Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 12/07/2025 23:07

Tin nóng

Cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Thứ bảy, 12/07/2025

Ngành nông nghiệp và môi trường hướng mục tiêu giảm phát thải thuỷ ngân

Thứ bảy, 12/07/2025 16:07

TMO - Bộ Nông nghiệp và Môi trường cùng Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) khởi động dự án Giảm thiểu phát thải và tác động của các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) và thủy ngân thông qua quản lý vòng đời sản phẩm và nhãn sinh thái.

Theo đại diện Chương trình Phát triển Liên hợp quốc, thời gian qua, Việt Nam đã thể hiện cam kết mạnh mẽ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường khi tham gia Công ước Stockholm từ năm 2002 và Công ước Minamata từ năm 2013. Tại Việt Nam, nhiều chất POP như PBDEs, PFOS, HBCDD, SCCP... tuy không được sản xuất trong nước nhưng vẫn đang được nhập khẩu và sử dụng trong các ngành công nghiệp như sơn, nhựa, mạ kim loại, vật liệu cách nhiệt và dệt may.

Trong khi đó, các quy định và cơ chế khuyến khích để chuyển đổi sang một nền sản xuất không sử dụng và phát thải các chất POP còn chưa đạt yêu cầu đề ra, đặc biệt còn nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thủy ngân cũng đang hiện diện phổ biến trong các thiết bị y tế như nhiệt kế, huyết áp kế và bóng đèn huỳnh quang. Hiện hệ thống thu gom, phân loại và xử lý an toàn các sản phẩm chứa thủy ngân sau khi hết hạn sử dụng còn chưa được đồng bộ nên vẫn còn nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng đến cộng đồng và môi trường.

Trước thực tế đó, việc khởi động Dự án “Giảm thiểu phát thải và tác động của các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) và thủy ngân thông qua quản lý vòng đời sản phẩm và nhãn sinh thái” được kỳ vọng sẽ góp phần trực tiếp giải quyết các thách thức, thúc đẩy mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững, đáp ứng yêu cầu mới từ các công ước quốc tế. 

Thực tế đã chứng minh các chất POP (ví dụ thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, dung môi, hóa chất công nghiệp,…) là những hóa chất hữu cơ có độc tính cao, khó bị phân hủy trong môi trường và có khả năng tích lũy sinh học, gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và môi trường. Trong khi đó, thủy ngân (Hg) là một nguyên tố kim loại dạng lỏng, khí thải ra môi trường sẽ làm ô nhiễm không khí, đất và xâm nhập vào nguồn nước, rất nguy hiểm ngay cả khi phát thải ở nồng độ thấp.

Dự án hướng tới mục tiêu loại bỏ và thay thế 10.000 thiết bị y tế chứa thủy ngân (Ảnh minh họa). 

Dự án triển khai trong 4 năm với tổng kinh phí 33,1 triệu USD, trong đó, hơn 4,6 triệu USD tài trợ từ Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) và 28,5 triệu USD từ nguồn đối ứng trong nước. Dự án do Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, với sự phối hợp của các bộ, ngành liên quan, các tổ chức tài chính, doanh nghiệp và cộng đồng.

Dự án đặt 5 mục tiêu gồm giảm 648 kg thủy ngân thông qua loại bỏ và thay thế 10.000 thiết bị y tế chứa thủy ngân, 20.000 bóng đèn huỳnh quang. Giảm thiểu 35 tấn POP sử dụng trực tiếp hoặc nguyên liệu, vật liệu, sản phẩm, chất thải có chứa chất POP; Giảm thiểu phát thải U-POP và thủy ngân trong môi trường không khí; Thiết lập được cơ chế tài chính xanh; Nhãn sinh thái và cơ chế tài chính xanh được áp dụng.

Dự kiến sẽ có 4 hợp phần được triển khai, trong đó hợp phần thứ nhất hướng tới hoàn thiện các chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các chất POP, xây dựng và thực hiện các chính sách về nhãn sinh thái và quản lý vòng đời các chất POP, thủy ngân. Bên cạnh đó, xây dựng cơ chế tài chính xanh nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp theo hướng không sử dụng các chất POP và thủy ngân trong quá trình sản xuất các sản phẩm.

Ở hợp phần hai, Dự án sẽ hoàn thiện việc sản xuất bền vững và thiết kế các sản phẩm nhựa, polyme, sơn, mạ kim loại và một số lĩnh vực khác nhằm ngăn ngừa việc sử dụng và phát thải các chất POP ra môi trường, đồng thời thu hẹp khoảng cách giữa các nhà tái chế và các ngành công nghiệp để duy trì nền kinh tế tuần hoàn và ngăn ngừa ô nhiễm từ các vật liệu có thể tái chế.

Hợp phần thứ ba, Dự án thúc đẩy và duy trì việc thay thế các sản phẩm chứa thủy ngân bằng các sản phẩm không chứa thủy ngân thông qua chương trình EPR (chương trình mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất) và quản lý cuối vòng đời. Hợp phần 4 là thành lập Ban quản lý dự án, các bài học kinh nghiệm và kiến thức được rút ra từ dự án. Thực hiện kiểm soát, đánh giá, kiểm toán dự án tuân thủ theo các tiêu chuẩn của Quỹ môi trường toàn cầu GEF, UNDP và Chính phủ.

Trong bối cảnh phát triển hiện nay, việc chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam được xem là một công cụ nhằm thúc đẩy bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên thông qua hoạt động chứng nhận và tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường. Ngoài những tiêu chí đã được ban hành, trong giai đoạn đến năm 2030, Việt Nam dự kiến bổ sung thêm các nhóm tiêu chí mới. Các nhóm này bao gồm lĩnh vực sản xuất bao bì, giấy và đồ dùng văn phòng; hóa mỹ phẩm; vật liệu xây dựng và gia dụng; cũng như các sản phẩm điện, điện tử, pin và ắc quy.../.

 

Lê Ngà

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline