Hotline: 0941068156

Thứ năm, 02/05/2024 11:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 02/05/2024

Hoàn thiện hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải

Thứ ba, 02/01/2024 08:01

TMO - Với tốc độ phát triển và đô thị hóa nhanh, vấn đề thoát nước, xử lý nước thải sinh hoạt là một trong những thách thức đối với các đô thị lớn, trong đó có tỉnh Sóc Trăng. Thực tế này đỏi hỏi tỉnh Sóc Trăng cần triển khai đồng bộ các giải pháp hoàn thiện hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh.

Thống kê của ngành chức năng tỉnh Sóc Trăng cho biết, tổng khối lượng nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh ước tính có khoảng 95.983,68 m3 /ngày.đêm, trong đó: Khối lượng nước thải sinh hoạt đô thị là 31.087,76 m3 /ngày.đêm (41-47% nước sinh hoạt); khối lượng nước thải sinh hoạt khu vực nông thôn là 64.895,92 m3 /ngày.đêm. Về tiêu thoát nước mưa: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, tại các khu đô thị mới, các tuyến đường đầu tư mới, đã được đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng theo quy định. Ngoài ra, hệ thống thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt hiện đang thoát chung qua hệ thống thoát nước thải sinh hoạt hoặc qua các con kênh trong thành phố, thị xã, thị trấn. 

Đối với hệ thống thoát nước thải: Riêng các điểm khu dân cư nông thôn chủ yếu thoát ra hệ thống thoát nước mưa còn ở các vùng nông thôn nước thải thoát tự nhiên ra các kênh rạch, gây ô nhiễm môi trường. Trên địa bàn thành phố Sóc Trăng đã hoàn thành việc xây dựng mạng lưới tuyến cống chính thoát nước ngoài đường (cống cấp 1 và cấp 2) được thi công, lắp đặt dưới lòng đường.

Trên địa bàn tỉnh hiện nay chỉ có thành phố Sóc Trăng được đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, vận hành vào năm 2013, công suất 13.180 m3 /ngày/đêm, cơ bản giải quyết nhu cầu thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt cho khu vực trung tâm thành phố Sóc Trăng; tỷ lệ bao phủ dịch vụ thoát nước tại thành phố Sóc Trăng đạt khoảng 45,9%. Hiện nay đang triển khai giai đoạn 2 nâng công suất lên 24.000 m3 /ngày.đêm, sử dụng công nghệ xử lý sinh học.

Rà soát, hoàn thiện hạ tầng thoát nước, xử lý nước thải là nhiệm vụ quan trọng được tỉnh Sóc Trăng đẩy mạnh triển khai. 

Các đô thị còn lại trên địa bàn tỉnh chưa được đầu tư nhà máy xử lý nước thải chung, song đã đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước tại các khu vực chợ và trung tâm thị trấn, thị tứ, cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu thoát nước trên địa bàn. Riêng tại thị trấn Lịch Hội Thượng huyện Trần Đề đã thí điểm đưa vào hoạt động nhà máy xử lý nước thải phi tập trung với công suất 26 m3 /ngày.đêm đáp ứng nhu cầu xử lý nước thải cho khu vực chợ trung tâm thị trấn.

Hầu hết nước thải khu vực nông thôn được xả trực tiếp ra ngoài môi trường. Một số khu dân cư nông thôn mới mặc dù có đầu tư hạ tầng cấp thoát nước nhưng còn rất nhiều vấn đề phát sinh phải giải quyết. Tất cả các hệ thống đó cũng đều là hệ thống thoát chung cho cả nước mưa và nước thải sinh hoạt, chưa qua xử lý và thoát trực tiếp ra sông rạch. Tổng khối lượng nước thải y tế phát sinh năm 2020 là 1.574 m3/ngày và và tổng khối lượng nước thải y tế là 1.002 m3/ngày đêm đạt 63,7%. Trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có 18/130 cơ sở y tế có hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn, xử lý được 753,5 m3/ngày.đêm đạt 63,7%. Lượng nước thải y tế còn lại được xử lý sơ bộ hoặc xả trực tiếp ra môi trường, số lượng này tập trung chủ yếu tại một số trạm y tế các xã/phường.

Tổng lượng nước thải sản xuất công nghiệp phát sinh trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng năm 2020 khoảng 17.599 m3 /ngày.đêm, trong đó: từ KCN An Nghiệp bình quân 8.060 m3 /ngày.đêm và lượng nước thải từ các cơ sở sản xuất ngoài KCN/CNN trên địa bàn vào khoảng 9.284 m3 /ngày.đêm và cảng cá Trần Đề là 291 m3 /ngày.đêm, 02 cơ sở có lưu lượng nước thải trên 1.000m3 /ngày.đêm đều hoạt động trong lĩnh vực chế biến thực phẩm. Tuy vậy, nước thải một số ngành sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa được xử lý đúng quy định, do các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nằm trong các đô thị hầu hết là có quy mô nhỏ, nên số lượng cơ sở đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải còn ít, các cơ sở còn lại chủ yếu chỉ xử lý sơ bộ bằng phương pháp lắng lọc trước khi thải vào hệ thống thoát nước.

Trên địa bàn tỉnh đã thực hiện nhiều dự án thoát nước đô thị như Dự án Đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải TP. Sóc Trăng, Huyện Châu Thành: Xây dựng công trình cống thoát nước khắc phục ô nhiễm môi trường tại ấp Phước Phong, xã Phú Tân, trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên chưa có hệ thống thoát nước mưa riêng.

Tại các đô thị và các điểm dân cư đô thị, hệ thống thoát nuớc đa phần là hệ thống cống chung (nước mưa và nước thải chảy chung) xây dựng chưa hoàn chỉnh, không đồng bộ. Bên cạnh đó rất nhiều đô thị còn thiếu mạng lưới cống, mương thu gom nước thải, nước mưa. Việc phân chia các lưu vực thoát nước tại một số nơi còn chưa phù hợp dẫn đến ngập úng cục bộ vào mùa mưa, triều cường…; một số tuyến đường đầu tư nâng cấp, mở rộng nhưng chưa đầu tư hệ thống thoát nước đồng bộ; cao độ tuyến ống thoát nước cao hơn cao độ nền nhà hiện trạng do quá trình nâng cấp các tuyến đường; chưa nhân rộng được các mô hình xử lý nước thải phân tán tại các khu vực nông thôn, ít dân cư,…

Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động xả thải công nghiệp.

Để nâng cao tỷ lệ nước thải được xử lý trước khi thải ra môi trường; việc đầu tư nhà máy xử lý nước thải tập trung theo quy hoạch cần nguồn vốn đầu tư lớn trong điều kiện ngân sách còn khó khăn. Ngoài nhà máy xử lý nước thải các tỉnh, TP Sóc Trăng đã xây dựng, thì hầu hết các đô thị còn lại chưa có hệ thống thu gom xử lý nước thải. Các khu vực như thị trấn, lưu lượng nước thải ít, nhỏ lẻ, chủ yếu xả phân tán nên nước thải thường được xử lý bằng bể tự thấm và chảy về các kênh mương, hoặc nơi thấp trũng. Khu vực nông thôn gần như chưa có thu gom và xử lý nước thải, nước thải hầu như được xả trực tiếp ra ngoài môi trường.

Một số khu dân cư NTM mặc dù có đầu tư hạ tầng cấp thoát nước nhưng còn rất nhiều vấn đề phát sinh phải giải quyết. Tất cả các hệ thống đó cũng đều là hệ thống thoát chung cho cả nước mưa và nước thải sinh hoạt, chưa qua xử lý và thoát trực tiếp ra sông rạch. Đối với nước thải: Hệ thống xử lý nước thải hiện nay chủ yếu tập trung ở khu vực thành phố Sóc Trăng, KCN và tại một số bệnh viện lớn. Tại các cơ sở công nghiệp, tiểu thu công nghiệp, cụm dân cư nông thôn và một số khu vực thị trấn, thị xã, nước thải sinh hoạt được thải trực tiếp vào các kênh, rạch gây ô nhiễm nguồn nước. Bởi vậy, cần tiếp tục rà soát, xây dựng thêm các hệ thống xử lý nước thải tại các khu vực trên.

Tỉnh Sóc Trăng đặt mục tiêu đến năm 2030 các đô thị phải có hệ thống thu gom, xử lý nước thải; tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật: đối với đô thị loại I > 60%; loại II-V > 50%. Đối với khu vực nông thôn lựa chọn hệ thống thoát nước phù hợp với hệ thống tiêu thủy lợi và điều kiện của địa phương. Hướng thoát nước theo địa hình thực tế của khu dân cư thoát ra hệ thống kênh mương, ao hồ của địa phương. Đối với sông, kênh chảy qua khu vực dân cư cần cải tạo, gia cố bờ, chống sạt lở. Đối với khu dân cư nằm gần các KCN, CCN phải thiết kế các hệ thống thoát nước các KCN, CCN không chảy tràn qua khu dân cư.

Định hướng thoát nước thải đô thị theo hướng thu gom nước thải đưa về nhá máy hoặc trạm xử lý nước thải. Nước thải công nghiệp, y tế xử lý trước khi thoát ra hệ thống thoát nước thải chung của khu vực. Các loại nước thải sau xử lý phải đạt giới hạn cho phép theo quy định QCVN 40 và QCVN 14 trước khi xả ra môi trường. Trong giai đoạn 2021-2030, đầu tư xây dựng nhà máy thoát nước mặt công suất 200.000 m3 /ngày.đêm. Yêu cầu xử lý theo cấp giới hạn A (của A QCVN 40 và QCVN 14 ) đối với các nguồn xả ra các sông, kênh, rạch phục vụ cho mục đích cấp nước sinh hoạt của vùng như kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp, kênh Tân Phước, An Tập, kênh 30-4, kênh Mang, Hồ Đắc Kiện, Cái Côn, kênh Một. Yêu cầu xử lý theo cấp giới hạn B (của A QCVN 40 và QCVN 14 ) đối với các nguồn xả ra các sông, kênh, rạch còn lại không phục vụ cho mục đích cấp nước sinh hoạt của vùng mà chỉ phục vụ cho giao thông, tưới tiêu..

Thoát nước thải khu nuôi trồng thủy sản theo hướng cấp nước sạch và thoát nước thải nuôi trồng thủy sản lồng ghép vào các công trình thủy lợi Quản lý, khai thác có hiệu quả tài nguyên nước, có kênh lấy nước vào và thải nước ra riêng biệt để nuôi thả thủy sản, bảo đảm môi trường và cân bằng sinh thái. Mô hình thủy lợi lấy nước nuôi tôm riêng biệt trên tỉnh Sóc Trăng: kênh lấy nước vào màu xanh mở khi thủy triều lên, kênh thoát nước thải màu đỏ mở khi thủy triều xuống.

Lưu lượng nước thải phát sinh được dự báo dựa trên chuỗi số liệu hiện trạng, mức độ tiện nghi của khu đô thị, điểm dân cư hoặc công nghệ sản xuất đối với các cơ sở công nghiệp nhưng phải đảm bảo chỉ tiêu phát sinh nước thải là 80% chỉ tiêu cấp nước cho KCN, CCN năm 2025 và năm 2030. Các khu vực xây dựng mới phải quy hoạch hệ thống thoát nước thải riêng. Các khu vực hiện hữu đã có mạng lưới thoát nước chung phải quy hoạch hệ thống thoát nước nửa riêng hoặc cải tạo thành hệ thống thoát nước riêng Đối với vùng huyện Cù Lao Dung phải quy hoạch hệ thống thoát nước thải riêng và XLNT triệt để, nước thải sau khi xử lý đạt yêu cầu về môi trường có thể tái sử dụng cho mục đích khác; Ngoài ra các công trình trên mạng lưới thoát nước phải tuân thủ QCVN 07- 2:2016/BXD.

Nước thải sinh hoạt đô thị cần thu gom về nhà máy cử lý nước thải (XLNT) tập trung, hạn chế xây dựng nhà máy phân tán gây lãng phí đất. Nước thải y tế, KCN, làng nghề phải được xử lý trong khuôn viên, đảm bảo các quy định tại các quy chuẩn môi trường đối với nước thải trước khi xả ra nguồn tiếp nhận và các quy chuẩn liên quan khác. Bùn thải hệ thống thoát nước phải được thu gom, xử lý theo quy định hoặc vận chuyển đến cơ sở xử lý CTR tập trung; Vị trí nhà máy XLNT, trạm XLNT quy hoạch mới phải ưu tiên quy hoạch ở cuối dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý, cuối hướng gió chính của đô thị, tại khu vực có đủ đất cho dự phòng mở rộng. Vị trí điểm xả nước thải phải phù hợp với các quy định của pháp luật về quản lý TNN.

Trường hợp nhà máy XLNT, trạm XLNT bắt buộc phải đặt ở đầu nguồn nước hoặc hướng gió chính của đô thị thì khoảng cách an toàn môi trường (ATMT) phải tăng lên tối thiểu 1,5 lần so với quy định chung theo thông tư 01/2021/TT-BXD Diện tích đất xây dựng nhà máy XLNT, trạm XLNT quy hoạch mới được xác định trên cơ sở công suất, công nghệ xử lý hoặc tính toán theo tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng nhưng phải đảm bảo không được vượt quá chỉ tiêu 0,2 ha/1.000 m3 /ngày...

 

 

Hồng Nhung 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline