Hotline: 0941068156

Thứ ba, 30/04/2024 01:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 30/04/2024

Khai thác tiềm năng tín chỉ carbon

Thứ hai, 08/04/2024 07:04

TMO - Theo tính toán của chuyên gia, với diện tích trồng dừa 78.000ha, tỉnh Bến Tre có thể bán gần 6 triệu tín chỉ carbon, thu về số tiền khoảng 700 tỷ đồng cho nông dân.

Hướng tới mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 theo thỏa thuận chung tại Hội nghị Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26), thị trường carbon đang dần hình thành ở các quốc gia. Thị trường carbon là nơi để các quốc gia thừa hoặc thiếu quyền phát thải được bán hoặc mua quyền phát thải đó. Việt Nam được đánh giá là quốc gia tiềm năng lớn về nguồn cung ứng tín chỉ carbon. Riêng ngành Nông nghiệp có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm, tương đương 57 triệu tấn CO2 được hấp thụ… 

Tỉnh Bến Tre hiện có diện tích trồng dừa lớn nhất nước với khoảng 78.000 ha. Theo các nhà nghiên cứu, với diện tích này, Bến Tre có tiềm năng lưu trữ từ 1,9 - 5,8 triệu tấn CO2 ­(chưa kể cây trồng dưới tán dừa). Các nhà nghiên cứu tại Đại học Cần Thơ cho biết, Bến Tre có lượng nước ngọt từ ba con sông lớn cung cấp nguồn nước ngọt để nuôi dưỡng rừng dừa xanh tốt, kết hợp nắng gió dồi dào tạo điều kiện để hấp thụ carbon tốt nhất. Sau nghiên cứu ước lượng khả năng hấp thụ CO2 của cây dừa qua sinh khối tại huyện Giồng Trôm cho thấy, cây dừa ở Bến Tre có khả năng hấp thụ một lượng CO2 đáng kể.

Cụ thể, với 1ha dừa ở Bến Tre có thể lưu giữ từ 25 - 75 tấn CO2 (giống dừa cao) và 20,45 - 69,91 tấn CO2 (đối với giống dừa thấp). Ngoài ra, nếu dưới tán dừa, nông dân có trồng thêm một số cây trồng khác như ca cao, rau màu... có thể gia tăng khả năng hấp thu carbon. Như vậy, với diện tích trồng dừa ở trên, địa phương này có tiềm năng lưu trữ từ 1,9 - 5,8 triệu tấn CO2. Hiện nay, giá bán 1 tín chỉ carbon thấp nhất là 5 USD, do đó tiềm năng Bến Tre có thể thu về 9,75-29,25 triệu USD (tương đương khoảng 230-700 tỷ đồng) từ việc bán "mặt hàng" này.  

Tỉnh Bến Tre khai thác lợi thế từ diện tích trồng dừa để tham gia thị trường tín chỉ carbon. 

Năm 2023, lần đầu tiên nước ta đã bán thành công 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng thông qua Ngân hàng Thế giới, với đơn giá 5 USD/tín chỉ, thu về 51,5 triệu USD (khoảng 1.250 tỷ đồng). Đây là lượng tín chỉ carbon được thống kê ở vùng rừng thuộc 6 tỉnh Bắc Trung Bộ. Người trồng rừng là chủ thể được thụ hưởng nguồn lợi này. Đây là cơ sở ban đầu cho việc mở ra triển vọng bán tín chỉ carbon trên các vườn cây lâu năm; trong đó có các vườn dừa ở Bến Tre. 

Nhận định ngành Nông nghiệp rất có tiềm năng tham gia thị trường tín chỉ carbon, cũng như hướng đến nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chống biến đổi khí hậu, ngành Nông nghiệp tỉnh Bến Tre đã, đang tập trung để tiếp tục phát triển nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn, phát thải carbon thấp, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Bảo vệ, bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững diện tích rừng hiện có để giảm phát thải, khoanh nuôi phục hồi rừng để nâng cao chất lượng và trữ lượng carbon. 

Ngành Nông nghiệp tỉnh chủ động phối hợp với các chuyên gia tiếp tục nghiên cứu tiềm năng, giá trị của thị trường carbon đối với ngành nông nghiệp, nhất là đối với cây dừa và cây lâu năm. Tham gia xu thế toàn cầu phát triển carbon thấp, huy động nguồn lực, đổi mới công nghệ, cơ cấu lại ngành nông nghiệp góp phần thực hiện cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Tập trung thực hiện các giải pháp hỗ trợ về mặt kỹ thuật, chính sách để thúc đẩy ngành dừa phát triển và giữ vững vị thế, xứng đáng là cây công nghiệp chủ lực của quốc gia. Mở rộng và đẩy mạnh hình thành vùng sản xuất cây ăn trái tập trung gắn với chứng nhận mã số vùng trồng để duy trì diện tích sinh khối và tăng năng lực cạnh tranh xuất khẩu. 

Ngoài ra, Sở NN&PTNT Bến Tre còn phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, các đơn vị có liên quan triển khai Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 25-7-2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu; thực hiện nhiệm vụ đánh giá tiềm năng của tỉnh tham gia thị trường carbon; tập trung cho đối tượng cây dừa, cây ăn trái, rừng ngập mặn ven biển, chăn nuôi nhằm xác định tiềm năng tín chỉ carbon, chuẩn bị cơ sở, điều kiện cho tỉnh tham gia thị trường carbon trong thời gian tới. 

 

 

Nguyễn Mai

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline