Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 22/11/2024 23:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ sáu, 22/11/2024

Kon Tum chủ động ứng phó sự cố chất thải

Thứ hai, 14/10/2024 14:10

TMO - Để chủ động thực hiện các biện pháp ứng phó sự cố phát sinh do chất thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, UBND tỉnh Kon Tum yêu cầu các các sở, ngành, đơn vị, địa phương tăng cường phối hợp, triển khai đồng bộ các giải pháp. 

Trên địa bàn tỉnh Kon Tum có 41 cơ sở thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường theo quy định tại Phụ lục số II kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và 03 cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại. Trong đó: 05 cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt; 13 cơ sở chế biến mủ cao su; 8 cơ sở sản xuất tinh bột sắn; 1 cơ sở sản xuất đường từ mía; 14 cơ sở  thuộc loại hình chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô công nghiệp; 3 cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại.

Tỉnh Kon Tum xác định, sự cố chất thải có thể xảy ra đối với các nhóm chất thải sau: Chất thải rắn, chất thải lỏng và chất thải khí, trong đó: Khả năng xảy ra sự cố đối với chất thải rắn là khi các công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn bị hư hỏng, kết hợp với mưa, bão, lũ bất thường gây sạt lở, vỡ bờ, đê chắn chân các bãi chôn lấp gây trôi sạt bùn, chất thải rắn ra khu vực xung quanh.

Khả năng xảy ra sự cố đối với nước thải là khi các công trình lưu giữ, xử lý nước thải sản xuất, xử lý bùn thải bị hư hỏng, kết hợp với mưa, bão, lũ bất thường gây sạt lở, vỡ bờ, đê chắn hồ lắng xử lý nước thải gây trôi sạt bùn, nước thải ra khu vực xung quanh. Khả năng xảy ra sự cố đối với khí thải là khi các công trình xử lý khí thải không được bảo dưỡng thay thế, bị hư hỏng hoặc chủ cơ sở không vận hành dẫn đến lượng bụi, khí thải độc hại phát tán ra môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường cho phép.

Địa phương này xác định nguy cơ sự cố chất thải rắn tại các bãi chôn lấp chất thải rắn huyện Đăk Tô tại xã Tân Cảnh, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum; Bãi chôn lấp chất thải rắn huyện Kon Plông tại thôn Kon Vơng Kia, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Nguy cơ sự cố chất thải lỏng tại Nhà máy chế biến mủ cao su Thuận Lợi tại thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum; Nhà máy chế biến tinh bột sắn Ia H’Drai tại xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, Kon Tum; Nhà máy Sản xuất cồn và tinh bột sắn Đăk Tô tại Thôn 1, xã Tân Cảnh, huyện ĐăkTô, tỉnh Kon Tum; Nhà máy tinh bột sắn Tây nguyên Đăk Hà tại thôn Kon Gung, xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà; Nhà máy chế tinh bột sắn Kon Rẫy tại Thôn 11 xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum; Trang trại chăn nuôi Duyên Thịnh Phát tại xã Ia Đal, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum. 

Nguy cơ sự cố chất thải khí tại Khu vực xử lý chất thải rắn của Nhà máy xử lý chất thải rắn Đăk Hà (xử lý chủ yếu bằng phương pháp đốt) tại xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum; Nhà máy Đường Kon Tum tại Km2, xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Nhà máy sản xuất cồn và tinh bột sắn huyện Đăk Tô tại Thôn 1, xã Tân Cảnh, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum.

Tỉnh Kon Tum xác định rõ nguy cơ xảy ra các sự cố chất thải trên địa bàn để chủ động phương án ứng phó. 

Địa phương này hiện chưa có trang thiết bị chuyên dụng dùng riêng cho ứng phó sự cố chất thải, công tác ứng phó sự cố chất thải chủ yếu dựa trên các phương tiện và thiết bị có sẵn trang bị cho Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh; các thiết bị chuyên dùng của lực lượng Công an, Quân đội. Do đó, khả năng ứng phó của địa phương ở mức độ vừa và nhỏ.

Trên cơ sở xác định nguy cơ xảy ra các sự cố trên địa bàn, tỉnh Kon Tum tích cực phòng ngừa, chủ động xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các nguồn lực, các phương án hiệp đồng để sẵn sàng ứng phó khi xảy ra sự cố chất thải; Tổ chức tiếp nhận, xử lý kịp thời thông tin sự cố chất thải, ưu tiên bảo đảm thông tin cho hoạt động ứng phó, báo cáo kịp thời đến cơ quan có thẩm quyền khi vượt khả năng ứng phó; Ứng phó sự cố chất thải được thực hiện theo phương châm “bốn tại chỗ” và “ba sẵn sàng” quy định tại pháp luật phòng, chống thiên tai; phối hợp, huy động mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả hoạt động chuẩn bị và ứng phó sự cố;

Xây dựng lực lượng chuyên trách, lực lượng kiêm nhiệm, tăng cường hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; trao đổi thông tin, học tập kinh nghiệm về dự báo, cảnh báo, ứng phó, khắc phục sự cố chất thải. Đầu tư mua sắm trang, thiết bị, vật tư để nâng cao năng lực phòng ngừa, ứng phó cho các lực lượng của địa phương.

Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, hiệp đồng giữa các lực lượng trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố chất thải. Thường xuyên rà soát, yêu cầu các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố chất thải tại các cơ sở thuộc quản lý; định kỳ báo cáo và tổ chức diễn tập tại cơ sở về phương án ứng phó sự cố chất thải.

Khi xảy ra sự cố chất thải cần nắm bắt tình hình về sự cố chất thải cần cung cấp thông tin kịp thời đến các cấp, ngành, các cơ quan báo chí nhằm thông tin rộng rãi tới cộng đồng thông qua hệ thống báo chí, truyền thông; Tăng cường chế độ ứng trực, chủ động nắm bắt tình hình về sự cố chất thải, đặc biệt là trong mùa mưa bão; đánh giá tình huống, xác định, đề xuất phương án ứng phó sự cố chất thải kịp thời, hiệu quả; Tổ chức quan sát, giám sát, tiếp nhận thông tin và cảnh báo, thông báo, báo động kịp thời sự cố chất thải trên các phương tiện thông tin đại chúng đến các cấp, ngành và cộng đồng;  

Trong quá trình xử lý sự cố và khắc phục sự cố cần cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí những vấn đề liên quan đến sự cố nhằm thông tin rõ nét, chính xác về sự việc diễn ra tới cộng đồng để định hướng thông tin và trấn an dư luận. Tùy vào mức độ và tính chất sự cố, đơn vị có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí qua hình thức họp báo, thông cáo báo chí hoặc hình thức phù hợp khác.

Chế biến tinh bột sắn là một trong những hoạt động sản xuất tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố chất thải. 

Xác định và đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố môi trường trên địa bàn; các kịch bản ứng phó với từng loại sự cố có thể xảy ra gây nguy hại cho con người, môi trường trên địa bàn quản lý;  Sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ ngăn chặn, hạn chế chất thải phát tán ra môi trường (như: sử dụng bao cát, vật liệu có sẵn tại chỗ kịp thời triển khai đắp bờ, đào rãnh ngăn chặn..., không cho chất thải rắn, lỏng phát tán ra môi trường; sử dụng phương tiện chuyên dụng, hệ thống bơm để thu chất thải về bể chứa, hồ chứa...);

Xử lý chất thải bằng phương pháp sử dụng công nghệ, như: Hấp thụ bằng các vật liệu hấp thụ tương ứng phù hợp như dung dịch kiềm, nước; hấp thụ bằng các vật liệu hấp thụ như than hoạt tính, geolit…; xử lý khí thải bằng công nghệ UV để xử lý các loại khí độc (Hydrogen sulfide, Mercaptans, Sulfide, Amoniac) hoặc xử lý khí thải bằng công nghệ Plasma nhằm giảm thiểu nồng độ bụi trong không khí, loại bỏ khí độc hại… ngăn chặn, dừng phát tán chất thải ra môi trường.

Sau sự cố cần tổ chức các hoạt động đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường do sự cố chất thải gây ra; triển khai các biện pháp khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại (nếu có); Tổ chức lực lượng, phương tiện thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải đúng quy định; Quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường sau khi khắc phục sự cố chất thải, tổng hợp báo cáo và đưa nhân dân trở lại sinh sống.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai có hiệu quả kế hoạch; rà soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch, gửi báo cáo về Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia (Văn phòng Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia). Trong trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh thì Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh báo cáo Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia để được chỉ đạo và hỗ trợ.

Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành thực hiện rà soát, cập nhật Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải của tỉnh khi có thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế. Điều tra, thống kê, đánh giá nguy cơ sự cố chất thải có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh; tham mưu cho UBND tỉnh công bố công khai thông tin về các nguồn thải có nguy cơ xảy ra sự cố chất thải trên địa bàn theo quy định của pháp luật; phối hợp với Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh; Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự cấp huyện tổ chức ứng phó sự cố chất thải, huy động lực lượng, thiết bị, phương tiện tham gia ứng phó sự cố chất thải.

Xây dựng lực lượng ứng phó sự cố chất thải, bảo đảm nguồn nhân lực, phương tiện, trang thiết bị ứng phó sự cố và sẵn sàng tham gia ứng phó sự cố chất thải trên địa bàn. Chỉ đạo, tổ chức và huy động các lực lượng có liên quan ứng phó sự cố chất thải trên địa bàn; đánh giá, xác định thiệt hại, hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý, yêu cầu chủ cơ sở gây ra sự cố chất thải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Định kỳ (một năm một lần) sơ kết, tổng kết đánh giá công tác quản lý, phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố chất thải báo cáo về Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh.

Chủ dự án đầu tư, cơ sở (thuộc cột 3, cột 4 Phụ lục II, ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường) có trách nhiệm xây dựng, ban hành Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải theo mẫu quy định tại Phụ lục II Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ và tổ chức thực hiện Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải cơ sở cơ sở phù hợp với phù hợp với nội dung phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Giấy phép môi trường theo khoản 1 Điều 109 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022.

Đồng thời, đầu tư mua sắm trang, thiết bị, vật tư và chuẩn bị lực lượng phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải tại cơ sở, thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên, áp dụng phương án, biện pháp quản lý, kỹ thuật nhằm loại trừ, giảm thiểu nguy cơ xảy ra sự cố.../.

 

Hà Trang

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline