Hotline: 0941068156

Thứ hai, 21/07/2025 15:07

Tin nóng

Sẵn sàng mọi tình huống ứng phó bão số 3

Quyết liệt triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất huyết

Kiến nghị cấm biển để ứng phó bão số 3

Miền Trung chủ động, sẵn sàng phương án ứng phó bão số 3

Bão giật cấp 15 cách vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng hơn 600km, dự báo mưa rất lớn

Ứng phó bão số 3: Khẩn trương rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán dân ở khu vực nguy hiểm

Khẩn trương tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ đắm tàu du lịch vịnh Hạ Long

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 6 nhiệm vụ cần tập trung thực hiện sau Hội nghị Trung ương 12

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai và bế mạc Hội nghị Trung ương 12

Cần theo dõi sát diễn biến, kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung giải quyết vướng mắc về đất đai

[Hà Nội cấm xe máy xăng] ‘Cú hích’ thay đổi tư duy, hình thành lối sống xanh (Bài 4 – hết)

Chủ động ứng phó với bão mạnh

Thủ tướng Chính phủ giao quyền Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Đổi mới hoạt động Ban Cộng đồng bền vững

Chính phủ yêu cầu triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Hội nghị Trung ương 12: Tổng Bí thư đề nghị tập trung thảo luận kỹ 9 vấn đề cốt lõi

[Hà Nội cấm xe máy xăng] Cần quyết tâm và sự đồng hành (Bài 3)

Xem xét trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan vụ chặt hạ rừng phòng hộ ven biển

[Hà Nội cấm xe máy xăng] Chuyên gia Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam nói gì? (Bài 2)

Thứ hai, 21/07/2025

Ứng dụng công nghệ cảnh báo ngập lụt theo thời gian thực

Thứ hai, 21/07/2025 06:07

TMO - Thông qua cảm biến, dữ liệu vệ tinh và nền tảng số, các điểm ngập lụt tại một số thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng… đã được phát hiện, cảnh báo sớm đến người dân, giúp chủ động ứng phó, hạn chế thiệt hại. Đây được xem là hướng đi tất yếu trong bối cảnh thời tiết ngày càng cực đoan.

Tại Hà Nội, việc ứng dụng công nghệ vào cảnh báo ngập lụt theo đang được đẩy mạnh nhằm nâng cao năng lực quản lý rủi ro thiên tai. Thành phố đã triển khai lắp đặt một số hệ thống cảm biến mực nước tại nhiều điểm thoát nước trọng yếu, đặc biệt ở khu vực nội đô thường xuyên xảy ra úng ngập sau mưa lớn.

Bên cạnh đó, Hà Nội cũng hợp tác với các đơn vị chuyên môn để phân tích dữ liệu khí tượng, thủy văn phục vụ công tác dự báo. Việc ứng dụng công nghệ này không chỉ giúp giảm thiểu thiệt hại mà còn hỗ trợ điều hành giao thông, đảm bảo an toàn cho người dân trong mùa mưa bão.

Đáng chú ý, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia đã thử nghiệm cảnh báo ngập cho nội thành Hà Nội mỗi khi có mưa lớn bằng công nghệ Flood4Cast. Công nghệ này có sự hỗ trợ từ Vương quốc Bỉ và được áp dụng có khả năng kết hợp dữ liệu quan trắc mưa theo thời gian thực, cảnh báo rủi ro ngập và độ sâu ngập trong vài giờ tới.

Hiện nay, Trung tâm đang trong quá trình thử nghiệm hệ thống để cảnh báo chi tiết cho các tuyến giao thông có nguy cơ ngập, khoanh vùng dự báo phạm vi, mức độ và thời gian có thể xảy ra ngập úng. Đồng thời, nghiên cứu hướng mở rộng phạm vi cảnh báo, tích hợp vào các ứng dụng di động để người dân có thể tiếp cận dễ dàng hơn.  Không dừng lại ở cảnh báo ngập lụt có tính thời điểm, một dự án mới vừa được khởi động nhằm thiết lập nền tảng quản lý rủi ro về tác động của mưa cực đoan trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn (thành phố Đà Nẵng), với trung tâm vẫn là công nghệ Flood4Cast.

Dự án do các công ty từ Vương quốc Bỉ phối hợp cùng Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ NN-MT) và chính quyền TP Đà Nẵng triển khai. Từ nay đến cuối năm 2025 là thời gian xây dựng cơ sở dữ liệu phong phú gồm: Các trận ngập lịch sử trong 10 năm gần đây do bão, lũ sông, mưa lớn; dữ liệu mưa từ radar và trạm quan trắc mặt đất; dữ liệu thủy văn về lưu lượng, mực nước sông, mực nước biển; dữ liệu GIS về địa hình, mạng lưới sông ngòi, hệ thống thoát nước, nhà cửa, công trình; thiệt hại ngập lụt...

Đây không chỉ là "nguyên liệu đầu vào" cho mô hình dự báo mà còn được sử dụng để kiểm chứng, hiệu chỉnh và cập nhật hệ thống theo thời gian thực. Bản đồ ngập hình thành trên cơ sở ảnh chụp viễn thám ngập thực tế kết hợp với mô hình mô phỏng tình trạng ngập úng đô thị và lũ sông. Sau khi có bản đồ ngập đầu tiên, năm 2026, dự án sẽ tiếp tục mở rộng mô hình cảnh báo, xây dựng bản đồ ngập theo kịch bản khí hậu, mô hình thiệt hại kinh tế.

TP.Hà Nội thường xuyên bị ngập lụt sau những cơn mưa lớn. (Ảnh: TS). 

Khi có tình huống mưa cực đoan, Flood4Cast sẽ đề xuất bản đồ ngập tổng thể có khả năng xảy ra nhất cho thời điểm đó, dựa trên cơ sở dữ liệu bản đồ ngập phù hợp với tần suất lượng mưa trung bình theo thời gian thực đã được tính toán từ trước.

Dự kiến tới năm 2027, bản đồ rủi ro kinh tế do mưa cực đoan sẽ được hoàn thiện. Đây là cơ sở xác định các kịch bản mô phỏng tình huống ngập lụt giả định tương ứng với các mức độ mưa lớn, tình trạng quá tải hệ thống thoát nước, hay sự dâng cao bất thường của mực nước sông, triều cường.

 Qua đó, chuyển đổi thông tin dự báo thành các quyết định ứng phó cụ thể, đúng lúc và hiệu quả. Cơ quan chức năng có thể chủ động lập phương án sơ tán dân cư ở khu vực có nguy cơ ngập sâu, bảo vệ cơ sở hạ tầng và cảnh báo sớm cho người dân, doanh nghiệp để giảm thiểu thiệt hại tài sản, giảm thời gian gián đoạn hoạt động sản xuất – kinh doanh.

Theo một số chuyên gia, bản đồ dự báo ngập phải dự báo được khu vực ngập úng trong trung và dài hạn nhằm phục vụ quy hoạch lại hệ thống hạ tầng kỹ thuật, giao thông, thoát nước để thích ứng với xu thế khí hậu thay đổi.

 Để làm được điều này, cần dựa vào kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng, kết hợp chuỗi dữ liệu quan trắc lịch sử trong 5-10 năm hoặc lâu hơn. Vấn đề hiện nay, theo các chuyên gia, dữ liệu đầu vào cũng như dữ liệu quy hoạch cần được khai thác từ địa phương để tăng độ chính xác, chi tiết và giúp nâng cao chất lượng bản đồ ngập và kịch bản ứng phó ngập.

Việc chủ động cung cấp thông tin, cũng như tích hợp kịch bản biến đổi khí hậu vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và hạ tầng đô thị sẽ giúp địa phương nhìn nhận đầy đủ hơn các rủi ro. Một cách tiếp cận toàn diện từ dự báo sớm, quản lý rủi ro đến quy hoạch đồng bộ sẽ tạo nền tảng cho đô thị Việt Nam đứng vững trước những thách thức của thời tiết cực đoan trong tương lai.

Ứng dụng công nghệ trong cảnh báo ngập lụt theo thời gian thực là bước tiến quan trọng trong công tác phòng chống thiên tai, đặc biệt tại các đô thị lớn như Hà Nội hay TP.Đà Nẵng. Công nghệ này góp phần nâng cao khả năng giám sát và cảnh báo sớm, đồng thời giúp cơ quan chức năng ra quyết định kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.

Với dữ liệu thu thập liên tục người dân được cập nhật thông tin ngập lụt một cách nhanh chóng, chính xác, giúp chủ động điều chỉnh lịch trình, di chuyển an toàn. Về lâu dài, việc đầu tư mở rộng, nâng cấp các nền tảng cảnh báo thông minh sẽ góp phần xây dựng đô thị an toàn, thích ứng tốt với biến đổi khí hậu. Đây cũng là xu hướng tất yếu trong quá trình hiện đại hóa quản lý rủi ro thiên tai tại Việt Nam.

 

Thu Huyền

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline