Hotline: 0941068156

Thứ hai, 07/07/2025 22:07

Tin nóng

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thứ hai, 07/07/2025

Hưng Yên phát triển lĩnh vực chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học

Thứ hai, 07/07/2025 14:07

TMO - Chăn nuôi an toàn sinh học giúp nhiều cơ sở, hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hưng Yên kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, đưa ra thị trường nguồn thực phẩm an toàn, tăng hiệu quả sản xuất. 

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang chăn nuôi trên 9,5 triệu con gia súc gia cầm; toàn tỉnh có trên 1,8 nghìn trang trại, gia trại chăn nuôi đáp ứng tiêu chí Luật Chăn nuôi. Thực hiện Đề án phát triển chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi VietGAHP bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030, những năm qua Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh cùng các địa phương đã triển khai các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ, khuyến khích nông dân và các chủ trang trại, gia trại chăn nuôi theo quy trình an toàn sinh học, quy trình VietGAHP. 

Chi cục Chăn nuôi – Thú y cho biết: Những năm qua, đơn vị đã tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn quy trình chăn nuôi an toàn sinh học cho khoảng 1 nghìn lượt người/năm; hỗ trợ các hộ chăn nuôi đủ điều kiện tham gia các chương trình, dự án phát triển chăn nuôi của tỉnh về con giống, chi phí sản xuất, thức ăn chăn nuôi, kỹ thuật sản xuất… Thông qua công tác tuyên truyền và kết quả thực tế đạt được, đến nay, 100% trang trại quy mô lớn trong tỉnh đều đã nhận thức và áp dụng quy trình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học.

Chị Nguyễn Thị Thúy ở thôn Đông Kim, xã Hoàn Long cho biết: Sau khi được tham gia các lớp tập huấn, gia đình đã xây dựng mô hình chăn nuôi lợn tách biệt với nhà ở và đầu tư khép kín cùng hệ thống máng ăn tự động, hệ thống rửa chuồng tự động, hệ thống camera theo dõi từng chuồng lợn 24/24 giờ, sử dụng chế phẩm vi sinh giúp đàn lợn tăng sức đề kháng… Đồng thời, tập trung cải thiện môi trường chăn nuôi, cải thiện chất lượng con giống đầu vào, phòng, chống dịch bệnh cho đàn lợn. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, chăn nuôi theo hướng VietGAHP giúp gia đình yên tâm duy trì và phát triển đàn. 

Các hộ chăn nuôi tại các địa phương chú trọng công tác phòng, ngừa dịch bệnh.  

Còn đối với hộ chăn nuôi gà đông tảo Nguyễn Văn Nam ở xã Hồng Quang, hệ thống chuồng trại chăn nuôi được anh Nam xây dựng khép kín, xa khu dân cư; nền chuồng được phủ bằng đệm lót sinh học làm từ trấu và men vi sinh để xử lý phân gà, hạn chế mùi hôi. Hằng ngày, hệ thống máng ăn, uống tự động được vệ sinh sạch sẽ; phun hóa chất khử trùng chuồng trại trung bình 3 lần/tháng để hạn chế dịch bệnh phát sinh...Việc áp dụng chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học cho tỉ lệ gà nuôi sống đạt trên 95%, chi phí thức ăn, kháng sinh giảm, an toàn trước dịch bệnh, mẫu mã và chất lượng sản phẩm được nâng lên… 

Đại diện Hợp tác xã chăn nuôi và kinh doanh gà Đông Tảo (xã Hoàn Long) cho biết: Từ khi hợp tác xã áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học, quy trình VietGAHP, các thành viên đã thực hiện ghi chép đầy đủ trong quá trình chăn nuôi: Từ việc nhập giống, mua thức ăn, sử dụng vắc-xin...đến khi xuất bán. Điều này giúp hạn chế dịch bệnh, giảm chi phí trong quá trình chăn nuôi. Chất lượng thịt gia cầm thương phẩm, con giống của các thành viên trong HTX có thể kiểm tra, kiểm soát được, bảo đảm an toàn thực phẩm, làm tăng giá trị sản phẩm. 

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học là hướng đi cần thiết, mang lại hiệu quả bền vững trong phát triển kinh tế. Hằng năm, Phòng Chăn nuôi phối hợp với đơn vị chuyên môn và các địa phương tổ chức tập huấn về quy trình chăn nuôi an toàn cho hàng nghìn lượt người; đồng thời khuyến khích, nhân rộng chăn nuôi theo quy trình VietGAHP đối với các loại vật nuôi chủ đạo như lợn, bò, gà. 

Chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học mang lại hiệu quả bền vững trong phát triển kinh tế. 

Nhằm khuyến khích các hợp tác xã, tổ hợp tác, người chăn nuôi mở rộng quy mô chăn nuôi an toàn sinh học theo quy trình VietGAHP, các địa phương cùng với các đơn vị chuyên môn triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong công tác phòng, chống dịch bệnh; con giống, thức ăn và tiêu thụ sản phẩm; xây dựng hầm khí sinh học, đệm lót sinh học…

Bên cạnh đó, với mục tiêu tăng tỉ trọng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư an toàn sinh học, chăn nuôi VietGAHP, các địa phương khuyến cáo các hộ chăn nuôi lưu ý một số kỹ thuật như: Thường xuyên, định kỳ tiêu độc, khử trùng dụng cụ chăn nuôi và khu vực chăn nuôi; chất thải chăn nuôi phải được thu gom và xử lý bằng các biện pháp thích hợp; chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý tốt đàn vật nuôi thông qua việc cung cấp đầy đủ thức ăn chất lượng tốt, nước uống sạch cho vật nuôi; chuồng nuôi bảo đảm đúng quy cách, mật độ nuôi hợp lý và vật nuôi được tiêm phòng định kỳ; con giống phải có nguồn gốc, kiểm định chất lượng... 

Ðể duy trì hoạt động chăn nuôi phát triển tốt, bảo đảm nguồn cung thực phẩm ra thị trường, ngay từ cuối năm 2024, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh đã ban hành kế hoạch về phòng, chống dịch bệnh gia súc gia cầm và thủy sản vụ Xuân - Hè năm 2025.

Theo số liệu tổng hợp của Chi cục Chăn nuôi - Thú y, vụ Xuân - Hè năm nay, toàn tỉnh có kế hoạch tiêm phòng cho trên 3,1 triệu con gia súc gia cầm; trong đó, trên 373 nghìn con gia súc, gần 30 nghìn con chó, mèo và trên 2,7 triệu con gia cầm các loại. Thời gian tiêm phòng diễn ra từ ngày 6/3 đến 30/6. Bên cạnh việc phân bổ số lượng vắc xin về các địa phương theo từng thời gian tiêm cụ thể, Chi cục Chăn nuôi - Thú y cấp phát gần 26 nghìn khẩu trang y tế, gần 2,6 nghìn bộ quần áo bảo hộ, 8,6 nghìn đôi găng tay y tế, 318 xi lanh tiêm vắc xin cúm gia cầm… cho lực lượng thú y cơ sở trực tiếp thực hiện tiêm phòng.../.

 

 

Lê Khánh 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline