Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 20/09/2024 05:09

Tin nóng

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Thứ sáu, 20/09/2024

Liên minh châu Âu gia tăng cảnh báo đối với nông sản Việt Nam

Thứ bảy, 03/08/2024 07:08

TMO - Việc Liên minh châu Âu (EU) gia tăng số lượng cảnh báo về các biện pháp kiểm dịch động, thực vật khiến một số nông sản xuất khẩu sang thị trường này phải chịu tần suất kiểm tra biên giới nghiêm ngặt.

Thông tin từ Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (SPS Việt Nam) trong 6 tháng đầu năm, số lượng cảnh báo từ EU tăng bất thường. Việt Nam nhận 57 cảnh báo trong nửa năm, trong khi cùng kỳ năm 2023 là 31 cảnh báo, tăng hơn 80%. Việc EU tăng số lượng cảnh báo góp phần khiến tần suất kiểm tra biên giới của nông sản tăng.

Hiện tại, 4 mặt hàng nông sản phải chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt hơn gồm: thanh long, ớt, đậu bắp và sầu riêng. Theo Quy định số (EU) 2024/1662 ngày 11/6/2024 về việc tạm thời tăng cường kiểm soát chính thức và các biện pháp quản lý việc đưa một số hàng hóa nhất định từ một số nước thứ 3 vào Liên minh châu Âu, Việt Nam có các sản phẩm thanh long chịu tần suất kiểm tra biên giới 30%, ớt 50%, đậu bắp 50%, sầu riêng 10%. Nông sản thực phẩm và thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang EU có nguy cơ bị tăng tần suất kiểm tra biên giới theo quy định của EU nếu không có giải pháp kịp thời. 

Trước đó, chuyên gia cao cấp của Tổng vụ Sức khỏe và An toàn thực phẩm (DG-SANTE) của Ủy ban châu Âu cho biết, Việt Nam gia tăng mối nguy về dư lượng thuốc trừ sâu và nhiễm khuẩn vi sinh (salmonella), cũng như aflatoxins. Hạt tiêu Việt đang chịu tần suất kiểm tra 50% khi nhập khẩu vào EU. Nếu tình hình không được cải thiện, EU có thể áp dụng biện pháp ngưng nhập một số mặt hàng từ Việt Nam.

Lý giải nguyên nhân về sự tăng số lượng cảnh báo, Văn phòng SPS Việt Nam cho biết, có nguyên nhân chủ quan đến từ phía doanh nghiệp xuất khẩu chưa thực sự tuân thủ các quy định của nhà nhập khẩu vì mức giới hạn dư lượng (MRL) đối với mỗi hoạt chất của mỗi nước là khác nhau. Việc này đòi hỏi phải có sự nghiên cứu chuyên sâu và am hiểu khoa học, kỹ thuật. Trong khi đó, người sản xuất ở một số nơi còn chưa có biện pháp, kế hoạch sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh, phân bón không đúng hướng dẫn.

Trách nhiệm kiểm tra, giám sát cũng là một lý do khiến số lượng cảnh báo tăng,  tỷ lệ giám sát mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói chưa đạt. Chẳng hạn như, sầu riêng chỉ giám sát 52% vùng trồng và 47% cơ sở đóng gói. Pháp luật Việt Nam cũng chưa có quy định và chế tài đủ mạnh để xử lý các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm. Trong khi EU định kỳ 6 tháng một lần rà soát về áp dụng các biện pháp tăng cường, kiểm tra bổ sung, quản lý nhập khẩu, thì việc góp ý cho thông báo dự thảo về biện pháp kiểm dịch động, thực vật của Việt Nam còn hạn chế. Chỉ một số ít địa phương thực sự quan tâm và có những phản hồi đầy đủ, kịp thời.

Hiện tại, 4 mặt hàng nông sản của Việt Nam phải chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt hơn tại thị trường EU gồm: thanh long, ớt, đậu bắp và sầu riêng.  

Việt Nam tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các hiệp định thương mại tự do như EVFTA, RCEP… cơ bản đã tạo ra sân chơi công bằng và rộng lớn hơn trước đó với các đối tác lớn như Đông Á và các nước châu Âu. Các hiệp định thương mại tự do tạo ra thuận lợi về thuế, đặc biệt là giảm dòng thuế về 0% đối với nông sản tươi và qua chế biến, tạo cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt phù hợp doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào nông sản thực phẩm chế biến sâu,

Đến nay, Thủ tướng đã phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả thực thi Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động, thực vật (SPS) của Tổ chức Thương mại thế giới và cam kết SPS trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại tự do”. Đề án gồm 8 nhóm nhiệm vụ, 9 giải pháp và 10 hoạt động ưu tiên.

Mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản tương đương quy chuẩn quốc tế đạt 100%; 100% cán bộ quản lý an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật các cấp được bồi dưỡng, cập nhật hàng năm về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Để triển khai đề án cần có sự vào cuộc đồng bộ của vùng trồng, vùng nuôi; doanh nghiệp, cơ sở đóng gói, chế biến; hiệp hội ngành hàng; cơ quan quản lý và địa phương./

Để thực hiện hiệu quả quyết định này, các hiệp hội cần tăng cường phối hợp các cơ quan quản lý; đóng góp ý kiến đối với các quy định SPS của thị trường. Cơ quan quản lý trung ương cần đàm phán tháo gỡ khó khăn với các nước nhập khẩu về các biện pháp SPS; ký kết và nâng cấp các FTA; thúc đẩy mở cửa thị trường.

Ngoài ra, các hiệp hội và cơ quan trung ương cần kết hợp cùng cơ quan quản lý địa phương tuyên truyền, tập huấn, phổ biến các quy định về kiểm dịch động thực vật, nâng cao nhận thức cho người nông dân về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh trong thương mại nông sản.

Về phía doanh nghiệp và vùng trồng nông sản, cần tuân thủ các quy định của Việt Nam về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh; cập nhật biện pháp về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh (SPS) của thị trường nhập khẩu; tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất theo các tiêu chuẩn HACCP, ISO22000... và thực hiện truy xuất nguồn gốc rõ ràng, đáp ứng các yêu cầu của thị trường nhập khẩu.

 

 

Đức Thành 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline