Hotline: 0941068156
Chủ nhật, 19/01/2025 16:01
Thứ ba, 13/02/2024 08:02
TMO - Trong những năm gần đây các địa phương trồng điều đã tích cực áp dụng khoa học- công nghệ tiên tiến hiện đại vào phục vụ sản xuất trồng điều.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu điều năm 2023 thu về 3,64 tỷ USD, tăng 24% về lượng và tăng 18% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022. Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) dự báo thị trường điều Việt Nam sẽ đạt 7 tỷ USD vào năm 2026. Với mức tăng lần lượt là 5.0% và 5.0%, ngành điều Việt Nam ghi nhận khối lượng xuất khẩu đạt 579.800 tấn và trị giá 3,64 tỷ USD trong năm 2021.
Để tăng năng suất điều, Viện Khoa học Nông nghiệp Nam Duyên hải miền Trung Việt Nam (ASISOV) đã thử nghiệm, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong trồng, chăm sóc và chế biến điều, lựa chọn giống trên nhiều loại điều, với sản lượng thử nghiệm cho năng suất cao. Các giống này được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) công nhận và đưa vào sản xuất hàng loạt. Các mô hình áp dụng công nghệ sinh học, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xanh sạch trong quá trình canh tác cây điều, đẩy mạnh áp dụng sản xuất theo hướng VietGAP, GlobalGAP, các kỹ thuật về thâm canh cũng được nông dân sử dụng từ đó đảm bảo năng suất và chất lượng của hạt điều, tiến tới phát triển hiệu quả bền vững.
Ngoài ra, các Bộ, ngành và địa phương đã nâng cao công tác tuyên truyền, thay đổi nhận thức của người dân để người dân tích cực ứng dụng KH-CN vào quá trình sản xuất. Nhiều địa phương đã tiến hành mở các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến nông dân như hướng dẫn cách tỉa cành, tạo tán, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, tưới tiêu, cung cấp nước…giúp cho vườn điều sinh trưởng, phát triển tốt. Vì vậy, tại các hộ trồng điều áp dụng đúng công nghệ, thực hiện chăm sóc đúng kỹ thuật, diện tích trồng quy mô lớn đã đạt năng suất từ 30 đến 35 tạ/ha, có nơi đạt từ 35 đến 50 tạ/ha.
Ảnh minh họa.
Thời gian gần đây, Viện Công nghệ môi trường (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) còn tích cực nghiên cứu, ứng dụng phân bón lá nano trong trồng điều ở Bình Phước. Kết quả thử nghiệm cho thấy những hiệu quả rõ rệt. Do đó, việc nghiên cứu chế tạo và ứng dụng phân bón nano vi lượng trên cây điều nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm hạt điều là nhiệm vụ cấp thiết, quan trọng mang đến những lợi ích lâu dài để phát triển vùng trồng điều tại Việt Nam nói chung và Bình Phước – nơi có diện tích trồng điều lớn nhất cả nước nói riêng.
Cùng với việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong canh tác cây điều thì quá trình chế biến thành phẩm cũng rất quan trọng. Tại tỉnh Bình Phước công nghệ mới được lựa chọn trong chế biến hạt điều đó là dây chuyền máy đóng hũ tự động công suất 2.000 hũ/giờ, đáp ứng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm bảo vệ môi trường. Dây chuyền công nghệ mới đã hoàn thành hệ thống các tiêu chí, được cấp chứng nhận quốc tế về an toàn vệ sinh thực phẩm: BRC, ISO 22000, HACCP , HALAL.
Việc định hướng thành lập các hợp tác xã sản xuất điều nguyên liệu, cụm ngành chế biến điều, chế biến sâu, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ để tự động hóa chế biến hạt điều và chế biến chuyên sâu đem lại giá trị cao cũng là mục tiêu mà ngành chế biến điều hướng tới.
Các vấn đề khó khăn về môi trường, nhân công lao động, chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh đã được giải quyết nhờ áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật và khoa học công nghệ. Ngành điều Việt Nam hiện tại đã tạo được thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường thế giới, được thế giới công nhận là một trong số những quốc gia hàng đầu có năng lực và công nghệ trong chế biến nhân điều.
Cây điều, hạt điều là một trong số những loại cây kinh tế chủ lực của Việt Nam. Vì vậy áp dụng công nghệ cao và khoa học kỹ thuật tiên tiến giúp cây điều phát triển ổn đinh, cho năng suất và chất lượng cao là điều cần thiết. Qua đó nâng cao giá trị sản phẩm, tạo dựng được uy tín, thương hiệu, tăng khả năng xuất khẩu điều Việt Nam tới nhiều nước trên thế giới, hướng tới sự phát triển an toàn, bền vững, hiệu quả.
Hồng Nhung
Bình luận