Hotline: 0941068156

Thứ ba, 05/11/2024 13:11

Tin nóng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Thứ ba, 05/11/2024

Tăng cường nghiên cứu, phát triển công nghệ chế biến sâu đất hiếm

Thứ hai, 22/07/2024 14:07

TMO - Để thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành công nghệ đất hiếm tại Việt Nam, thời gian tới cần đặc biệt chú trọng đến chế biến đất hiếm, phân chia, làm sạch các oxit đất hiếm riêng rẽ phục vụ nghiên cứu và sản xuất. Cùng với đó là nghiên cứu, phát triển những công nghệ hiện đại nhất để phục vụ và làm chủ công nghệ chế biến sâu đất hiếm.

Đất hiếm là một loại khoáng sản chứa 17 loại vật chất có từ tính và tính điện hóa đặc biệt. Nguyên tố trong đất hiếm là vật liệu chiến lược đối với sự phát triển của các ngành kỹ thuật mũi nhọn, công nghệ cao như  điện, điện tử, quang học, laser, vật liệu siêu dẫn, chất phát quang.

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, đất hiếm là nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều ngành công nghệ cao như Thông tin-viễn thông, y tế, năng lượng, giao thông-vận tải, quân sự… Đất hiếm là nguyên liệu chiến lược, không thể thay thế đối với nhiều quốc gia, nhất là các quốc gia phát triển. Tại Việt Nam, ước tính trữ lượng đất hiếm đạt khoảng 22 triệu tấn (chiếm hơn 18% trữ lượng đất hiếm thế giới).

Mặc dù tại Việt Nam có khối lượng đất hiếm đứng thứ 2 thế giới, song đến nay Việt Nam chưa có nhà máy chế biến từ tinh quặng đất hiếm thành sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Theo lãnh đạo Viện Khoa học Vật liệu (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), nguyên nhân là do các doanh nghiệp được cấp mỏ chưa làm chủ được công nghệ chế biến ra sản phẩm đạt yêu cầu như đất hiếm tổng hợp có hàm lượng tối thiểu 95%, đồng thời chưa có công nghệ tách chiết ra các sản phẩm đất hiếm riêng rẽ.

Viện Khoa học Vật liệu thông tin thêm, công nghệ phân chia riêng rẽ oxit đất hiếm và làm sạch đến độ sạch cao, mặc dù đã có nghiên cứu từ rất sớm nhưng phần lớn mới triển khai trong phòng thí nghiệm, chưa có công nghệ nào áp dụng vào thực tế. Việc chuyển giao công nghệ từ các nước có công nghệ chế biến sâu đất hiếm cũng gặp khó do đòi hỏi trình độ cao, các nước giữ bí mật, hạn chế chuyển giao.

Việt Nam cần nghiên cứu, phát triển những công nghệ hiện đại nhất để phục vụ và làm chủ công nghệ chế biến sâu đất hiếm. (Ảnh minh hoạ).

Dẫn với đất hiếm Lai Châu, Viện Khoa học Vật liệu cho biết các công trình nghiên cứu đến nay đều dừng lại ở quy mô phòng thí nghiệm, vấn đề về thuốc tuyển chưa giải quyết được nên chất lượng tuyển không cao, chất lượng quặng tinh đất hiếm cuối cùng không được như mong muốn. Hay như quặng đất hiếm mỏ Đông Pao có thành phần vật chất phức tạp, quặng bị phong hóa mạnh, tỉ lệ cấp hạt mịn trong quặng lớn. Mỗi thân quặng của mỏ có đặc trưng riêng về cấu trúc và thành phần vật chất, do đó công nghệ tuyển làm giàu đòi hỏi phải có nghiên cứu kỹ. 

Bên cạnh đó quá trình chế biến quặng đất hiếm lý tưởng nhất là đạt đến sản phẩm có gia trị gia tăng cao, song tùy thuộc vào trình độ công nghệ, khả năng đầu tư và có thể thực hiện theo từng giai đoạn. Hiện một số đơn vị trong và ngoài nhà nước đã nghiên cứu thành công chế biến sâu ở quy mô phòng thí nghiệm. Để triển khai thực tế đòi hỏi yêu cầu gắt gao từ yếu tố công nghệ, an toàn môi trường và mức cạnh tranh phát triển kinh tế. Để gỡ nút thắt, cần khảo sát đánh giá trữ lượng và giá trị của các thành phần nguyên tố đất hiếm trong các mỏ đã cấp phép, trong đó ưu tiên ứng dụng công nghệ.

Cụ thể, Việt Nam cần xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ bằng cách hình thành các trung tâm nghiên cứu mạnh về đất hiếm, tập hợp đội ngũ nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, đầu tư hạ tầng, trang thiết bị, nghiên cứu công nghệ khai thác, chế biến sâu đất hiếm và xử lý môi trường.

Viện Khoa học Vật liệu cũng đề xuất hình thành các nhiệm vụ theo hướng nghiên cứu phát triển được công nghệ chế biến có khả năng áp dụng, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên này. Bên cạnh đó xây dựng chương trình khoa học công nghệ trọng điểm ưu tiên hướng chế biến và ứng dụng đất hiếm trong các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ cao, công nghệ lõi. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tham gia nghiên cứu phát triển công nghệ chế biến sâu đất hiếm, phân chia riêng các oxit đất hiếm độ sạch cao, công nghệ chế tạo nam châm đất hiếm cho ngành công nghiệp ôtô điện, điện gió để sớm đưa vào thực tế sản xuất trong vòng 10 năm tới. 

Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng kiến nghị cơ chế, chính sách riêng để phát triển công nghiệp đất hiếm phù hợp với tiềm năng, trong đó gắn nghiên cứu, phát triển công nghệ và triển khai sản xuất, chế biến sâu. Việt Nam cũng cần tạo cơ chế thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào khai thác, chế biến sâu đất hiếm kèm theo điều khoản về chuyển giao công nghệ.

Để có thể khai thác có hiệu quả, hợp lý nguồn tài nguyên đất hiếm Việt Nam phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội; an ninh quốc phòng; đồng thời đảm bảo khai thác, tận thu triệt để các khoáng sản đi kèm, Viện KHoa học vật liệu đề xuất tiếp tục điều tra, khảo sát đánh giá trữ lượng, giá trị của các thành phần nguyên tố đất hiếm trong các mỏ đất hiếm đã cấp phép của Việt Nam. Trong đó ưu tiên ứng dụng các thành tựu của cách mạng 4.0 nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác điều tra, thăm dò, khảo sát để có định hướng khai thác, chế biến và ứng dụng hiệu quả đất hiếm tại Việt Nam.

 

 

Thành Phong

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline