Hotline: 0941068156

Thứ hai, 02/12/2024 21:12

Tin nóng

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Thứ hai, 02/12/2024

Quần thể voi châu Á ở Việt Nam chỉ còn dưới 200 cá thể

Thứ tư, 27/11/2024 11:11

TMO - Với vai trò là loài chỉ thị quan trọng trong hệ sinh thái rừng, sự tồn tại của voi là điều kiện thiết yếu để bảo vệ đa dạng sinh học và các loài khác cùng tồn tại. Do đó, trong các năm từ 1996, 2006, 2012, 2013 và 2022, Việt Nam đã ban hành chương trình hành động cấp Bộ và 3 kế hoạch, đề án cấp Chính phủ để bảo tồn voi do tầm quan trọng của loài này.

Báo cáo của Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ số lượng 2.000 cá thể voi được phát hiện vào những năm 80 của thế kỷ trước, quần thể voi châu Á tại Việt Nam đã suy giảm xuống mức báo động dưới 200 cá thể voi hoang dã. Với vai trò là loài chỉ thị quan trọng trong hệ sinh thái rừng, sự tồn tại của voi là điều kiện thiết yếu để bảo vệ đa dạng sinh học và các loài khác cùng tồn tại. Trong các năm từ 1996, 2006, 2012, 2013 và 2022, Việt Nam đã ban hành một chương trình hành động cấp Bộ và 3 kế hoạch, đề án cấp Chính phủ để bảo tồn voi do tầm quan trọng của loài này.

Tương ứng với từng giai đoạn, công tác bảo tồn voi đã có những kết quả đáng khích lệ. Đặc biệt vào năm 2019, Chương trình thí điểm bảo tồn voi theo hướng chung sống hài hòa được tiến hành tiên phong tại tỉnh Đồng Nai, với 3 sáng kiến "Giám sát voi bằng bẫy ảnh"; "Giám sát xung đột voi người" nhằm cải thiện việc quản lý hiện tại hướng tới chung sống hài hòa và "Quản lý vùng sống và sinh cảnh của voi".

(Ảnh minh họa)

Phương pháp tiếp cận khoa học của những sáng kiến này giúp định dạng chính xác 27 cá thể, với cấu trúc đàn rõ ràng, cho phép hiểu hơn về xu hướng di chuyển của đàn và mức độ, tần suất hay nguyên nhân của xung đột voi người,…

Những kết quả rõ ràng này được các chuyên gia trong và ngoài nước khi tham gia hội thảo quốc tế tổ chức vào tháng 8/2023 ghi nhận và đánh giá cao tính phù hợp của các phương pháp này với các quần thể voi nhỏ, phân mảnh và có nguy cơ cao như ở Việt Nam. Việc xác định phương pháp phù hợp và xây dựng kế hoạch hành động dựa trên các kết quả khoa học đánh dấu một bước tiến quan trọng trong nỗ lực bảo tồn loài thú quý hiếm này tại Việt Nam. 

Dưới góc nhìn chuyên gia đối với công tác bảo tồn voi, nhiều chuyên gia cho rằng, trước hết nên ưu tiên bảo vệ voi hoang dã, vốn đang trong tình trạng cực kỳ nguy cấp. Muốn thực hiện hiệu quả, trước hết cần tăng cường công tác giám sát. Hiện nay, Việt Nam chỉ còn 5 quần thể voi tự nhiên nên việc giám sát và bảo vệ không quá khó.

Đối với các khu vực còn một vài cá thể cuối cùng thì biện pháp di chuyển về các khu vực có điều kiện sống tốt hơn, và có cơ hội nhập đàn cũng cần phải ưu tiên. Việc này cần chuẩn bị kỹ về kỹ thuật, nhưng cũng cần thực hiện sớm để tăng cơ hội sống sót, tăng khả năng phục hồi trước khi voi bị chết vì bệnh tật hoặc từ nguy cơ xung đột với con người.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, cũng cần đưa ra chính sách đền bù và hỗ trợ rõ ràng cho các vùng nơi có xung đột voi-người. Khi cộng đồng được đền bù, hỗ trợ nhanh chóng và thỏa đáng sau xung đột với voi, nguy cơ voi bị giết với mục đích “trả thù” cũng sẽ giảm đi rất nhiều. Giải quyết được các vấn đề trên, thì khả năng bảo vệ và hướng tới việc phục hồi được quần thể voi ở Việt Nam là rất cao.

Được biết, mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố Kế hoạch Hành động bảo tồn voi tại Việt Nam đến năm 2035, tầm nhìn 2050. Kế hoạch này được xem là giải pháp quan trọng trong bảo vệ voi, lồng ghép các sáng kiến thí điểm, tăng cường sự tham gia của cộng đồng và phát triển chính sách nhằm đảm bảo sự sống còn và phát triển bền vững của loài voi tại Việt Nam trong những thập kỷ tới.

 

 

LÝ LAN

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline