Hotline: 0941068156

Thứ ba, 08/07/2025 14:07

Tin nóng

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Thứ ba, 08/07/2025

Sơn La ứng dụng công nghệ cao trong phát triển nông nghiệp bền vững

Thứ hai, 07/07/2025 13:07

TMO - Thời gian tới, tỉnh Sơn La tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hạ tầng nông nghiệp, nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả, tăng cường chuyển giao công nghệ, đặc biệt trong sơ chế, bảo quản, nông nghiệp số và truy xuất nguồn gốc nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị gia tăng cho nông sản Sơn La.

Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tỉnh Sơn La xây dựng, hình thành nhiều mô hình, cách làm hay trong sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm, như: Mô hình mận hậu, nhãn chín sớm, rau an toàn trái vụ, mô hình chăm sóc cây ăn quả, chè, cà phê theo hướng VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ; mô hình trồng na hoàng hậu, dâu tây... cho thu nhập từ vài trăm đến hàng tỷ đồng/ha/năm. 

Toàn tỉnh hiện có tổng diện tích cây trồng đạt 251.837 ha, trong đó diện tích cây lâu năm đạt 109.938 ha, tăng 4,41% so với cùng kỳ năm 2024. Diện tích cây ăn quả và cây sơn tra chiếm 83.429 ha, sản lượng quả ước đạt 240.736 tấn (tăng 24,17%). Một số loại cây ăn quả chủ lực có diện tích lớn gồm: xoài 19.615 ha, nhãn 19.822 ha, mận 13.450 ha, chuối 5.920 ha.

Trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, toàn tỉnh đã công nhận 08 vùng cây trồng nông nghiệp công nghệ cao gồm xoài, na, nhãn, mận, cà phê, chè… Ngoài ra, tỉnh duy trì 01 vùng chăn nuôi bò sữa công nghệ cao tại Mộc Châu, là mô hình tiêu biểu trong ứng dụng công nghệ chuồng trại, quản lý dinh dưỡng, vắt sữa tự động và xử lý chất thải tuần hoàn.

Về ứng dụng kỹ thuật hiện đại trong sản xuất, hiện toàn tỉnh đã có 3.891,83 ha cây trồng đã được lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm nước (tưới nhỏ giọt, tưới phun…), chủ yếu cho cây ăn quả và rau màu; 115,5 ha cây trồng được sản xuất trong nhà lưới, nhà màng, nhà kính, góp phần đảm bảo năng suất và kiểm soát sâu bệnh. Có 8.534,64 ha cây trồng áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp VietGAP, GlobalGAP và các tiêu chuẩn tương đương, chiếm tỷ trọng lớn là cây ăn quả.

Toàn tỉnh có 216 mã số vùng trồng đang được duy trì, với tổng diện tích hơn 3.090 ha, phục vụ cho xuất khẩu nông sản sang các thị trường như Trung Quốc, Mỹ, EU, Australia, New Zealand...;08 mã số cơ sở đóng gói được cấp và duy trì đảm bảo điều kiện kỹ thuật sơ chế, đóng gói sản phẩm theo tiêu chuẩn xuất khẩu. Ngoài ra, tỉnh cũng đang triển khai chương trình hỗ trợ chuyển giao công nghệ tiên tiến từ Israel (qua Quỹ Thiện Tâm – Tập đoàn Vingroup), trong đó đã bắt đầu áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt hiện đại cho cây mận tại xã Lóng Phiêng và Phiêng Khoài. 

Hệ thống tưới nhỏ giọt được các HTX đẩy mạnh lắp đặt. 

Thời gian qua, nhiều HTX, hộ gia đình trên địa bàn tỉnh đã ứng dụng các tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong sản xuất, nhất là các biện pháp đốn tỉa, bao trái, đầu tư nhà màng, nhà kính, hệ thống tưới tiết kiệm nước, tưới nước tự động, tạo ra các sản phẩm hoa quả chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường...

HTX Nông sản Noọng Piêu, xã Phiêng Khoài là một trong những HTX có diện tích mận được công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao HTX có 30,5 ha, nâng cao chất lượng quả mận, HTX vận động thành viên ứng dụng các tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong sản xuất, nhất là để có những trái mận chất lượng, quá trình sản xuất phải tỉa đi 30-50% sản lượng, tỉa cành, tỉa trái để giữ lại những quả ngon nhất ở đầu cành.

Bên cạnh đó, sản xuất mận Ruby tập trung vào kỹ thuật điều khiển quả ra tại vị trí thân, cành cấp 1. Từ đó, quả to hơn, hình thức mẫu mã quả, chất lượng cao hơn so với quả ra ở cành cấp 4, cấp 5. Đồng thời, kết hợp tổng hợp các biện pháp kỹ thuật về cắt tỉa cành, bón phân, tưới nước, khoanh gốc để chăm sóc và tạo màu cho quả

Tại HTX nông nghiệp Dũng Tiến phường Chiềng Cơi, HTX đã liên kết với hàng trăm hộ trồng cà phê hình thành vùng nguyên liệu hàng nghìn hecta để sản xuất cà phê đặc sản. Quy trình sản xuất được kiểm soát chặt chẽ theo chuỗi, bảo đảm minh bạch, an toàn thực phẩm; 100% sản phẩm tiêu thụ qua hợp đồng với giá ổn định. Sản phẩm sau sơ chế, đóng gói được dán mã QR truy xuất nguồn gốc và đã xuất khẩu sang EU, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ…

Đáng chú ý, HTX này đã ứng dụng công nghệ số vào quản lý sản xuất như xây dựng website, đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, dán tem điện tử chống hàng giả; triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử. Thực hiện điều khiển tưới bằng điện thoại thông minh để tiết kiệm chi phí và bảo đảm dinh dưỡng cho cây trồng.  

Thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XV nhiệm kỳ 2020 - 2025 về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, tỉnh Sơn La đã tập trung cơ cấu lại nông nghiệp thực chất, hiệu quả, khai thác và phát huy tiềm năng, lợi thế từng vùng. Việc xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tạo bước đột phá, chuyển nhanh từ nền nông nghiệp truyền thống dựa vào khai thác các nguồn tài nguyên có giới hạn, quy mô sản xuất nhỏ sang nền nông nghiệp chất lượng, quy mô lớn dựa trên cơ sở ứng dụng khoa học, công nghệ.

Xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân các vùng sản xuất, góp phần xây dựng nông thôn mới. Quan trọng hơn là sản phẩm nông nghiệp hướng đến các tiêu chí sạch, an toàn sức khỏe người tiêu dùng.

Thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Môi trường tiếp tục tham mưu tỉnh thực hiện đồng bộ các giải pháp xây dựng, quản lý, sử dụng mã số vùng trồng; hỗ trợ, hướng dẫn các HTX, nông dân phát triển cây trồng áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt và các tiêu chuẩn tương đương; tăng diện tích, sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và các sản phẩm hữu cơ phục vụ tiêu thụ trong nước, xuất khẩu. Nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thân thiện với môi trường.

Đồng thời, rà soát, điều chỉnh quy hoạch sản xuất theo hướng đối với các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, có lợi thế cạnh tranh và có điều kiện. Các địa phương đẩy mạnh việc xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ gắn với phát triển du lịch sinh thái; đối với những cây trồng chưa có điều kiện áp dụng ngay, tập trung hình thành chuỗi liên kết sản xuất ổn định với các doanh nghiệp xuất khẩu, nhà máy chế biến để có sự hỗ trợ của doanh nghiệp.../.

 

Thùy Vân 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline