Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 13:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

Gia tăng giá trị xuất khẩu dăm gỗ và viên nén gỗ

Thứ sáu, 15/03/2024 07:03

TMO - Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu khoảng 19,5 triệu tấn dăm gỗ và viên nén gỗ, với kim ngạch đạt 2,9 tỷ USD. Thị trường Trung Quốc, Nhật Bản được nhận định tiếp tục đóng vai trò quan trọng đối với xuất khẩu ngành hàng dăm gỗ và viên nén gỗ của nước ta.

Theo báo cáo toàn cảnh ngành gỗ năm 2023 do Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam vừa công bố, năm 2023, Việt Nam xuất khẩu gần 14,42 triệu tấn dăm gỗ, đạt 2,22 tỷ USD, giảm 8,8% về lượng và 20,4 về giá trị so với năm 2022, chiếm 16,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ. Việt Nam xuất khẩu dăm gỗ sang 13 thị trường trong năm 2023, tuy nhiên Trung Quốc, Nhật Bản là hai thị trường nhập khẩu dăm gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm 92,4% tổng lượng và 92,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta.

Năm 2023, thị trường Trung Quốc nhập khẩu hơn 9,38 triệu tấn dăm gỗ từ Việt Nam, tương đương với hơn 1,435 tỷ USD; giảm 11,8% về lượng và 25,2% về giá trị so với năm 2022. Trong khi đó, thị trường Nhật Bản nhập khẩu 3,94 triệu tấn dăm gỗ từ Việt Nam, trị giá gần 610 triệu USD; giảm 10,1% về lượng và 15,7% về giá trị so với năm 2022.

Bên cạnh đó, thị trường Hàn Quốc và Đài Loan cũng nhập khẩu một lượng tương đối lớn dăm gỗ từ Việt Nam. Trong đó, lượng nhập khẩu của Hàn Quốc tăng 12,2% so với năm 2022, nhưng vì giá dăm gỗ giảm mạnh trong năm 2023 nên tổng kim nghạch giảm nhẹ 1,1%. Đối với thị trường Đài Loan, cả tổng lượng và tổng kim ngạch đều sụt giảm nặng nề: giảm 37,7% về lượng và 41,5% về giá trị so với năm 2022.

Trung Quốc, Nhật Bản là hai thị trường nhập khẩu dăm gỗ lớn nhất của Việt Nam trong năm 2023. 

Giá xuất khẩu dăm gỗ sang 3 thị trường là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc có diễn biến tương đối giống nhau với đà tăng mạnh trong suốt năm 2022 và đầu năm 2023, nhưng hạ nhiệt từ quý 2/2023 và ổn định dần về cuối năm. Cụ thể, tại thời điểm tháng 12/2023, giá xuất khẩu dăm gỗ sang Trung Quốc chỉ còn xấp xỉ 149 USD/tấn, giảm 24% so với mức trần 198 USD/tấn của năm 2022. Tương tự, mức giá xuất khẩu sang Nhật tháng 12/2023 chỉ đạt 145 USD/tấn, giảm 24% so với mức đỉnh 191 USD/tấn của năm trước.

So với hai thị trường trên, mức giá xuất khẩu trung bình tại thị trường Hàn Quốc có biên độ dao động lớn hơn khi tăng vọt lên 242 USD/tấn vào tháng 11/2022 nhưng sau đó liên tục giảm sâu về 136 USD/tấn trong tháng 9/2023. Tuy nhiên, kể từ tháng 10/2023, thị trường này có tín hiệu hồi phục khi nay giá dăm gỗ tăng mạnh, đạt mức hơn 172 USD/tấn vào tháng 12/2023Về tình hình xuất khẩu viên nén trong năm 2023.

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết đạt 4,67 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu 679,59 triệu USD, giảm 4,3% về lượng và 13,7% về giá trị so với năm 2022, chiếm 5,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ. So với giai đoạn tăng giá kỷ lục năm 2022, giá xuất khẩu viên nén trung bình năm 2023 đã giảm 9,7%. Giá viên nén liên tục giảm từ mức gần 190 USD/tấn cuối năm 2022 xuống chỉ còn xấp xỉ 135-140 USD/tấn kể từ tháng 4/2023.

Sản phẩm viên nén gỗ của Việt Nam được xuất khẩu sang 22 quốc gia và vùng lãnh thổ trong năm 2023. Trong đó, Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn là hai thị trường nhập khẩu viên nén lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 96% tổng lượng và 96,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Trong năm 2023, Nhật Bản nhập khẩu hơn 2,8 triệu tấn viên nén từ Việt Nam, tương đương với hơn 438 triệu USD, tăng 12,4% về lượng và 14,3% về giá trị so với năm 2022. Trong khi đó, Hàn Quốc chỉ nhập khẩu hơn 1,7 triệu tấn viên nén từ Việt Nam, trị giá gần 214 triệu USD, giảm 24,5% về lượng và 43,3% về giá trị so với năm 2022. Nguyên nhân khiến xuất khẩu viên nén sang Hàn Quốc giảm mạnh là do các doanh nghiệp Hàn Quốc có thêm các nguồn cung khác, ví dụ như nguồn cung viên nén giá rẻ từ Nga.

Thị trường Nhật Bản tiếp tục đóng vai trò quan trọng đối với ngành viên nén gỗ Việt Nam trong thời gian tới. 

EU là thị trường xuất khẩu viên nén đứng thứ ba của Việt Nam trong năm 2023, với lượng đạt 155,11 nghìn tấn, ứng với 25,91 triệu USD, chiếm 3,3% về lượng và 3,8% về giá trị viên nén Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường. Thị trường EU, tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong số các thị trường nhập khẩu viên nén của Việt Nam, nhưng lại trên đà tăng mạnh: tăng gần 3 lần về lượng và 3,7 lần về giá trị so với năm 2022.

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nhận định, nhu cầu nhập khẩu dăm gỗ tại thị trường Trung Quốc có xu hướng tiếp tục suy giảm trong thời gian tới, kéo theo giá xuất khẩu dăm đi xuống tại thị trường này. Nhìn chung cơ cấu thị trường xuất khẩu của dăm gỗ không có biến động đáng kể trong thời gian tới. Tuy nhiên, ngành dăm gỗ sẽ tiếp tục phải cạnh tranh ngành nguyên liệu với ngành viên nén, đặc biệt là ở các tỉnh phía Bắc do gỗ rừng trồng là đầu vào chính cho cả hai ngành ở khu vực này. Do đó, các doanh nghiệp và cơ quan quản lý cần xem xét đầu tư xây dựng nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung ổn định cho sản xuất và xuất khẩu.

Thị trường Nhật Bản tiếp tục đóng vai trò quan trọng đối với ngành viên nén gỗ Việt Nam trong thời gian tới. Các doanh nghiệp Việt Nam còn có cơ hội thay thế nguồn cung viên nén từ Indonesia cho thị trường Nhật Bản bởi nguồn cung viên nén làm từ vỏ dầu cọ có nguồn gốc từ Indonesia có thể sẽ không đạt được chứng chỉ bền vững theo yêu cầu của thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, các nhà máy nhiệt điện tại Nhật Bản sẽ chịu lỗ nếu không có trợ cấp từ chính phủ. Vì vậy, nhu cầu nhập khẩu của Nhật Bản dự kiến sẽ không tăng trong ngắn hạn.

Trong khi đó, thị trường viên nén tại Hàn Quốc dự kiến không có nhiều biến động trong thời gian tới do các nhà nhập khẩu của nước này ưu tiên nguồn viên nén giá rẻ. Thị trường EU được đánh giá rất tiềm năng đối với sản phẩm viên nén, tuy nhiên yêu cầu của thị trường này khắt khe hơn Nhật Bản và Hàn Quốc, đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nhiều chi phí để cải thiện thiết bị và công nghệ trong tương lai.

Để giảm phụ thuộc vào hai thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản, doanh nghiệp viên nén cần tìm hiểu, thúc đẩy tiêu thụ tại các thị trường mới như EU và nội địa. Hiện tại, nhu cầu viên nén (và dăm gỗ) cho tiêu thụ nội địa có khả năng gia tăng trong tương lai do cam kết giảm phát thải của Chính phủ Việt Nam và các doanh nghiệp tự giác chuyển đổi từ nguồn nguyên liệu phát thải cao sang viên nén. Ngoài ra, phế phụ phẩm của ngành chế biến, sản xuất đồ gỗ (đầu mẩu gỗ, gỗ vụn, vỏ bào, mùn cưa…) cũng được sử dụng để sản xuất viên nén và dăm gỗ. 

 

 

Nguyễn Hạnh 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline