Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 23/11/2024 15:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ bảy, 23/11/2024

Giải pháp chăm sóc kéo dài tuổi thọ Cây Di sản

Thứ năm, 20/04/2023 15:04

TMO - Đánh giá của các chuyên gia cho thấy, hoạt động phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng cho xã hội trong điều kiện biến đổi khí hậu, cũng như các nhóm sinh vật gây hại ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ Cây Di sản. Thực tế này đòi hỏi các địa phương, đơn vị có chuyên môn triển khai các giải pháp nhằm hạn chế tác động bất lợi của môi trường để nâng cao sức đề kháng, tuổi thọ của Cây Di sản.

Sự kiện vinh danh Cây Di sản Việt Nam do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam khởi xướng và phát động từ 18/3/2010. Sau hơn 13 năm triển khai đến nay trên 6.000 Cây Di sản đã được công nhận. Đây là một thành tích lớn trong bảo tồn tại chỗ đa dạng sinh học và loài gen thực vật của Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm qua một số Cây Di sản sau khi được công nhận, vinh danh thì bị suy giảm dần sức sống và cuối cùng bị chết. Vì vậy, vấn đề cấp thiết hiện nay cần phải có giải pháp chăm sóc sức khỏe nhằm kéo dài tuổi thọ cho Cây Di sản đã được công nhận và vinh danh.

Trước tiên, đối với nhóm giải pháp mang tính quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học tại Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho rằng, việc lập “sổ theo dõi sức khỏe” Cây Di sản cần được chú trọng. Thời gian qua, có trường hợp khi Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam nhận được thông tin tư vấn để cứu Cây Di sản/ cây cổ thụ thì đã quá muộn. Có Cây Di sản/ cây cổ thụ bị chết do sinh vật hại vì phát hiện sự xâm nhiễm của các sinh vật hại quá muộn.

Để khắc phục tình trạng này, cần phải thường xuyên quan sát, theo dõi tình trạng sức khỏe của Cây Di sản/cây cổ thụ. Nên có “sổ theo dõi sức khỏe” cho từng Cây Di sản/cây cổ thụ để ghi chép về hiện trạng sức khỏe Cây Di sản/cây cổ thụ. Định kỳ 10 ngày hoặc 15 ngày một lần cử người quan sát hiện trạng Cây Di sản/cây cổ thụ và ghi chép vào “sổ theo dõi sức khỏe”. Khi thấy những triệu chứng bất thường (biến màu của tán lá, rụng lá, héo lá....) xuất hiện trên Cây Di sản/cây cổ thụ thì cần kịp thời nhờ các cơ quan/cán bộ có chuyên môn xác định nguyên nhân và tìm biện pháp xử lý càng sớm càng tốt. Đây là giải pháp rất quan trọng để phát hiện kịp thời những trạng thái bất bình thường về tình trạng sinh lý cũng như sự xâm nhiễm của các sinh vật gây hại đối với Cây Di sản/cây cổ thụ.

Bên cạnh đó, cần thông tin tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ Cây Di sản. Đây là giải pháp cần thiết để tuyên truyền giá trị bảo tồn đa dạng sinh học, giá trị văn hóa và bảo vệ môi trường của Cây Di sản/cây cổ thụ nhằm nâng cao ý thức bảo vệ Cây Di sản/cây cổ thụ cho người dân trong cộng đồng. Đặc biệt, khi Cây Di sản/cây cổ thụ nằm trong điểm du lịch thì cần nhắc nhở, cảnh báo cho khách du lịch ý thức bảo vệ Cây Di sản/cây cổ thụ (không ngắt/ bẻ cành, lá và không được dùng các vật rắn để khắc chữ, vẽ hình nhăng nhít lên thân Cây Di sản/cây cổ thụ.

Tạo không gian thông thoáng xung quanh Cây Di sản là một trong những giải pháp quan trọng nhằm kéo dài tuổi thọ cho cây. 

Đối với nhóm giải pháp hạn chế tác động bất lợi của môi trường để nâng cao sức đề kháng của Cây Di sản, các chuyên gia cho rằng: Thứ nhất cần tạo không gian thông thoáng xung quanh Cây Di sản. Các nghiên cứu chỉ ra rằng đối với các loài thực vật nói chung và các loài thực vật thân gỗ nói riêng, vùng rễ hoạt động hút nước, dinh dưỡng khoáng cho cây thường vươn xa khỏi gốc một khoảng ít nhất bằng (thường vượt xa hơn) độ rộng hình chiều thẳng đứng trên mặt đất của tán lá. Thực tế tại các địa phương cho thấy rất nhiều Cây Di sản/cây cổ thụ bị chèn ép về không gian ở mức đáng báo động, không đủ không gian sống bình thường cho cây. Do đó, tạo và giữ khoảng không gian (vùng mặt đất xung quanh gốc Cây Di sản/cây cổ thụ) thông thoáng thích hợp cho cây là một yếu tố rất quan trọng trong chăm sóc để kéo dài tuổi thọ cho Cây Di sản/cây cổ thụ. 

Tùy điều kiện cụ thể của nơi có Cây Di sản/cây cổ thụ cần tạo và giữ vùng mặt đất xung quanh gốc Cây Di sản/cây cổ thụ một khoảng không gian thông thoáng rộng tối thiểu bằng độ rộng hình chiếu thẳng đứng trên mặt đất của tán lá Cây Di sản/cây cổ thụ. Làm được điều này sẽ tạo điều kiện cho hệ rễ Cây Di sản/cây cổ thụ dễ dàng trao đổi không khí và tiếp nhận nguồn nước. Khi tôn tạo, tu sửa di tích hay địa điểm công cộng tránh tối đa việc mở rộng công trình về phía Cây Di sản/cây cổ thụ. Đặc biệt không đổ lớp bê tông liền khối làm đường đi trên mặt đất vùng xung quanh Cây Di sản/cây cổ thụ. 

Trong trường hợp bất khả kháng phải làm đường đi hoặc làm sân thì cần để lại một vùng đất (rộng nhất có thể) nằm trong hình chiếu thẳng đứng của tán lá Cây Di sản/cây cổ thụ không đổ lớp bê tông liền khối. Tại vùng đất này nên dùng các phiến bê tông nhỏ để lát, các phiến bê tông lát cách nhau 5-10cm (bỏ trống, không gắn vữa xi măng, có thể bỏ đầy cát/ đất phù sa). Đối với những nơi đã đổ lớp bê tông/nhựa dày liền khối sát vào gốc Cây Di sản/cây cổ thụ thì nên tháo dỡ lớp bê tông này trả lại mặt đất như trước đất ở vùng xung quanh gốc cây. Biện pháp này đã được thực hiện đối với một số cây cổ thụ tại TP Trà Vinh và cùng với một số biện pháp khác đã có hiệu quả giúp hàng trăm cây cổ thụ tại TP Vinh phục hồi sức sống mạnh mẽ.

Xung quanh gốc Cây Di sản/cây cổ thụ không được xây thành bồn và đổ đất lấp lên phần gốc cây. Những bồn cao lấp đầy đất ở xung quanh gốc Cây Di sản/cây cổ thụ đã xây cần được tháo dỡ, lấy đất chuyển đi cho hở phần gốc cây tiếp giáp cổ rễ. Không để úng nước ở vùng đất xung quanh gốc Cây Di sản/cây cổ thụ. Điều kiện úng nước sẽ thuận lợi cho các nấm gây bệnh thối rễ, lở cổ rễ phát triển mạnh.

Đối với cây xanh che bóng trên hè đường phố là Cây Di sản/cây cổ thụ cũng không nên lát gạch/đá trang trí như các hè phố khác, cần để một khoảng trống (rộng nhất có thể) xung quanh gốc Cây Di sản/cây cổ thụ. Tạo và giữ khoảng trống của các Cây Di sản/cây cổ thụ trên hè phố bằng cách tránh xây dựng điểm đỗ xe ô tô buýt sát vào các Cây Di sản/cây cổ thụ, không sử dụng vùng xung quanh gốc Cây Di sản/cây cổ thụ`trên hè phố làm chỗ ngồi bán hàng lẻ, hàng giải khát hay tụ tập của các xe ôm.

Vùng đất xung quanh gốc Cây Di sản/cây cổ thụ không để các loài thực vật thân bụi và các loài cỏ thân thảo phát triển rậm rạp. Đặc biệt, phần sát gốc Cây Di sản/cây cổ thụ phải tạo sự thông thoáng tối đa, tránh để ẩm độ cao nhằm hạn chế sự phát triển của các loài nấm đất gây bệnh thối gốc, thối cổ rễ, thối rỗng thân Cây Di sản. Khi Cây Di sản/cây cổ thụ trở thành điểm du lịch, việc giữ và đảm bảo không gian thông thoáng xung quanh cây phải được đặt ra từ đầu. Phải tính toán, quy định khoảng cách hợp lý cho khách du lịch tiếp cận Cây Di sản/cây cổ thụ. Các quầy bán hàng lưu niệm, giải khát... phải được bố trí sao cho hợp lý, thuận tiện, có mỹ quan và không gây ảnh hưởng đến không gian sống của Cây Di sản/cây cổ thụ. Cần có biển cảnh báo nghiêm cấm hành động xâm phạm Cây Di sản/cây cổ thụ.

Vệ sinh, chăm sóc cây Đa, Cây Di sản tại xóm Quýt, Ba Vì, Hà Nội. 

Thứ hai, cần tới nước cho cây khi cần thiết bởi Cây Di sản/cây cổ thụ rất mẫn cảm với sự thiếu hụt nước do hệ rễ cây quá già cỗi. Khi thiếu nước, lá và cành non của Cây Di sản nhanh chóng bị héo. Tình trạng thiếu nước kéo dài dẫn đến làm rụng lá và khô cành. Khi Cây Di sản/cây cổ thụ có trạng thái sinh lý trở nên suy yếu sẽ dễ hấp dẫn một số loài côn trùng đến gây hại. Do đó, khi bị khô hạn, tác hại của các loài sinh vật hại đối với Cây Di sản/cây cổ thụ càng biểu hiện trầm trọng hơn. Vì vậy, khi thời tiết nắng nóng liên tục, không có mưa hay khi mùa khô đến phải ngay lập tức tưới nước định kỳ cho Cây Di sản/cây cổ thụ, tuy nhiên tránh tưới quá nhiều trong một lần.

Thứ ba, phủ lớp vật liệu hữu cơ lên mặt đất ở vùng gốc Cây Di sản: Định kỳ một năm một lần tiến hành phủ lớp mỏng (5-10cm) vật liệu nguồn gốc thực vật lên vùng mặt đất nằm trong hình chiếu thẳng đứng của tán lá xung quanh gốc Cây Di sản/cây cổ thụ. Lớp vật liệu gồm dăm gỗ, mùn cưa, vỏ cây chặt nhỏ như làm thuốc bắc, rơm rạ mục... Không phủ sát lớp vật liệu này sát vào gốc cây, lớp vật liệu này giúp duy trì độ ẩm của đất, khi trời nắng to sẽ chống sự bay hơi nước từ vùng đất xung quanh gốc Cây Di sản/cây cổ thụ. Theo thời gian, lớp vật liệu này phân hủy sẽ giúp cải thiện tính chất đất ở vùng rễ, bổ sung dinh dưỡng giúp Cây Di sản/cây cổ thụ sinh trưởng phát triển tốt.

Thứ tư, cắt và tỉa cành cho Cây Di sản/cây cổ thụ, khi cần thiết phải tiến hành cắt và tỉa cành Cây Di sản/cây cổ thụ. Các cành bị héo, chết khô, cành tăm, chồi vượt (chồi mọc từ gốc cây, tán cây)cần được cắt bỏ. Các cành này được cắt bỏ vào thời gian cuối mùa sinh trưởng của Cây Di sản/cây cổ thụ. Không cắt và tỉa cành vào những ngày có mưa, hay trong giai đoạn đang xảy ra hạn hán và cây đang ở tình trạng thiếu nước. Việc tỉa cành của Cây Di sản/cây cổ thụ phải bằng dụng cụ chuyên dùng và do người có chuyên môn thực hiện.

Thứ năm, cung cấp bổ sung chất dinh dưỡng cho Cây Di sản: Các loài cây xanh nói chung và Cây Di sản/cây cổ thụ nói riêng đều phải lấy chất khoáng dinh dưỡng từ đất. Việc bón phân cho cây thân gỗ lâu năm rất khó vì yêu cầu dinh dưỡng của cây ở các năm tuổi khác nhau là rất khác nhau. Hiện nay mới chỉ có những nghiên cứu chi tiết về bón phân cho cây ăn quả thân gỗ lâu năm mà chưa là cây cổ thụ. Do đó, những vấn đề liên quan đến bổ sung dinh dưỡng cho Cây Di sản/cây cổ thụ nêu dưới đây chỉ là vấn đề chung có tính nguyên tắc để tham khảo. 

Kinh nghiệm tốt nhất là hằng năm bón phân chuồng và phân hữu cơ vi sinh cho Cây Di sản/cây cổ thụ. Để bón phân chuồng hoặc phân hữu cơ, cần đào rãnh vòng quanh ở mép hình chiếu thẳng đứng của tán lá, rãnh sâu 15-20cm và rộng 20-30cm, bỏ phân chuồng hoặc phần hữu cơ xuống rãnh và lấp đất lên trên. Phân hóa học được bón vào từng lỗ nhỏ sâu 15-20cm theo vòng tròn nằm trong phạm vi hình chiếu thẳng đứng của tán lá, bỏ phân hóa học xuống lỗ và lấp đất lên trên.

Bón phân chuồng hoặc phân hữu cơ cho Cây Di sản/cây cổ thụ vào cuối mùa sinh trưởng của cây. Phân hóa học được bón vào mùa sinh trưởng của cây, không bón phân vào thời gian nắng hạn và mùa khô, khi bón phân phải đảm bảo đất ở dưới tán lá cây phải luôn đủ ẩm, nếu không đủ ấm cần tưới nước.

Trong trường hợp khẩn cấp (cây bị suy kiệt dinh dưỡng nặng) có thể truyền dịch dinh dưỡng trực tiếp vào thân cây. Đây là kinh nghiệm chăm sóc cây cổ thụ tại TP Trà Vinh. Tại thành phố này, vào  năm 2016-2017 đã xác định có 800 cây trong 13.000 cây xanh ở tình trạng bị suy kiệt, trong đó gần 50% trong tình trạng nguy cấp. Từ năm 2017 đã áp dụng biện pháp chăm sóc, trong đó có biện pháp truyền dịch dinh dưỡng trực tiếp cho cây. Hai năm sau, gần 400 cây cổ thụ đã hồi phục và các cây sao già cỗi đã trổ hoa nhiều.

 

 

PV 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline