Hotline: 0941068156

Thứ năm, 19/09/2024 08:09

Tin nóng

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Thứ năm, 19/09/2024

'Giảm phát thải' - hướng phát triển bền vững ngành chăn nuôi

Thứ bảy, 14/09/2024 06:09

TMO - Bên cạnh những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, ngành chăn nuôi cũng đặt ra nhiều thách thức cho vấn đề bảo vệ môi trường và phát thải khí nhà kính.

Hằng năm, lĩnh vực chăn nuôi đóng góp 25-26% vào GDP của ngành Nông nghiệp và là một trong những phân ngành nông nghiệp phát triển nhanh nhất. Hơn 1 thập kỷ qua, lĩnh vực này duy trì mức tăng trưởng từ 4,5 đến 6%. Do vậy, đã từ lâu, chăn nuôi được xác định là một ngành chủ lực, cần phải chuyển dịch từ chăn nuôi quy mô nhỏ sang chăn nuôi tập trung, hàng hóa, quy mô lớn. 

Theo số liệu thống kê năm 2022, Việt Nam có khoảng 8 triệu con trâu bò, 24,7 triệu con lợn và 380 triệu con gia cầm (GSO 2018-2023). Theo Chiến lược chăn nuôi được phê duyệt, năm 2030 Việt Nam sẽ có khoảng 10 triệu trâu bò, 30 triệu lợn và khoảng 670 triệu con gia cầm. Bên cạnh những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, ngành chăn nuôi cũng đặt ra nhiều thách thức cho vấn đề bảo vệ môi trường và phát thải khí nhà kính.

Ước tính mỗi năm có trung bình 61 triệu tấn phân và trên 304 triệu m³ nước thải chăn nuôi được thải ra từ các loại vật nuôi chính. Ước tính mỗi năm ngành chăn nuôi tại Việt Nam thải ra 61 triệu tấn phân, trên 304 triệu m³ nước thải và thải ra gần 15 triệu tấn CO2. Kết quả kiểm kê khí nhà kính cho thấy ngành chăn nuôi hàng năm thải ra khoảng 18,5 triệu tấn CO2e, chiếm 19% lượng phát thải trong nông nghiệp.

Ngành chăn nuôi là một trong các nguồn phát thải khí nhà kính như khí CH4, CO... là nguyên nhân gây nên tình trạng nóng lên toàn cầu. Vì vậy, việc giảm phát thải trong chăn nuôi là điều vô cùng quan trọng và cấp thiết. Vì vậy trong thời gian tới, cần khuyến khích chăn nuôi phát triển theo hướng chuyên nghiệp hóa theo mô hình kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải khí nhà kính.

Theo Ban quản lý các dự án Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phát thải KNK từ chăn nuôi bao gồm 2 nguồn chính: Đó là khí CH4 từ dạ cỏ của động vật nhai lại và khí CH4, N2O từ phân động vật. Theo kết quả kiểm kê KNK năm 2016, lượng KNK phát thải từ dạ cỏ của động vật nhai lại chiếm tỷ trọng cao nhất là 444 nghìn tấn khí CH4 (tương đương 12,42 triệu tấn CO2e), tiếp đến là phát thải từ phân động vật bao gồm 11,2 nghìn tấn khí N2O (tương đương 2,97 triệu tấn CO2e) và 112 nghìn tấn khí CH4 (tương đương 3,13 triệu tấn CO2e).

Trong số các động vật có phát thải khí mê tan từ dạ cỏ thì bò sữa gây phát thải nhiều nhất, khoảng 68 kg khí CH4/con/ năm. Tiếp theo đó là bò thịt và trâu, từ 47 - 55 kg CH4/con/năm. Ngựa có hệ số phát thải thấp, chỉ 18 kg CH4/con/năm. Các động vật ăn cỏ còn lại như dê, cừu có hệ số phát thải không đáng kể, khoảng 5 kg CH4/ năm. Tuy nhiên, do số lượng chăn nuôi bò thịt và trâu ở nước ta khá lớn nên lượng phát thải khí mê tan hàng năm từ bò thịt lên tới 245 nghìn tấn, tiếp theo là trâu với 138 nghìn tấn và bò sữa là 19 nghìn tấn/năm.

Ngành chăn nuôi cần chú trọng phát triển theo mô hình kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải, hạn chế tác động tới môi trường (Ảnh minh họa). 

Theo Ban quản lý các dự án Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chính phủ cần đầu tư hỗ trợ các nghiên cứu và cung cấp các chế phẩm vừa giúp làm giảm phát sinh khí CH4 từ dạ cỏ trâu bò đồng thời cải thiện dinh dưỡng cho trâu bò; cho phép phát điện biogas để nối mạng điện lưới nhằm khuyến khích các chủ trang trại đầu tư máy phát điện biogas công suất lớn để tận dụng hết khí gas sinh ra nhằm đem lại lợi nhuận cho chủ trang trại, giảm thiểu tình trạng xả khí CH4 trực tiếp ra môi trường; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần sớm ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sử dụng chất thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý cho các công nghệ thu gom, vận chuyển chất thải chăn nuôi.

Các chuyên gia cho rằng, chất thải chăn nuôi được coi là nguồn nguyên liệu đầu vào, là tiềm năng phát triển năng lượng khí sinh học. Khí sinh học  tạo ra từ chất thải có thể là chìa khóa để thúc đẩy năng lượng bền vững trong tương lai. Hiện nay, ở Việt Nam có hàng nghìn hệ thống khí sinh học được lắp đặt quy mô hộ gia đình sử dụng cho mục đích đun nấu, một số hệ thống máy phát điện khí sinh học được lắp đặt phân tán ở các trang trại chăn nuôi thay thế cho máy phát chạy bằng dầu diesel.  

Tại nước ngoài, chất thải trong chăn nuôi sau khi được thu gom sẽ được đưa đến khu chứa thải để xử lý làm phân compost. Phương thức xử lý là ủ yếm khí, ủ hiếu khí, xử lý Nito, photpho,…Nguồn chất thải này sau khi được xử lý sẽ được sử dụng làm phân bón, sản xuất năng lượng tái tạo… Đối với chất lỏng trong chăn nuôi sẽ được gom về bồn, bể hoặc ao hồ để tách loại phần rắn. Trong đó, chất thải rắn sẽ được xử lý yếm khí (biogas) hoặc hiếu khí, xử lý Nito, photpho…Còn lại nước thải qua xử lý sẽ được trả về nguồn nước ngầm, bơm vào nguồn…

Còn tại Việt Nam hiện nay, chương trình biogas được triển khai rất hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả tích cực của việc xử lý chất thải qua hầm biogas thì vẫn còn những bất cập. Hiện nay, rất nhiều hộ gia đình, hộ chăn nuôi chọn thể tích hầm biogas chưa phù hợp. Số lượng chất thải quá lớn nhưng hầm chứa không phù hợp đã dẫn đến việc đầy tràn, giảm thể tích hoạt động, thậm chí là rách, thủng gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Theo Hội Chăn nuôi Việt Nam, kiểm soát môi trường và khí phát thải chăn nuôi của Việt Nam là những vấn đề lớn và còn nhiều bất cập, do mật độ chăn nuôi của Việt Nam thuộc tốp những nước có mật độ chăn nuôi lớn nhất trên thế giới. Bên cạnh đó, Việt Nam là nước có diện tích tự nhiên đứng thứ 66 thế giới, nhưng có số đầu lợn đứng thứ 6 và đàn thủy cầm đứng thứ 2 thế giới...quy mô chăn nuôi nhỏ chiếm tỷ lệ cao; công nghệ xử lý chất thải tuy nhiều, nhưng chưa hoàn thiện và phù hợp, nhất là ở các cơ sở chăn nuôi vừa và nhỏ đang chiếm tỷ lệ lớn trong sản xuất.

Hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng, xử lý chất thải và kiểm soát khí nhà kính trong chăn nuôi là vấn đề cần phải được danh nghiệp, người chăn nuôi tự giác và chủ động thực hiện. Xử lý chất thải chăn nuôi đòi hỏi công nghệ phù hợp và chi phí lớn, rất cần Nhà nước có chính sách hỗ trợ về đất đai cho chăn nuôi tập trung, tuyên truyền nâng cao nhận thức, phổ biến công nghệ phù hợp cho các loại hình chăn nuôi và có tín dụng ưu đãi cho người chăn nuôi vay đầu tư áp dụng công nghệ phù hợp, hiệu quả.

Nhà nước cần tăng cường các hoạt động tuyên truyền, đào tạo cán bộ kỹ thuật chuyên môn, hoàn thiện các công nghệ, chính sách để nâng cao năng lực quản lý và ứng dụng các công nghệ trong xử lý chất thải, kiểm kê và kiểm soát khí nhà kính trong chăn nuôi, đảm bào đến khi Nhà nước đưa các cơ sở chăn nuôi vào diện phải kiểm kê khí nhà kính, thì mọi yếu tố đã được chuẩn bị sẵn sàng.

Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định: Ngành chăn nuôi Việt Nam đang đứng trước một bước ngoặt quan trọng, với những cơ hội và thách thức song hành. Theo đó, việc chuyển đổi sang mô hình chăn nuôi xanh không chỉ là một yêu cầu cấp thiết mà còn là con đường duy nhất để ngành chăn nuôi Việt Nam phát triển bền vững trong tương lai. Do đó, một trong những ưu tiên hàng đầu để xanh hóa ngành chăn nuôi là tăng cường hợp tác quốc tế và chuyển giao công nghệ, nhằm tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới.

 

Thu Trang 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline