Hotline: 0941068156

Thứ ba, 07/05/2024 05:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 07/05/2024

Nhập lậu gia súc, gia cầm làm suy giảm sức cạnh tranh ngành chăn nuôi

Thứ tư, 18/10/2023 07:10

TMO - Việc kiểm soát, ngăn chặn nhập lậu gia súc, gia cầm là nhiệm vụ quan trọng, bởi nó sẽ ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi, đến vấn đề an toàn dịch bệnh, vệ sinh thực phẩm và xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi.

Tình trạng nhập lậu gia súc, gia cầm qua biên giới vào nước ta trong thời gian vừa qua vẫn diễn ra phức tạp. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thị trường cung cấp giống gia súc, gia cầm và các sản phẩm liên quan ở trong nước, mà còn tiềm ẩn nguy cơ xâm nhiễm các loại dịch bệnh nguy hiểm đến các đàn gia súc, gia cầm. Thời gian gần đây, người chăn nuôi gia cầm trong nước đang tăng đàn để chuẩn bị cung ứng sản phẩm gia cầm vào dịp cuối năm, do vậy, nhu cầu về con giống tăng cao. Nắm bắt được thực tế đó, các đối tượng buôn lậu tìm mọi cách nhập lậu gia cầm giống để tiêu thụ, khiến tình trạng vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm và các sản phẩm gia cầm qua biên giới vào Việt Nam càng trở nên phổ biến. 

Số liệu thống kê của Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam (VIPA) cho thấy ước tính lượng gà sống nhập tiểu ngạch, nhập lậu qua biên giới lên tới 200.000-250.000 tấn/năm. Đáng chú ý, mỗi tháng có hàng chục nghìn tấn gà thải loại được nhập lậu qua biên giới vào nước ta. Bên cạnh đó, tình hình buôn bán, vận chuyển trái phép trâu, bò qua biên giới các tỉnh miền Trung và miền Nam vào Việt Nam diễn ra khá phổ biến, phức tạp, nhất là tại các địa bàn biên giới với Lào, Campuchia, làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm như bệnh lở mồm long móng, viêm da nổi cục... dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi trong nước, công tác phòng, chống dịch và sức khỏe người dân.

Tình hình buôn bán, vận chuyển trái phép gia súc, gia cầm qua biên giới còn diễn biến phức tạp. 

Từ đầu năm 2023 đến nay, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký 2 Công điện chỉ đạo cụ thể: Công điện số 426/CĐ-TTg ngày 18/5/2023 về ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới vào Việt Nam; và Công điện số 694/CĐ-TTg ngày 1/8/2023 về ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới vào Việt Nam. 

Theo báo cáo của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), mặc dù Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên, liên tục ban hành rất nhiều văn bản, tổ chức các đoàn công tác, các hội nghị quán triệt nhưng việc triển khai của các địa phương còn rất nhiều hạn chế, tình hình buôn bán, vận chuyển, nhập lậu gia cầm trong 9 tháng năm 2023 có chiều hướng gia tăng rất mạnh với 131 vụ được phát hiện.

Cụ thể, tỉnh Lạng Sơn phát hiện 31 vụ; với 101.800 con gia cầm giống; 4.000 gia cầm thịt; 8.532 kg/sản phẩm động vật. Tỉnh Quảng Ninh phát hiện 41 vụ; 14.795 gia cầm giống; 27.900 quả trứng giống; 16.695 kg/sản phẩm động vật. Tỉnh Cao Bằng phát hiện 59 vụ; 39.000 gia cầm giống; 347 gia súc; 16.012 quả trứng giống; 31.351 kg/sản phẩm động vật Tỉnh Long An phát hiện 5 vụ, tiêu hủy 68 con lợn, 26 con bò. Xử phạt vi phạm hành chính 4 đối tượng với số tiền là 27 triệu đồng và khởi tố 3 bị can. Tỉnh An Giang phát hiện 5 vụ; 35 con gia cầm; 97 con gia súc... 

Bộ NN&PTNT chi biết quy mô của ngành chăn nuôi Việt Nam ngày càng lớn, 9 tháng năm 2023, sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng ước đạt 90.600 tấn, tăng 0,1%; sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng ước đạt 373.400 tấn, tăng 2,4%; sản lượng sữa bò tươi 9 tháng ước đạt 892,5 triệu lít, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2022. Ước tính tổng số lợn của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 9 năm 2023 tăng khoảng 4,2%; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ước đạt 3,6 triệu tấn, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2022.

Tổng đàn và sản lượng gia cầm 9 tháng tiếp tục tăng với 552 triệu con, giết mổ 2 tỷ con; sản lượng thịt gia cầm hơi xuất ước đạt 1,73 triệu tấn, sản lượng trứng gia cầm ước đạt 14,2 tỷ quả, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2022. Ngành chăn nuôi còn tạo sinh kế, việc làm, thu nhập cho 6 triệu hộ nông dân. Do vậy, không thể để cho tình trạng nhập lậu gia súc gia cầm tái diễn. 

Kiểm soát, ngăn chặn việc nhập lậu gia súc, gia cầm được lực lượng chức năng tại các địa phương chú trọng triển khai. 

Để giải quyết tình hình trên, Cục Thú y đề nghị đề nghị Bộ Công an tăng cường chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ điều tra nắm bắt tình hình các đối tượng đầu nậu, các đường dây chuyên buôn bán, nhập lậu động vật, sản phẩm động vật qua biên giới.; Bộ Quốc phòng (Bộ đội Biên phòng) tổ chức kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật qua biên giới và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong phạm vi địa bàn quản lý.

Cục Thú ý đề nghị Bộ Tài chính chỉ đạo tổ chức kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, quá cảnh, phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật qua biên giới trong phạm vị địa bàn quản lý của hải quan. Cục Thú ý cũng có kiến nghị gửi Bộ Công Thương chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật vận chuyển trái phép.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, hệ lụy từ nhập lậu gia cầm là dịch bệnh lan tràn từ các nước khác vào Việt Nam. Công tác chống buôn lậu, nhập lậu vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh, an toàn thực phẩm và kiểm soát dịch bệnh. Do đó, hoạt động này cần được quan tâm đúng mực và đấu tranh quyết liệt. Hiện tại các nghị định, luật, thông tư, chỉ thị, công điện... về quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, buôn bán, xuất nhập khẩu gia súc, gia cầm, sản phẩm động vật... đã có đầy đủ, vấn đề quan trọng là công tác tổ chức thực hiện thế nào cho hiệu quả.

Các đơn vị, địa phương cần thực hiện nghiêm túc, quyết liệt theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Bộ NN&PTNT đề nghị lực lượng bộ đội biên phòng, hải quan, công an phối hợp chặt chẽ với Bộ NN&PTNT để xây dựng quy chế phối hợp cụ thể, không nói chung chung, hàng năm có sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm để kiểm soát, ngăn chặn hiệu quả buôn lậu gia cầm, gia súc.

Về phía các địa phương, Bộ NN&PTNT cho rằng cần phát huy hơn nữa vai trò của hệ thống thú y các cấp từ tỉnh tới thôn, bản. Xây dựng lực lượng này thành một khối thống nhất, liên kết chặt chẽ theo tinh thần làm việc bằng hết tâm trí, có trách nhiệm để bảo vệ ngành chăn nuôi, doanh nghiệp, người sản xuất trong nước. 

 

 

Minh Trí 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline