Hotline: 0941068156

Thứ ba, 30/04/2024 06:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 30/04/2024

Nông nghiệp công nghệ cao tạo đột phá trong phát triển kinh tế

Thứ hai, 15/04/2024 14:04

TMO - Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đã giúp ngành Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng có bước chuyển biến mạnh mẽ, góp phần tạo nền tảng vững chắc, gia tăng sản lượng, năng suất và giảm sức lao động cho người nông dân.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, năm 2023 toàn ngành đạt tốc độ tăng trưởng trồng trọt 6,5%, chiếm tỷ trọng trên 84% giá trị sản xuất. Tổng diện tích cây trồng chuyển đổi, cải tạo 20.674 ha. Trong đó, 6.617 ha cải tạo tái canh cà phê; 1.500 ha điều chuyển sang trồng sầu riêng và một số loại cây ăn quả khác; thay đổi cơ cấu cây trồng trên 1.721 ha diện tích đất lúa.

Tăng cường chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong năm 2023, tổng diện tích nông nghiệp công nghệ cao theo tiêu chí mới trên địa bàn đạt 66.873 ha, chiếm 20,4% diện tích canh tác và tăng 1.565 ha so với năm 2022. Toàn tỉnh tăng thêm 21 mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, nâng tổng số 234 chuỗi với 31.092 hộ tham gia trồng trọt 52.897 ha, tổng sản lượng 589.261 tấn…

Xác định phát triển nông nghiệp công nghệ cao là khâu đột phá về kinh tế của tỉnh, Lâm Đồng đặt mục tiêu phấn đấu trở thành tỉnh đi đầu cả nước về nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh và phát triển mạnh lực lượng sản xuất trong nông nghiệp. Về trồng trọt, toàn tỉnh hiện có 65.300 ha sản xuất đáp ứng các tiêu chí nông nghiệp công nghệ cao (chiếm 21,8% diện tích canh tác toàn tỉnh); có 7 vùng nông nghiệp công nghệ cao, 13 doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao được công nhận; giá trị sản xuất bình quân đạt 430 triệu đồng/ha, chiếm trên 40% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Toàn tỉnh Lâm Đồng hiện có trên 430 ha ứng dụng công nghệ thông minh vào sản xuất, trong đó 227,3 ha rau; 187,2 ha hoa; 5,5 ha dâu tây và 10 ha chè chất lượng cao.

Tỉnh Lâm Đồng hàng năm đã huy động nguồn lực ưu tiên cho phát triển ngành hoa của tỉnh từ khâu triển khai mô hình điểm công nghệ mới, tiên tiến về giống (của các nước Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản...), công nghệ nhà kính hiện đại (của Israel, Pháp, Hà Lan); công nghệ IoT cảm biến về nhiệt độ, độ ẩm, dinh dưỡng, ánh sáng (của các nước Châu Âu, Nhật Bản). Bên cạnh đó, quy hoạch vùng ứng dụng công nghệ cao, phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; ứng dụng khoa học công nghệ để xây dựng, hoàn thiện quy trình canh tác như: công nghệ thông minh quản lý trang trại, tưới nước tiết kiệm gắn với châm phân tự động….

Toàn tỉnh đã có 92,5% diện tích sản xuất hoa đáp ứng các tiêu chí nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hiện đại hóa khẩu sản xuất như gieo ươm tự động trên giá thể, ứng dụng IoT quản lý đồng bộ, điều khiển tự động về độ ẩm, nhiệt độ, nước tưới, dinh dưỡng thông qua hệ thống cảm biến kết nối với hệ thống computer, điện thoại thông minh. Công nghệ nhà kính 2.435,5ha (50ha nhập khẩu có giá trị trên 20 tỉ đồng/ha) và 288,6ha nhà lưới; diện tích ứng dụng hệ thống tưới phun tự động, tưới nhỏ giọt kết hợp châm phân tự động đạt 2.901ha.

Lâm Đồng là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Ảnh: VB. 

Trong ngành chăn nuôi, các mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại được người dân tích cực sử dụng. Tiêu biểu như máy liên hiệp phối trộn khẩu phần thức ăn hoàn chỉnh theo phương pháp TMR; sử dụng robot đẩy thức ăn tự động tại các trang trại chăn nuôi bò sữa để hạn chế công lao động và đảm bảo thức ăn thường xuyên cho vật nuôi. Người chăn nuôi bò sữa đã dùng máy vắt sữa thay cho dùng tay, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tiết kiệm thời gian. Máy vắt sữa đã vắt được khoảng 40 con bò sữa/lần vắt.

Đồng thời gắn chip điện tử cho bò sữa để có thể theo dõi tình trạng ăn uống, nghỉ ngơi của vật nuôi, sản lượng sữa, theo dõi sức khỏe, bệnh tật, phát hiện động dục… để kịp thời điều chỉnh chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp; hệ thống mát-xa tự động, nghe nhạc kích thích tăng năng suất sữa…

Để tiếp tục phát triển, ứng dụng công nghệ cao trong ngành nông nghiệp, tỉnh Lâm Đồng xác định giải pháp ứng dụng vạn vật kết nối internet (IoT) là giải pháp cốt lõi nhất trong phát triển nông nghiệp thông minh 4.0 ở Lâm Đồng. Trên cơ sở, kinh nghiệm đã ứng dụng công nghệ IoT (internet vạn vật) các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã cung ứng  lắp đặt thiết bị cho hàng trăm hộ nông dân ứng dụng công nghệ IoT trên diện tích hơn 300 ha, với chỉ tiêu kỹ thuật công nghệ: Bộ RATA IoT-3G/4G; cảm biến vi khí hậu; chậu giám sát độ ẩm, lượng nước thoát, nước thoát cho giá thể; hạ tầng kỹ thuật tưới (van điện tử, cáp tín hiệu, các cảm biến đo mực nước); phần mềm quản lý trang trại thông minh.

Tất cả được lập trình các lệnh chăm sóc cây trồng được cài đặt trên điện thoại thông minh, vận hành đồng bộ từ hệ thống cảm biến vi khí hậu, đo độ ẩm của đất, hệ thống tưới nước nhỏ giọt, châm phân tự động được bố trí tương thích trong khu vườn. Từ đó tạo nên những vườn rau quả mang lại năng suất cao ở các huyện Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà…Ứng dụng công nghệ IoT đã mang lại kết quả tích cực cho người nông dân. Cụ thể giảm 10 - 20% lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón; giảm 30 - 50% lượng nước tưới và nhân công lao động; giúp tăng lợi nhuận 15 - 20% so với sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. 

Ngoài ra, công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại còn được các địa phương trên địa bàn tỉnh áp dụng trong quá trình sơ chế, phân loại nông sản. Các loại máy rửa, phân loại dựa trên sắc màu, kích thước của sản phẩm cũng được các doanh nghiệp, người dân ứng dụng. Tại các nhà máy có công suất lớn về chế biến trà, cà phê nhân xuất khẩu, trong đó có 4 cơ sở chè, 13 cơ sở cà phê nhân, 1 cơ sở chế biến hạt điều đều được sử dụng máy tách màu.

Để phát triển mạnh nền nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, trong năm 2024, tỉnh Lâm Đồng nhấn mạnh, sẽ đổi mới  mô hình tăng trưởng hướng đến toàn diện, bền vững và hiện đại, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh. Theo đó, phấn đấu tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu làm đất 79%, gieo trồng 13%, chăm sóc 72%, thu hoạch 12%. Các diện tích sản xuất ứng dụng công nghệ cao khoảng 71.750 ha; công nghệ thông minh 700 ha và có thêm ít nhất 2 vùng và 2 doanh nghiệp được công nhận sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Đồng thời mở rộng phạm vi, địa bàn ứng dụng các loại hình công nghệ cao, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hữu cơ, từng bước phát triển nông nghiệp tuần hoàn, rút ngắn khoảng cách về trình độ canh tác giữa các vùng. Bên cạnh đó thúc đẩy mạnh mẽ ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ số, cơ giới hoá, tự động hóa tại các vùng sản xuất chuyên canh; nâng cao mức độ ứng dụng công nghệ cao đối với các đối tượng cây dài ngày, từ đó tạo ra bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp, chuyển từ giai đoạn sản xuất nông nghiệp là chính sang kinh tế nông nghiệp dựa trên nền tảng khoa học công nghệ... 

 

 

Đức Minh

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline