Hotline: 0941068156
Thứ bảy, 12/07/2025 12:07
Thứ sáu, 11/07/2025 18:07
TMO – Sở Nông nghiệp và Môi trường có nhiệm vụ quản lý, giám sát hoạt động tiếp cận nguồn gen và tri thức truyền thống gắn với nguồn gen theo quy định của pháp luật; kiểm soát các loài sinh vật ngoại lai xâm hại, sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen; tổ chức thực hiện việc chi trả dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học cấp tỉnh.
Theo Thông tư 19/2025 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Môi trường có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về đa dạng sinh học, bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước trên địa bàn; điều tra, thống kê, kiểm kê, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học, xác lập chế độ phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên theo quy định; tổ chức điều tra để lập Danh mục loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn; tổ chức kiểm tra, đánh giá khả năng xâm nhập của loài ngoại lai từ bên ngoài để có biện pháp phòng ngừa, kiểm soát; điều tra, xác định khu vực phân bố, lập kế hoạch cô lập và diệt trừ loài thuộc Danh mục loài ngoại lai xâm hại tại địa phương; công khai Danh mục loài ngoại lai xâm hại, thông tin về khu vực phân bố, mức độ xâm hại của loài ngoại lai xâm hại theo quy định;
Trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia có toàn bộ diện tích thuộc địa bàn; quyết định thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia có toàn bộ diện tích thuộc địa bàn; công nhận di sản thiên nhiên cấp quốc gia có toàn bộ diện tích thuộc địa bàn; quy chế phối hợp quản lý vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn trên địa bàn;
(Ảnh minh họa)
Tổ chức điều tra, đánh giá, lập danh mục, dự án thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên cấp tỉnh, hành lang đa dạng sinh học, khu vực đa dạng sinh học cao, vùng đất ngập nước quan trọng, cảnh quan sinh thái quan trọng, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học theo quy hoạch đã được phê duyệt và theo quy định của pháp luật; bảo tồn loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, bảo tồn nguồn gen các loài bản địa, loài có giá trị tại địa phương; quản lý, giám sát hoạt động tiếp cận nguồn gen và tri thức truyền thống gắn với nguồn gen theo quy định của pháp luật;
Kiểm soát các loài sinh vật ngoại lai xâm hại, sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen; tổ chức thực hiện việc chi trả dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học cấp tỉnh; quy chế phối hợp quản lý vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn trên địa bàn; lập hồ sơ đề cử công nhận và thực hiện chế độ quản lý các danh hiệu quốc tế về bảo tồn (khu Ramsar, vườn di sản của ASEAN, khu Dự trữ sinh quyển thế giới); tổ chức kiểm kê, quan trắc, lập báo cáo đa dạng sinh học, xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học;
Tổ chức điều tra, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn và lập dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia có toàn bộ diện tích thuộc địa bàn quản lý; lấy ý kiến cộng đồng dân cư sinh sống hợp pháp trong khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn hoặc tiếp giáp với khu bảo tồn; điều tra, đánh giá khu vực dự kiến xác lập di sản thiên nhiên khác; xây dựng dự án xác lập di sản thiên nhiên, tổ chức lấy ý kiến và tham vấn cộng đồng, hoàn thiện hồ sơ dự án xác lập di sản thiên nhiên;
Điều tra, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học, môi trường, kinh tế, văn hóa và xã hội vùng đất ngập nước dự kiến thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia; lập dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia; lấy ý kiến của cộng đồng dân cư sinh sống hợp pháp trong hoặc tiếp giáp với vùng đất ngập nước nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia; lập hồ sơ đề nghị thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia.
HẢI YẾN
Bình luận