Hotline: 0941068156

Thứ tư, 08/05/2024 20:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 08/05/2024

Hạn chế những tác động bất lợi đến công tác bảo tồn Cây Di sản

Thứ ba, 11/04/2023 13:04

TMO - Hoạt động Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam là sáng kiến quan trọng và trực tiếp góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan môi trường. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân tác động dẫn đến tình trạng Cây Di sản bị suy giảm dần sức sống và cuối cùng bị chết. Do vậy, vấn đề cấp thiết hiện nay cần phải có giải pháp chăm sóc sức khỏe nhằm kéo dài tuổi thọ cho Cây Di sản đã được công nhận và vinh danh.

Sự kiện vinh danh Cây Di sản Việt Nam do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam khởi xướng và phát động từ 18/3/2010. Trên 6.000 Cây Di sản Việt Nam đã được công nhận trong 13 năm qua đều là cây cổ thụ bởi một trong các tiêu chí công nhận Cây Di sản là nếu cây moc tự nhiên phải có từ 200 năm tuổi và nếu cây được trồng phải từ hơn 100 năm tuổi. Thực tế, đã công nhận và vinh danh nhiều Cây Di sản có số năm tuổi cao hơn tiêu chí rất nhiều. Có một số Cây Di sản có số năm tuổi rất cao: Cây Táu bạc trước đền Thiên Cổ tại thôn Hương Lan (xã Trưng Vương, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) là cây có năm tuổi nhiều nhất trong các Cây Di sản với trên 2.200 năm tuổi theo phả hệ; cây Sa mu dầu ở thượng nguồn Khe Bu (VQG Pù Mát, xã Châu Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) có hơn 2.000 năm tuổi; cây Pơ mu ở Tây Giang (Quảng Nam )hơn 1.500 năm tuổi (đếm vòng sinh trưởng)...

Cây Táu bạc trước đền Thiên Cổ tại thôn Hương Lan (xã Trưng Vương, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) là cây có năm tuổi nhiều nhất trong các Cây Di sản với trên 2.200 năm tuổi theo phả hệ. 

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, các chuyên gia tại Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, qua quan sát thực địa cho thấy một số Cây Di sản và cây cổ thụ (những cây đạt tiêu chí về số năm tuổi của Cây Di sản nhưng chưa được vinh danh) bị rơi vào tình trạng sinh trưởng từ xấu đến rất xấu, không thể cứu chữa được và cuối cùng bị chết. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra:

Thứ nhất, do hầu hết các Cây Di sản đều là cổ thụ, có nhiều năm tuổi, số năm tuổi của không ít Cây Di sản có thể đã đạt tới hoặc gần tới giới hạn tuổi thọ của loài. Thực tế không thể phủ nhận là các Cây Di sản và cây cổ thụ đã sinh trưởng phát triển bình thường, tồn tại nhiều trăm năm thậm chí tới hơn 2.000 năm tuổi. Điều đó chứng tỏ các Cây Di sản và cây cổ thụ đã thích nghi được với mọi tác động phức tạp của môi trường sống xung quanh. Tuy nhiên, hầu hết các loài sinh vật nói chung và Cây Di sản nói riêng khi gia tăng tuổi thọ thì đều có sức đề kháng kém với mọi tác động bất lợi của điều kiện môi trường sống, nhất là ở các môi trường có hoạt động mạnh mẽ của con  người được tiến hành trong điều kiện biến đổi khí hậu.

Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy khi nồng độ khí CO2 trong không khí gia tăng đã làm giảm hàm lượng các chất chứa nitơ trong mô thực vật xanh do nới rộng tỷ lệ cácbon:nitơ trong thực vật xanh. Điều này dẫn đến làm giảm cơ chế tự vệ (sức đề kháng) dựa vào hoạt chất chưa ni tơ ở các loài thực vật xanh ngay cả khi cây xanh chưa phải là cổ thụ. Trong điều kiện nồng độ khí CO2 gia tăng, thảm thực vật xanh phát triển mạnh mẽ về lá và thân tạo thành thảm thực vật với tán lá rậm rạp hơn làm gia tăng ẩm độ trong tán lá cây xanh, dẫn đến độ ẩm trên mặt lá cây xanh gia tăng và thời gian mặt lá cây xanh có ẩm độ cao được kéo dài hơn. Sự thay đổi này đã tạo thuận lợi cho sinh vật gây bệnh xâm nhiễm thực vật xanh

Ngoài ra, nồng độ khí CO2 cao làm tăng sinh trưởng của một số loài nấm gây bệnh hại thực vật, làm giảm tính miễn dịch đối với vật gây bệnh của thực vật xanh. Như vậy, nồng độ khí CO2 gia tăng dẫn đến tình trạng một số loài bệnh hại thực vật xanh trở nên trầm trọng hơn. Mặt khác sự nóng lên toàn cầu đã giúp côn trùng môi giới truyền bệnh virus cho thực vật xanh hoàn thành phát triển xanh, sinh sản thuận lợi. Theo đánh giá, trong điều kiện biến đổi khí hậu (nồng độ CO2 gia tăng, sự nóng lên toàn cầu) như hiện nay đã làm cho các hệ thống tự bảo vệ (sức đề kháng) của thực vật xanh trở nên kém hiệu quả và thực vật xanh trở nên mẫn cảm hơn đối với sự tấn công của các sinh vật hại.

Gốc cây bị lượng đất đá lớn đè lên do cải tạo di tích là một trong những nguyên nhân gây ra những biểu hiện suy giảm dần sức sống của cây. 

Thứ hai, nhiều Cây Di sản và cây cổ thụ thường tồn tại trong khuôn viên của các di tích lịch sử văn hóa như đình làng, chùa, đền, miếu thờ những người có công đánh giặc giữ nước hoặc xây dựng quê hương, địa điểm công cộng (quảng trường, hè phố...) tại các địa phương. Việc tôn tạo, tu sửa các di tích, địa điểm công cộng này đã làm thay đổi đáng kể không gian, khu mặt bằng xung quanh gốc Cây Di sản và cây cổ thụ, tác động mạnh mẽ đến Cây Di sản và cây cổ thụ.

Tại một số địa phương, khi tôn tạo các di tích với nguồn kinh phí lớn đã mở rộng di tích cũ chạm tới gần Cây Di sản và cây cổ thụ hoặc xây mới công trình cho di tích ở xung quanh Cây Di sản và cây cổ thụ. Việc này dẫn đến đào móng sát vào gốc cây, chạm vào nhiều rễ cây. Nơi tu sửa nhẹ nhàng nhất là đổ bê tông/ rải nhựa thành một lớp dày liền khối sát hoặc gần sát vào gốc Cây Di sản và cây cổ thụ để mở rộng sân di tích hoặc làm đường. Lớp bê tông/ nhựa dày liền khối này sẽ ngăn cản sự trao đổi không khí, nước tự nhiên ở gốc cây và khi thời tiết nắng to với nhiệt độ cao đã gây ra hiệu ứng nóng cục bộ xung quanh gốc cây kéo dài rất lâu sau khi mặt trời đã lặn.

Điều này làm ảnh hưởng không rõ ràng với các cây thân gỗ còn ít năm tuổi đang sinh trưởng mạnh (minh chứng là sau vài năm lớp bê tông ở gốc cây có thể bị nứt vỡ, bị đội lên do sự tăng trưởng của rễ chính và gốc cây, nhưng điều này lại gây ảnh hưởng rất lớn cho những thân cây gỗ đã ở giai đoạn già như Cây Di sản và cây cổ thụ khi không còn sức tăng trưởng về kích thước.

Công tác khảo sát sức khỏe, tư vấn chữa bệnh cho Cây Di sản là một trong những nhiệm vụ quan trọng được phối hợp triển khai để kéo dài tuổi thọ cho cây. 

Thứ ba, một số Cây Di sản sau khi được vinh danh hoặc cây cổ thụ được địa phương xây bồn cao từ vài chục phân đến gần một mét bao xung quanh vùng gốc và đổ đất lấp đầy. Điều này khiến vùng cổ rễ Cây Di sản và cây cổ thụ bị ngập sâu trong lớp đất dày, gây khó khăn cho sự trao đổi khí của vùng cổ rễ cây. Tình trạng vùng cổ rễ cây bị lấp ngập sâu trong đất kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây thực vật thân gỗ lâu năm, dẫn đến làm suy giảm sức sống và sức đề kháng của cây thực vật thân gỗ lâu năm.

Thứ tư, do ý thức chưa cao của một số người dân trong việc bảo vệ Cây Di sản và cây cổ thụ. Tại một số nơi người dân đã lập quầy bán hàng vặt, quán giải khát ngay dưới gốc Cây Di sản và cây cổ thụ. Có những Cây Di sản và cây cổ thụ bị đóng đinh lớn vào thân cây để chăng dây điện treo các loại, kéo dây để căng bạt làm quán bán hàng. Một số người thiếu ý thức đã dùng các vật rắn để khắc chữ lên thân Cây Di sản và cây cổ thụ. Điển hình là cây Đa di sản (800 năm tuổi) tại bán đảo Sơn Trà (TP Đà Nẵng) có chi chít các vết khắc tên trên thân cây do khách tham quan để lại. 

Thứ năm, hầu hết Cây Di sản và cây cổ thụ bị các sinh vật hại tấn công, nhưng không được phát hiện và phòng chống kịp thời.Sau nhiều năm, các sinh vật gây hại này tích lũy thành số lượng lớn và dưới tác động gây hại của chúng đã làm Cây Di sản và cây cổ thụ rơi vào tình trạng không thể cứu chữa và bị chết.

Ngoài ra, theo đánh giá của các chuyên gia, nhà khoa học tại Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, công tác chăm sóc kéo dài tuổi thọ cho Cây Di sản thời gian qua gặp nhiều khó khăn. Trong đó, hầu hết các Cây Di sản và cây cổ thụ có nhiều năm tuổi, có sức đề kháng kém với mọi tác động bất lợi của điều kiện biến đổi khí hậu trong môi trường sống. Đây là khó khăn không thể khắc phục vì là thuộc tính của Cây Di sản và cây cổ thụ.

Các nghiên cứu liên quan đến sinh học, sinh thái, sinh lý của Cây Di sản và cây cổ thụ hầu như chưa được quan tâm. Bên cạnh đó, vị trí của rất nhiều Cây Di sản, cây cổ thụ được gắn liền với các khu di tích lịch sử, các công trình kiến trúc cổ, các điểm tâm kinh hoặc đường phố. Do đó, có những biện pháp chăm sóc có thể rất hiệu quả để kéo dài tuổi thọ của Cây Di sản và cây cổ thụ, nhưng không thể áp dụng được.

Cây Di sản trên huyện đảo Trường Sa 

Cây Di sản không chỉ là niềm tự hào của người dân ở nơi có cây này mọc, trong lĩnh vực bảo vệ cảnh quan môi trường và phát triển bền vững, góp phần phát triển du lịch, tạo sinh kế cho người dân, mà còn là một nguồn gen đặc biệt của nhiều loài thuốc quý, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Các Cây Di sản hùng vĩ tồn tại, chống chịu và thích nghi với khí hậu khắc nghiệt qua hàng trăm năm, nhiều cây đến hàng nghìn năm, là một tài sản quý của đất nước. Ngoài giá trị thẩm mỹ tạo cảnh quan đẹp, nó còn có giá trị văn hóa, lịch sử và tâm linh, đã gắn bó với con người và cộng đồng dân cư của các địa phương trên cả nước. Do vậy, việc thúc đẩy các giải pháp nhằm hạn chế tác động bất lợi trong công tác bảo tồn Cây Di sản và cây cổ thụ là nhiệm vụ quan trọng mà các địa phương cần chú trọng triển khai. 

 

 

PV 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline