Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 08/09/2024 08:09

Tin nóng

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Sạt lở vùng ĐBSCL: Kiên quyết di dời dân ra khỏi vùng nguy cơ cao

TP. HCM cần phát huy cơ chế, chính sách đặc thù với tinh thần 6 "tiên phong"

Quyết liệt thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm Đại hội VIII của Đảng đề ra

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bám sát định hướng, tăng tốc hoàn thành mục tiêu kinh tế-xã hội

Chủ nhật, 08/09/2024

Kiểm soát các nguồn thải, giảm ô nhiễm nguồn nước tại sông Đáy

Thứ tư, 10/07/2024 06:07

TMO - UBND thành phố Hà Nội cho biết sẽ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ như: Cải tạo, nạo vét lòng sông; tăng cường công tác thanh, kiểm tra các khu vực gây ô nhiễm môi trường; tiếp tục rà soát, kiểm soát các nguồn thải ra sông Đáy.

Lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy có diện tích 7.665 km2, chiếm 10% diện tích toàn lưu vực sông Hồng (riêng lưu vực sông Đáy là 6.965 km2). LVS Nhuệ - Đáy bao gồm các tỉnh, thành phố: Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, một phần của Thủ đô Hà Nội và 5 huyện của tỉnh Hòa Bình. Theo số liệu thống kê đến năm 2020, tổng dân số các tỉnh, thành phố nằm trong lưu vực sông xấp xỉ 12 triệu người, mật độ dân số trung bình khoảng 1160 người/km2. LVS Nhuệ - Đáy là nơi phát triển mạnh các đô thị, làng nghề, công nghiệp, dịch vụ.

Theo thống kê của Bộ TN&MT, có hàng nghìn nguồn thải công nghiệp, làng nghề, bệnh viện, sinh hoạt xả vào sông Nhuệ - sông Đáy. Hầu hết chất thải không qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt quy chuẩn đã xả thải trực tiếp ra sông, gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước tại các lưu vực sông. Theo kết quả quan trắc và phân tích chất lượng nước của LVS Nhuệ - Đáy, trong khoảng thời gian 5 năm gần đây, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước sông đều vượt ngưỡng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt cho phép. 

Việc gia tăng các nguồn thải, khiến chất lượng nguồn nước trên Lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy ngày càng ô nhiễm. 

Cụ thể, số liệu thống kê từ tháng 10/2016 đến nay cho thấy, lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy có khoảng 1.982 nguồn thải, trong đó có 1.662 nguồn thải từ cơ sở sản xuất, kinh doanh; 39 nguồn thải từ khu công nghiệp, cụm công nghiệp; 137 nguồn thải từ cơ sở y tế và 144 nguồn thải từ làng nghề. Thành phố Hà Nội là địa phương có tổng số nguồn thải cao nhất khi chiếm tới 60% trên toàn lưu vực. Trong khi đó số lượng nguồn thải tại các tỉnh khác như Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình cũng có chiều hướng gia tăng.

Theo ý kiến cử tri thành phố Hà Nội, hiện nay trên dòng sông Đáy, nước thải sinh hoạt, nước thải của các nhà máy thải ra rất nhiều, nguồn nước sông Đáy đang ô nhiễm nghiêm trọng, nước bơm lên bốc mùi. Đề nghị Thành phố sớm có phương án hồi sinh dòng Sông Đáy để đảm bảo tưới tiêu và phục vụ đời sống của người dân.

Theo UBND TP.Hà Nội, để hạn chế tình trạng ô nhiễm nguồn nước sông Đáy, trong thời gian qua, Bộ NN&PTNT đã triển khai thực hiện dự án "Nạo vét, cải tạo lòng dẫn sông Đáy TP. Hà Nội". Dự án đã được Bộ phê duyệt với quy mô: Chiều dài nạo vét từ Đập Đáy đến phường Yên Nghĩa (chiều dài tổng cộng 23,1km); chiều rộng sông 22m; khôi phục 07 cầu cơ giới tải trọng từ H8 đến H13; và cải tạo, nâng cấp 05 trạm bơm tưới bên bờ sông. Dự án được phân thành 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1 (nạo vét sông từ hạ lưu Đập Đáy (K0+00) đến K8+700 và xây dựng cầu Hiệp Thuận) đã hoàn thành. Giai đoạn 2 (nạo vét từ K8+700 đến cầu Mai Lĩnh, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông với dài 14,4 km; xây dựng 6 cầu qua sông và nâng cấp 5 trạm bơm ven sông) hiện chưa cân đối được nguồn vốn nên chưa thể triển khai thực hiện. Riêng đối với đoạn sông Đáy từ Yên Nghĩa (quận Hà Đông) đến Ba Thá (huyện Mỹ Đức), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất lập dự án, đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 bằng nguồn ngân sách thành phố (Trung ương hỗ trợ). Hiện nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư đang thẩm định, báo cáo UBND thành phố theo quy định.

UBND thành phố Hà Nội cho biết đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan triển khai nhiều giải pháp cụ thể nhằm góp phần cải thiện ô nhiễm nguồn nước sông Đáy theo Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 725/QĐ-TTg ngày 10/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, các sở, ngành, đơn vị liên quan của thành phố đã tăng cường công tác thanh, kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, y tế … trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tài nguyên nước.

Định kỳ hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội xây dựng kế hoạch công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường để thực hiện giám sát trách nhiệm tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên nước đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, y tế, dự án trên địa bàn thành phố.

Các cơ quan hữu quan cũng tập trung chủ yếu vào các khu vực gây ô nhiễm môi trường, qua đó phát hiện các vi phạm, kiến nghị xử lý nghiêm vi phạm của các tổ chức, cá nhân có hoạt động xả nước thải vượt quy chuẩn cho phép vào môi trường theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời yêu cầu các cơ sở nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật về công tác bảo vệ môi trường; tiếp tục rà soát, kiểm soát các nguồn thải ra sông Đáy để tham mưu thành phố các giải pháp thực hiện đồng bộ và yêu cầu đối với các quận huyện thuộc lưu vực sông Đáy thực hiện giải pháp kiểm soát nguồn thải theo quy định.

Việc triển khai đồng bộ các giải pháp kiểm soát nguồn thải, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước trên sông giữ vai trò quan trong trong thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tại các địa phương. 

Thời gian qua, tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại sông Nhuệ, sông Đáy, hệ thống kênh thủy lợi Bắc Hưng Hải, sông Ngũ Huyện Khê ở tình trạng báo động. Trước thực trạng này, Cục Quản lý Tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, đang nghiên cứu, và sẽ sớm trình Chính phủ đề án thí điểm xã hội hoá phục hồi các dòng sông trên. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quy hoạch tài nguyên nước Quốc gia và Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hồng -Thái Bình, trong đó, giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường đến năm 2025 có trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng thí điểm xã hội hóa phục hồi các dòng sông Nhuệ, Đáy, Bắc Hưng Hải và sông Ngũ Huyện Khê trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt làm căn cứ triển khai.

Cục Quản lý Tài nguyên nước cho biết, dự kiến đề án sẽ tập trung nghiên cứu đồng bộ, toàn diện các giải pháp phi công trình và công trình như rà soát, đánh giá toàn diện nguyên nhân, tồn tại, bất cập trong quản lý, khai thác, sử dụng, quy trình vận hành các công trình và hệ thống công trình. Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp điều chỉnh, bổ sung, nâng cấp công trình, hệ thống công trình hiện có và thay đổi quy trình vận hành công trình, hệ thống công trình.

Nghiên cứu, đề xuất bổ sung mới các công trình khai thác, điều tiết nước trên các hệ thống sông, hệ thống công trình thủy lợi. Trong đó, nghiên cứu, đề xuất xuất xây dựng một số đập dâng trên dòng chính sông Hồng và sông Đuống nhằm dâng nước, tạo nguồn tự chảy thường xuyên, liên tục vào các sông Nhuệ, Đáy, Bắc Hưng Hải và Ngũ Huyện Khê, đảm bảo dòng chảy môi trường, tránh tình trạng ứ đọng, ô nhiễm, trả lại khả năng tự làm sạch các chất ô nhiễm cho sông. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác nước thông qua hệ thống cống, trạm bơm, kênh dẫn hiện có phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp, kinh tế xã hội.../.

 

 

Thu Giang

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline