Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 12/07/2025 11:07

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Thứ bảy, 12/07/2025

Nghiên cứu, lai tạo thành công giống thanh long siêu ngọt

Thứ năm, 19/06/2025 06:06

TMO - Các nhà khoa học Viện Giống và Công nghệ Nông nghiệp LAVI (TP. HCM)  vừa nghiên cứu, lai tạo thành công giống thanh long siêu ngọt với hàm lượng đường cao vượt trội và thời gian bảo quản lâu hơn so với giống truyền thống. Giống mới không chỉ đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước mà còn mở ra hướng đi mới cho ngành sản xuất thanh long theo hướng nâng cao giá trị.

Giống thanh long siêu ngọt mới được lai tạo không chỉ có ưu điểm vượt trội về chất lượng quả mà còn thích nghi tốt với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu tại TP.HCM. Nhờ khả năng sinh trưởng khỏe, chịu hạn tốt và ít sâu bệnh, giống thanh long này phù hợp với xu hướng phát triển nông nghiệp đô thị theo hướng hiệu quả, bền vững.

Việc đưa giống mới vào canh tác tại các vùng ven của TP.HCM… sẽ góp phần nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm và thu nhập cho nông dân, đồng thời tạo nguồn cung trái cây chất lượng cho thị trường. Nhất là trong bối cảnh TPHCM đang thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại các huyện ngoại thành như Củ Chi, Cần Giờ và Bình Chánh, việc thiếu hụt nguồn giống thanh long chất lượng đã trở thành một thách thức lớn.

Trước thực tế trên, Viện Giống và Công nghệ Nông nghiệp LAVI (TPHCM) đã triển khai đề tài nghiên cứu, tuyển chọn và công nhận hai dòng thanh long ruột đỏ ưu tú - TL01 và TL03, nhằm xây dựng nguồn giống chuẩn phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững.

Viện Giống và Công nghệ Nông nghiệp LAVI đã thực hiện đề tài “Thu thập, bảo tồn và tuyển chọn dòng thanh long ưu tú trên địa bàn TPHCM và một số tỉnh lân cận”. Nhóm nghiên cứu đã khảo sát tại 180 vườn thanh long ở TPHCM (Củ Chi, Cần Giờ, Bình Chánh, Nhà Bè) và các tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, qua đó thu thập được 60 mẫu giống khác biệt về hình thái như trọng lượng trái, độ ngọt (độ Brix), màu sắc vỏ và thịt quả, độ chắc thịt... Các mẫu giống được phân tích đa dạng di truyền, mô tả đặc điểm hình thái, theo dõi sinh trưởng và sàng lọc bằng kỹ thuật sinh học phân tử PCR. Kết quả, 29 dòng triển vọng được giữ lại để trồng bảo tồn tại hai khu vực: vườn cây mẹ và vườn thực nghiệm rộng 2.000 m² tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, TPHCM.

Sau 36 tháng theo dõi, các cây bắt đầu ra hoa, chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 7, với hai đợt ra hoa liên tiếp. Tỷ lệ đậu quả đạt 100%. Kiến đen và ruồi vàng xuất hiện phổ biến, trong khi các loài sâu hại khác như bọ ngâu, rầy mềm, rệp sáp... chỉ xuất hiện nhẹ trên một số dòng. Năng suất đạt từ 2,17 - 4,95 kg/cây/năm; trọng lượng quả trung bình 513 - 619 g/quả; độ Brix 13,45 - 16,23%.

Trong đó, hai dòng thanh long ruột đỏ là TL01 và TL03 được tuyển chọn là ưu tú, đạt tiêu chuẩn cây đầu dòng về sinh trưởng, năng suất và chất lượng. Cụ thể dòng TL01có nguồn gốc tại xã Bảo Hòa, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai. Dòng này cho năng suất trung bình 29,67 kg/cây/năm (cao hơn 13,78% so với trung bình của các giống thanh long); quả nặng trung bình 483,8 g; độ Brix 16,15%; không nhớt, vỏ dễ tách khỏi thịt; tỷ lệ sâu bệnh hại <10% - phù hợp cho thị trường quả tươi xuất khẩu.

Nghiên cứu thành công giống thanh long siêu ngọt mở ra nhiều cơ hội mới cho ngành nông nghiệp TP.HCM. (Ảnh minh hoạ). 

Còn dòng TL03 có nguồn gốc tại xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu. Dòng này cho năng suất trung bình 29,37 kg/cây/năm (cao hơn 12,64% so với các giống thanh long), quả trung bình 484,2 g; độ Brix 16,17%, không nhớt - phù hợp làm nguyên liệu chế biến nước ép. Tháng 12/2024, Sở NN&PTNT TPHCM đã công nhận hai dòng này là cây đầu dòng. Ngoài việc tuyển chọn giống, nhóm nghiên cứu còn xây dựng quy trình nhân giống bằng nuôi cấy mô và giâm hom.

Trong đó, phương pháp nuôi cấy mô có hệ số nhân giống cao gấp 100 lần so với giâm hom truyền thống. Phương pháp này không chỉ giúp tăng số lượng cây giống trong thời gian ngắn mà còn đảm bảo cây giống sạch bệnh, đồng đều về chất lượng, đáp ứng nhu cầu sản xuất quy mô lớn. Việc công nhận hai dòng thanh long TL01 và TL03 là cây đầu dòng không chỉ giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn giống chất lượng tại TPHCM mà còn mở ra cơ hội phát triển vùng trồng thanh long bền vững, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và chế biến.

Được biết, TPHCM hiện còn khoảng 88.000 ha đất nông nghiệp, phần lớn tập trung ở các huyện ngoại thành như Củ Chi, Cần Giờ và Bình Chánh. Tuy nhiên, nhiều diện tích đất lúa tại các khu vực này có hiệu quả kinh tế thấp, không đáp ứng được nhu cầu phát triển đô thị và công nghiệp. Do đó, chính quyền thành phố đã chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa dưới 500 ha mà không cần trình Thủ tướng Chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn, trong đó có cây thanh long.

Mặc dù vậy, việc phát triển cây thanh long tại TPHCM đang gặp khó khăn do thiếu nguồn giống chất lượng. Hiện nay, giống thanh long chủ yếu được người dân trao đổi từ các địa phương lân cận, chưa có cây đầu dòng được công nhận để nhân giống và cung cấp chính quy theo pháp lệnh về giống cây trồng. Do đó,

Việc nghiên cứu, lai tạo thành công giống thanh long siêu ngọt là bước tiến quan trọng trong việc xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và thích ứng với biến đổi khí hậu tại các huyện ngoại thành TPHCM. Việc đưa giống thanh long siêu ngọt vào trồng tại TP.HCM là bước đi phù hợp trong chiến lược phát triển nông nghiệp đô thị chất lượng cao.

Với khả năng thích nghi tốt, năng suất ổn định và chất lượng vượt trội, giống mới không chỉ giúp nâng cao hiệu quả sản xuất mà còn mở ra cơ hội phát triển vùng chuyên canh trái cây đặc sản tại các huyện ven đô. Đây cũng là cơ sở để TP.HCM xây dựng chuỗi giá trị nông sản bền vững, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đồng thời nâng cao thu nhập cho nông dân địa phương.

 

 

Vũ Tuấn

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline