ đạo đơn vị chức năng thực hiện đồng bộ nhiều nhiệm vụ nhằm tiếp tục hiện đại hóa mạng lưới trạm quan trắc Khí tượng Thủy văn để nâng cao năng lực giám sát thiên tai, tăng thời hạn và nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai nhất là lũ quét, sạt lở nhằm phục vụ tốt hơn nữa mục tiêu phát triển bền vững các lĩnh vực kinh tế - xã hội trong bối cảnh thiên tai ngày càng phức tạp dưới tác động của biến đổi khí hậu.

Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển Ngành Khí tượng Thủy văn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai. Trong đó, có quy định cụ thể về điều kiện ban hành, nội dung bản tin, chế độ truyền phát tin, cấp độ rủi ro do thiên tai. Đồng thời chú trọng phát triển và hiện đại hóa công nghệ dự báo Khí tượng Thủy văn, nghiên cứu ứng dụng giải pháp công nghệ hiện đại trong dự báo, cảnh báo bão, mưa lớn, dông, lốc, sét, lũ, lũ quét, sạt lở đất; tăng thời hạn và mức độ chi tiết dự báo, cảnh báo thiên tai và thời tiết hàng ngày.

Bộ TN&MT tập trung thực hiện Quy hoạch mạng lưới trạm Khí tượng Thủy văn quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; đầu tư thiết bị, công nghệ quan trắc, thu thập và xử lý số liệu tự động đối với mạng lưới trạm khí tượng bề mặt, khí tượng trên cao, thủy văn, hải văn; bổ sung mạng lưới trạm đo mưa tự động, đặc biệt tại những nơi thường xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt như miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên và sạt lở bờ sông, bờ biển ở khu vực Nam Bộ; hoàn thiện hệ thống tích hợp dữ liệu khí tượng thủy văn tập trung.

Bộ TN&MT khẳng định, công tác dự báo, cảnh báo sớm đã được chú trọng, cùng với đó, Bộ đã thiết lập và duy trì hợp tác thường xuyên với các nước trong khu vực và Ủy ban sông Mekong để chia sẻ số liệu, thông tin dự báo, cảnh báo Khí tượng Thủy văn đặc biệt là số liệu quan trắc dòng chảy các sông xuyên biên giới và diễn biến tài nguyên nước và các hoạt động sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước vùng thượng nguồn lưu vực sông Mekong. 

Hoàn thiện hệ thống thông tin cảnh báo sớm sạt lở đất nhằm kiểm soát, cảnh báo kịp thời là nhiệm vụ quan trọng để chủ động phòng, chống, giảm thiệt hại do thiên tai. 

Trong thời gian qua, Bộ đã chỉ đạo đơn vị chức năng liên tục theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, thủy văn, hải văn trên phạm vi cả nước, đặc biệt là công tác theo dõi, cảnh báo, dự báo sớm các đợt thiên tai; Cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin dự báo, cảnh báo cho Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan thông tấn, báo chí để truyền tải sớm nhất cho nhân dân các địa phương, góp phần giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.

Đồng thời, rà soát, đánh giá việc thi hành Luật Khí tượng thủy văn, xây dựng và thực hiện dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khí tượng Thủy văn; rà soát, điều chỉnh, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định, quy trình kỹ thuật liên quan đến hoạt động khí tượng thủy văn, thiên tai Khí tượng Thủy văn; Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ đã được giao tại Nghị quyết số 76/NQ-CP về công tác phòng, chống thiên tai và Chương trình cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai, đặc biệt là các thiên tai liên quan đến bão, nước dâng do bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn.

Để tăng cường, đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm sạt lở đất, Bộ sẽ tập trung triển khai thực hiện Quyết định số 1262/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam, tiếp tục xây dựng các đề án cụ thể nhằm điều tra chi tiết các khu vực có nguy cơ trượt lở đất đá.

Đáng chú ý, Đề án Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam đã được thực hiện trên địa bàn vùng miền núi, trung du thuộc 37 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2023 đến 2030. Ngoài mục tiểu cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét tại khu vực miền núi, trung du phục vụ phòng, chống thiên tai, Đề án còn tập trung xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo sớm và hệ thống bản đồ phân vùng rủi ro thiên tai sạt lở đất, lũ quét tổng thể, đồng bộ, tỷ lệ phù hợp.

Để chủ động phòng, chống và giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra cần có một chiến lược dài hạn. Đặc biệt, trước tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai diễn ra ngày càng khốc liệt và khó lường. Việc tập trung xây dựng hệ thống cảnh báo sớm thiên tai, sạt lở đất là một trong những nhiệm vụ quan trọng để nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng phó của cộng đồng, nâng cao năng lực tham mưu cho các cấp quản lý nhà nước trong công tác phòng, chống thiên tai…/.

 

 

Ngọc Dung

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline