Hotline: 0941068156

Thứ tư, 04/12/2024 15:12

Tin nóng

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Thứ tư, 04/12/2024

Phát triển vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt tiêu chuẩn xuất khẩu

Thứ sáu, 02/08/2024 06:08

TMO - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau 2 năm triển khai Đề án  thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông-lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025, 5 vùng nguyên liệu thí điểm đã cơ bản hình thành rõ nét và phát triển cả về quy mô diện tích và chất lượng hoạt động.

Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn đoạn 2022-2025 được thực hiện với quy mô 166,8 ngàn ha cây trồng trên địa bàn 46 huyện của 13 tỉnh. Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện đề án là 2.467 tỷ đồng, trong đó, ngân sách trung ương hỗ trợ 942,4 tỷ đồng, ngân sách địa phương 409,4 tỷ đồng; vốn đối ứng của HTX, doanh nghiệp 572,2 tỷ đồng; vốn tín dụng 552,3 tỷ đồng.

Để triển khai đề án, Ban Chỉ đạo đã được thành lập với 31 thành viên. Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn cũng đã thiết lập hai Tổ công tác phụ trách theo địa bàn từng vùng, nhằm khảo sát và kiểm tra tình hình thực hiện Đề án tại 13 tỉnh. Việc thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh do Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động cụ thể tại địa phương.

Việc xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn giữ vai trò trong quan trọng thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông lâm sản. 

Đến nay, 5 vùng nguyên liệu thí điểm đã cơ bản hình thành rõ nét và phát triển cả về quy mô, diện tích cũng như chất lượng hoạt động. Về hạ tầng vùng nguyên liệu, 82/131 km đường giao thông đã hoàn thành đạt 62,5% kế hoạch. Tuy nhiên, tiến độ xây dựng các công trình khác như kênh mương, trạm bơm điện và nhà kho vẫn còn chậm. Tổng vốn đầu tư cho hạ tầng vùng nguyên liệu đã giải ngân 220 tỷ đồng trên tổng vốn 440 tỷ đồng, đạt 50%.

Diện tích vùng nguyên liệu có liên kết tiêu thụ với doanh nghiệp đạt trên 103.000 ha, chiếm hơn 62% tổng diện tích vùng nguyên liệu. Số chuỗi liên kết đã được xây dựng tăng lên 81 chuỗi, với sự tham gia của 26 doanh nghiệp thu mua, chế biến nông sản và 353 hợp tác xã tăng 83 hợp tác xã so với thời điểm ban đầu. Các công trình hạ tầng vùng nguyên liệu đã được thi công và bàn giao cho địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu từ vùng sản xuất về nhà máy. Nhiều hợp tác xã mới đã được thành lập và củng cố, cán bộ thành viên hợp tác xã được đào tạo, nâng cao năng lực. Hệ thống các tổ khuyến nông cộng đồng cũng đã được hình thành, hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn cho nông dân.

Tại Gia Lai, đề án được thực hiện với tổng kinh phí đề xuất triển khai là 490,435 tỷ đồng, trong đó, ngân sách Trung ương 140,428 tỷ đồng, ngân sách địa phương 54,368 tỷ đồng, HTX và doanh nghiệp đối ứng 250,639 tỷ đồng; vốn tín dụng 45 tỷ đồng. Quy mô đề án khoảng 5.600 ha cà phê trên địa bàn 6 huyện gồm: Đak Đoa, Chư Păh, Chư Sê, Đức Cơ, Ia Grai, Chư Prông và TP. Pleiku với 12 HTX và 1.600 hộ hưởng lợi. Đến nay, đã thực hiện được 4/5 dự án với tổng kinh phí thực hiện và giải ngân là hơn 42,3 tỷ triệu đồng.

Sau 2 năm triển khai thí điểm Đề án trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã hình thành và phát triển vùng sản xuất nguyên liệu cà phê quy mô lớn, hàng hóa tập trung, hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến. Đến nay đã có 12 hợp tác xã nông nghiệp hình thành trên vùng nguyên liệu cà phê liên kết bền vững với các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu trên địa bàn 7 huyện, thành phố.

Nhằm thực hiện Đề án hiệu quả, UBND tỉnh Gia Lai đề nghị Bộ NN&PTNT xem xét, phê duyệt vị trí đất xây dựng trung tâm logistic Gia Lai tại huyện Đak Đoa. Đồng thời, sớm có các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện và xem xét bổ sung đầu tư thêm 1,2km đường giao thông nội đồng cho HTX Sản xuất Kinh doanh Dịch vụ nông nghiệp Ia Ring; 0,2km đường giao thông nội đồng cho HTX nông nghiệp Nghĩa Hòa; bổ sung đầu tư 3.000m2 sân bê tông cho HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Đăk Rong để phục vụ phơi và chế biến cà phê chất lượng.

Thời gian tới, các địa phương tiếp tục nâng cao hiệu quả triển khai Đề án, đẩy mạnh liên kết trong phát triển các vùng nguyên liệu. 

Từ năm 2021, Bộ NN&PTNT đã có những chỉ đạo kịp thời trong xây dựng vùng nguyên liệu, bên cạnh đó chú trọng hỗ trợ sản xuất, dịch vụ và hạ tầng phục vụ sản xuất tại các vùng nguyên liệu. Hoạt động khuyến nông cũng có những thay đổi tích cực, chuyển dịch từ hỗ trợ sản xuất sang dịch vụ. Nói đến khuyến nông, những người làm nông nghiệp đều nhắc đến như một thương hiệu quốc gia.

Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT về cơ bản, Đề án đã hình thành được 5 vùng nguyên liệu đạt chuẩn tại 13 tỉnh, thành thí điểm. Đề án đảm bảo các yêu cầu quy hoạch của vùng nguyên liệu ở các địa phương. Hiện nay, khi nói đến cây cà phê, lúa hay về rừng, chúng ta đã chỉ ra được vùng nguyên liệu đạt chuẩn, đó là nét nổi bật lớn nhất mà Đề án đã làm được. Tuy nhiên, để hình thành vùng nguyên liệu đạt chuẩn, đảm bảo các yêu cầu của ngành nông nghiệp thì còn nhiều khó khăn nên rất cần các nhà đầu tư, doanh nghiệp cùng tham gia.

Theo Bộ NN&PTNT, việc phát triển vùng nguyên liệu đạt chuẩn sẽ là cơ sở để củng cố, kiện toàn tổ chức sản xuất cho ngành nông nghiệp. Trong khi các tổ khuyến nông cộng đồng ở cơ sở đang có sự bất cập thì việc hình thành vùng nguyên liệu đã vực dậy hoạt động khuyến nông một cánh hiệu quả. Mặt khác, chính việc xây dựng vùng nguyên liệu đã làm thay đổi tư duy sản xuất theo chuỗi liên kết, nâng cao giá trị sản phẩm. Vấn đề khó nhất hiện nay là chuỗi liên kết, nhưng khi tham gia vào vùng nguyên liệu, bài toán này sẽ được giải quyết. 

Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông lâm sản đạt chuẩn giai đoạn 2022-2025 có ý nghĩa quan trọng trong việc thay đổi tư duy sản xuất manh mún, nhỏ lẻ sang hình thành những vùng nguyên liệu đạt chuẩn một cách có hệ thống với các thiết chế đi kèm, sẽ giúp giảm thiểu rủi ro cho các ngành hàng mà trực tiếp là doanh nghiệp và nông dân. Do đó, Bộ NN&PTNT đề nghị các bên liên quan cần xác định được vai trò của mình để có sự chia sẻ, hỗ trợ nhau cùng thực hiện tốt đề án.

Trong đó, Ban Chỉ đạo đề án cần hoàn thiện quy trình chuẩn để nhân rộng ra những địa phương khác với những ngành hàng khác, từng bước đồng bộ việc hình thành các vùng nguyên liệu đạt chuẩn trong cả nước; định kỳ đánh giá kết quả đạt được, dự báo các rủi ro. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp với vai trò dẫn dắt thị trường cần chuyển từ tư duy sản xuất sang tư duy thị trường, có sự liên kết, hợp tác, đầu tư với HTX, nông dân.../.

 

 

Hồng Hạnh 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline