Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 12/07/2025 11:07

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Thứ bảy, 12/07/2025

Hồi sinh các dòng ‘sông chết’: Cần ứng dụng công nghệ số và quan trắc thông minh

Thứ sáu, 11/07/2025 11:07

TMO – Việc hồi sinh các dòng ‘sông chết’ nói riêng và kiểm soát, ngăn chặn ô nhiễm tại các dòng sông nói chung không chỉ nên dựa vào giải pháp tập trung, mà cần phối hợp với các giải pháp phân tán. Đơn cử, có thể lắp các trạm bơm nhỏ dọc sông để bổ cập nước ngay tại chỗ. Đây được xem là cách làm nhanh, tiết kiệm và linh hoạt hơn so với bơm nước từ cuối nguồn.

Việt Nam hiện có khoảng 3.450 con sông, phân bố trên 3 lưu vực sông lớn và các khu vực sông ven biển. Dưới áp lực của quá trình phát triển kinh tế-xã hội, nhiều dòng sông ở nước ta đang bị ô nhiễm ở các mức độ khác nhau, đặc biệt là tại khu vực trung và hạ lưu - nơi có mật độ dân cư đông và nhiều hoạt động sản xuất, đô thị.

Tình trạng ô nhiễm xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: Nước thải sinh hoạt đô thị lên tới hơn 9 triệu m3/ngày nhưng mới xử lý được khoảng 17%; nước thải từ các khu công nghiệp, làng nghề vẫn còn nhiều cơ sở sản xuất nhỏ xử lý phân tán, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm cao; việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi thiếu kiểm soát gây tồn dư hóa chất ra môi trường nước; ý thức người dân còn hạn chế khi đổ chất thải rắn bừa bãi vào hệ thống sông, hồ. Cùng với đó là tác động của biến đổi khí hậu như mùa khô kéo dài, mưa lớn gây ngập úng khiến ô nhiễm tích tụ và gia tăng.

Hà Nội là một trong những địa phương có nhiều sông đang trong tình trạng ô nhiễm, để giải quyết vấn đề này, ngày 21/6 vừa qua, Hà Nội ban hành Kế hoạch triển khai các giải pháp cấp bách tăng cường công tác kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường nước tại sông Nhuệ, Đáy, sông Ngũ Huyện Khê, sông Cầu Bây và hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải trên địa bàn thành phố Hà Nội.

(Ảnh minh họa)

Mục tiêu của kế hoạch là nâng cao hiệu quả kiểm soát, xử lý ô nhiễm nước tại các lưu vực sông nêu trên. Bên cạnh đó, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị có liên quan trong bảo vệ môi trường, khai thác, sử dụng và quản lý sông và tích hợp các kế hoạch, chương trình hành động đã được ban hành trước đây còn hiệu lực tại thời điểm hiện tại có liên quan đến các lưu vực sông.

Kế hoạch nêu 5 nhóm giải pháp để tăng cường hiệu quả công tác kiểm soát, xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường nước. Theo đó, Hà Nội sẽ đầu tư hạ tầng kỹ thuật môi trường,, đầu tư công trình thu gom - xử lý nước thải đô thị, làng nghề; huy động mọi nguồn lực và xây dựng hệ thống quan trắc tự động đối với các nguồn nước thải có lưu lượng xả thải lớn;

Quản lý, kiểm soát nguồn thải xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) quản lý các nguồn thải ra các lưu vực sông; xây dựng và tổ chức triển khai quản lý, kiểm soát, giám sát đối với từng nguồn thải. Kiên quyết không cấp phép đầu tư, cấp giấy phép môi trường, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án, cơ sở không đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Về quản lý chất lượng nước mặt, đánh giá diễn biến chất lượng nước; rà soát mạng lưới các điểm quan trắc, bổ sung các điểm, trạm quan trắc bao gồm cả tự động, liên tục tại vị trí đặc biệt ô nhiễm; Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về môi trường xử lý nghiêm vi phạm xả thải. Đình chỉ hoạt động hoặc nâng cấp hệ thống xử lý nước thải nếu không đạt chuẩn.

Bên cạnh đó, Hà Nội cũng yêu cầu thực hiện 14 nhiệm vụ cụ thể, trong đó tập trung các hoạt động nổi bật như: hoàn thiện danh mục nguồn thải có tác động đến chất lượng nước tại các lưu vực sông. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở có hoạt động xả nước thải; quan trắc, đánh giá diễn biến chất lượng nước các lưu vực sông. Ngoài ra, Hà Nội yêu cầu xem xét tạm thời không cấp phép đầu tư mới hoặc cho phép mở rộng quy mô sản xuất đối với các cơ sở có nguồn thải vào sông Ngũ Huyện Khê...

Theo các chuyên gia, việc Hà Nội chủ động xây dựng, triển khai các giải pháp kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường tại các dòng sông đã thể hiện quyết tâm đáng ghi nhận khi thực hiện nhiều biện pháp “đúng và trúng” để cải thiện chất lượng sông, hồ. Các chuyên nêu dẫn chứng quốc tế để nhấn mạnh vai trò tiên quyết của quyết tâm chính trị. Đơn cử, Trung Quốc đã chi hàng trăm tỷ USD để cứu sông Dương Tử, Israel làm sạch sông Jordan hay Hungary phục hồi hồ Balaton… “Những thành công ấy không tự nhiên mà có. Trước hết phải là sự quyết tâm của chính quyền, hiện thực hóa bằng việc giải quyết cụ thể từng vấn đề”.

Kinh nghiệm nổi bật mà chuyên gia nhấn mạnh là cách phân vùng quản lý. Ở Trung Quốc, lưu vực sông Dương Tử được chia thành các lưu vực và tiểu lưu vực riêng biệt để đánh giá, kiểm soát và xử lý. Chúng ta cũng nên tham khảo cách tiếp cận này, chia nhỏ từng khu vực liên quan đến từng con sông, nắm rõ mức độ ô nhiễm để thiết kế phương án xử lý phù hợp. Các chuyên gia cũng lưu ý, không thể chỉ dựa vào giải pháp tập trung, mà cần phối hợp với các giải pháp phân tán. Đơn cử, Hà Nội có thể lắp các trạm bơm nhỏ dọc sông để bổ cập nước ngay tại chỗ - một cách làm nhanh, tiết kiệm và linh hoạt hơn so với chỉ chờ bơm nước từ cuối nguồn.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng nhấn mạnh về ứng dụng công nghệ số và quan trắc thông minh. Nhiều nước đã triển khai hệ thống cảm biến giá rẻ dọc sông để quan trắc chất lượng nước theo thời gian thực, công khai ngay trên mạng cho chính quyền và người dân giám sát. “Trách nhiệm bảo vệ sông không thể chỉ dồn cho một bộ ngành nào. Phải gắn liền trách nhiệm đến từng địa phương, từng xã phường”, ông nói.

Theo các chuyên gia, Hà Nội đã triển khai chính quyền 2 cấp, do đó phải tăng cường trách nhiệm của cấp xã, cấp phường. Với mô hình chính quyền hai cấp hiện nay, chuyên gia đề xuất Hà Nội cần tăng cường phân cấp rõ ràng và trách nhiệm kiểm soát nguồn thải ở từng xã, phường. Các nước khác đã làm tốt bằng việc xây dựng hệ thống quản lý trên nền tảng GIS, xác định cụ thể ai quản lý đoạn sông nào, ai chịu trách nhiệm khi phát sinh ô nhiễm. “Dùng bao nhiêu, thải bao nhiêu, phát ngay trực tiếp lên hệ thống. Như thế mới kiểm soát được nguồn thải, điều tiết kịp thời. Đây là điều mà chúng ta phải học tập”, chuyên gia nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia, cần thẳng thắn nhìn nhận vấn đề kinh phí, nếu không có nguồn lực xứng đáng thì không thể kỳ vọng kết quả. Muốn sông sạch, chúng ta phải có ngân sách đủ mạnh để đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải, công trình bổ cập nước, quan trắc thông minh.

Các chuyên gia đánh giá cao về nỗ lực của Hà Nội trong những bước đi gần đây, đặc biệt là với sông Tô Lịch nơi đã có chuyển biến rõ rệt, công tác quản lý được giao trách nhiệm đến tận phường, xã. Hy vọng Hà Nội sẽ tiếp tục giữ được tinh thần quyết liệt, đồng thời không ngừng đổi mới tư duy, áp dụng công nghệ số để quản lý tốt hơn. Mỗi dòng sông có đặc điểm riêng, không thể áp dụng chung một công thức. Để có giải pháp riêng hiệu quả, chúng ta cần dữ liệu đủ chi tiết, quan trắc số hóa, và một hệ thống quản lý minh bạch đến tận tiểu lưu vực.

Trước đó, ngày 24/1/2025 Chính phủ ban hành Chỉ thị về các giải pháp cấp bách tăng cường công tác kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường nước một số lưu vực sông. Chỉ thị đã giao cho các Bộ, ngành, địa phương nhiệm vụ cụ thể, cấp bách để giải quyết vấn đề ô nhiễm các hệ thống sông.

 

 

PHẠM DUNG

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline