Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 06/07/2025 03:07

Tin nóng

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Chủ nhật, 06/07/2025

Bình Phước: Nghiên cứu bảo tồn, phát triển nguồn gen các loài trà my

Thứ sáu, 13/06/2025 09:06

TMO - Đến nay, Vườn Quốc gia Bù Gia Mập (tỉnh Bình Phước) đã phát hiện, công bố 3 loài trà my gồm: Trà hoa vàng, trà hoa đỏ và trà hòa. Các loài này phân bố trong vùng lõi của Vườn Quốc gia với số lượng ít nhưng có giá trị lớn về mặt dược liệu, nghiên cứu khoa học. 

Trước đó, tháng 2/2024, Vườn Quốc gia (VQG) Bù Gia Mập phối hợp với các nhà khoa học trong nước và nhà khoa học đến từ Viện Thực vật học Côn Minh - Vân Nam, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, công bố thế giới một loài trà my mới cho khoa học.

Loài trà my Camellia hoaana H. T. Khuong & S. X. Yang, sp. nov là loài trà hoa trắng thuộc chi trà (Camellia) - họ chè (Theaceae) - bộ chè (Theales), được ghi nhận lần đầu tiên tại phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (vùng lõi) của VQG Bù Gia Mập. Cây mọc rải rác dưới tán rừng thường xanh giàu và một số cây được ghi nhận dưới tán rừng hỗn giao gỗ - lồ ô.

Loài này có tên Việt Nam là trà hòa và tên loài được đặt theo tên TS.Vương Đức Hòa (Giám đốc VQG Bù Gia Mập) nhằm vinh danh người đã phát hiện cây và thu mẫu nghiên cứu cũng như nhằm tôn vinh những đóng góp của TS.Vương Đức Hòa trong hoạt động nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên rừng tại VQG Bù Gia Mập nói riêng và tỉnh Bình Phước nói chung. 

Việc phát hiện và công bố loài trà hòa tại VQG Bù Gia Mập có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen thực vật rừng quý hiếm và các hoạt động nghiên cứu khoa học ứng dụng phát triển sinh vật rừng tại khu vực này.

VQG Bù Gia Mập đã phát hiện, công bố 3 loài hoa trà my mới, gồm: trà hoa vàng, trà hoa đỏ và trà hòa (Ảnh minh họa). 

Trà hòa lần đầu tiên được ghi nhận vào tháng 10/2019, ở độ cao 467m (so với mực nước biển) dưới tán rừng thường xanh giàu, thuộc tiểu khu 14, VQG Bù Gia Mập. Từ đó nhóm nghiên cứu thực hiện theo dõi sinh trưởng, phát triển của cây và thu mẫu cành lá, mẫu hoa, mẫu quả…để giải phẫu và phân tích mô tả đặc điểm của loài. Đến tháng 5/2023 hoàn thành mô tả đặc điểm sinh học của loài. Sau đó so sánh với mẫu chuẩn của các loài trà my tương tự, thì thấy có khác biệt rõ rệt và tách ra thành một loài mới riêng biệt. 

Đến nay, VQG Bù Gia Mập đã phát hiện, công bố 3 loài hoa trà my mới, gồm: trà hoa vàng, trà hoa đỏ và trà hòa. Các loài này phân bố trong vùng lõi của VQG Bù Gia Mập với số lượng ít nhưng có giá trị lớn về mặt dược liệu, nghiên cứu khoa học.

Thời gian qua, công tác bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học ứng dụng sinh vật rừng, phát triển và bảo tồn nguồn gen sinh vật rừng quý hiếm tại VQG được đẩy mạnh triển khai. Năm 2023, UBND tỉnh phê duyệt đề tài nghiên cứu bảo tồn nguồn gen các loài trà my tại VQG Bù Gia Mập. Đây là cơ hội để VQG nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, cũng như nâng cao hiệu quả bảo tồn và phát triển nguồn gen sinh vật quý hiếm trong khu vực.

Các loài trà my đều có công dụng rất tốt, được các nhà khoa học chứng minh và người dân sử dụng trong cuộc sống. Đặc biệt, loài trà hoa vàng được các nhà khoa học nghiên cứu và công nhận có các dược chất chống ung thư lên đến hơn 30%. Đó là nghiên cứu rất quan trọng để phát triển, nhân rộng các loài trà my trong VQG Bù Gia Mập thời gian tới. Các nhà khoa học đã đánh giá 3 loài trà my được phát hiện ở VQG Bù Gia Mập mang giá trị dược liệu cao, có thể dùng làm nước uống giải khát, làm dầu ăn từ hạt và làm thuốc trị bệnh. Ngoài ra còn có một số thành phần quan trọng khác được sử dụng trong công nghiệp dược phẩm và y học...

Sau hơn 10 năm nghiên cứu về bảo tồn nguồn gen quý hiếm này với nhiều phương pháp khác nhau, đến nay VQG Bù Gia Mập đã tìm được phương pháp nhân giống thành công và hiệu quả đối với các loài hoa trà my. Để bảo tồn các loài trà my, VQG Bù Gia Mập phát triển và đã tìm ra phương pháp nhân giống bằng giâm hom và sản xuất đại trà. Từ đó sẽ không còn phụ thuộc vào nguồn trà my mọc tự nhiên trong rừng.../.

 

 

Lê Hiệp

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline