Hotline: 0941068156

Thứ năm, 16/01/2025 09:01

Tin nóng

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 16/01/2025

Gia tăng chuỗi giá trị ngành hàng sen Đồng Tháp

Thứ ba, 16/07/2024 07:07

TMO - Để ngành hàng sen Đồng Tháp phát triển bền vững và hiệu quả, cần sự phối hợp đồng bộ để tập trung nâng cao chuỗi giá trị, đa dạng hóa sản phẩm chế biến sâu gắn với kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh, chất lượng bền vững đáp ứng nhu cầu thị trường.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, vùng trồng sen của tỉnh tập trung chủ yếu tại các huyện Tháp Mười, Cao Lãnh, Châu Thành với diện tích lớn, các huyện Thanh Bình, Tân Hồng, Tam Nông mới phát triển gần đây. Đến cuối năm 2023, diện tích trồng sen toàn tỉnh đạt 1.838 ha (vượt 31,3% so với chỉ tiêu đến năm 2025 là 1.400 ha). Hiện đã sưu tập, nhân giống được 52 chủng loại giống sen. Giống sen trồng phổ biến nhất tại Đồng Tháp là giống sen hồng, sen lấy gương, sen lấy ngó. Với hơn 100 sản phẩm là thực phẩm, mỹ phẩm từ sen trong đó có 59 sản phẩm sen đạt OCOP.

Về quy trình canh tác bền vững, hướng tới chất lượng cao đảm bảo quá trình sản xuất sen được thực hiện một cách an toàn và tuần hoàn, từ việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu cho đến xử lý và tái chế chất thải. Các biện pháp bảo vệ môi trường cần được tích hợp từ giai đoạn lập kế hoạch đến vận hành hàng ngày. Ngoài sản phẩm sen chế biến thức ăn, nước uống còn các sản phẩm tiềm năng từ sen như dùng trong mỹ phẩm như nước hoa sen, son sen; gia dụng hàng ngày gồm xà phòng sen, hương thắp sen hay dùng trong may dệt may, thời trang (tơ sen, vải tơ sen, áo dài từ tơ sen, túi)….

Hiện nay, vùng trồng sen có diện tích khoảng 152 ha tại khu du lịch Đồng Sen Tháp Mười, với 10 điểm du lịch sen thuộc 3 xã Mỹ Hòa, Trường Xuân và Tân Kiều; các điểm sen du lịch này đều xuất phát từ đất của chính người dân và họ khai thác trồng sen phát triển loại hình du lịch trải nghiệm. Trung bình một tháng các điểm tham quan đồng sen đón và phục vụ trên 10.000 lượt khách. Đã thực hiện bản đồ số về sen với thể hiện các nội dung về vùng trồng, cơ sở chế biến, kinh doanh, địa điểm du lịch...xây dựng hình ảnh Đồng Tháp là “Quê Sen”, “Thủ phủ Sen” hay “Đất Sen Hồng”.

Sen là một trong 5 ngành hàng kinh tế chủ lực về tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp. Đến nay tất cả các bộ phận của sen đều được khai thác để chế biến thành các sản phẩm. Ảnh: VT. 

Đồng Tháp được đánh giá là một trong những địa phương có nhiều đặc sản độc đáo và có tiềm năng; trong đó, có các món ẩm thực từ sen vô cùng hấp dẫn và đa dạng, đã xác lập kỷ lục Việt Nam và thế giới với 200 món ăn chế biến từ sen, xây dựng bản đồ sen và sách về Sen Đồng Tháp thuần khiết như hồn sen – hành trình phát huy giá trị nhằm quảng bá hình ảnh sen Đồng Tháp đến tất cả bạn bè trong nước và quốc tế biết đến Đồng Tháp là thủ phủ Đất sen hồng.

Đặc biệt, Đồng Tháp có nhiều sản phẩm từ các bộ phận của cây sen đã được phát huy giá trị mang lại lợi ích cho sức khỏe và nâng cao đời sống cho người dân. Từ đó, góp phần hình thành và phát triển chuỗi giá trị ngành hàng sen Đồng Tháp đa giá trị hơn, phù hợp với xu hướng nền kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh hiện nay.

Theo Hiệp hội ngành hàng sen Đồng Tháp, sen là một trong 5 ngành hàng kinh tế chủ lực về tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh. Đến nay tất cả các bộ phận của sen đều được khai thác để chế biến thành các sản phẩm. Trong đó, lá sen (27 %), hạt sen (23%), hoa sen (22%) là 3 bộ phận được chế biến thành các sản phẩm nhiều nhất. Còn lại là các bộ phận như: gương sen, củ sen, thân sen, ngó sen được sử dụng còn hạn chế.  

Cây sen cũng được khai thác nhiều trong ngành thực phẩm và đồ uống. Tiếp đến là ngành thủ công mỹ nghệ. Các sản phẩm trong các ngành khác như: dược phẩm, mỹ phẩm, thời trang, môi trường, quà lưu niệm… chưa đa dạng về sản phẩm. Một số sản phẩm chế biến sâu, khai thác tinh chất vẫn còn chưa được phát triển mạnh mà đây là lĩnh vực có tiềm năng phát triển và có giá trị gia tăng cao.

Nhiều sản phẩm mới đang được các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu theo tín hiệu của thị trường mang tính ứng dụng cao như: than hoạt tính từ gương sen, nhựa sinh học từ sợi thân sen hay tinh dầu sen, cao sen, sen dùng trong mỹ phẩm, dược phẩm… cần được nghiên cứu chuyên sâu, chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. 

Ngoài ra, cây sen còn được khai thác tăng thêm giá trị trên một diện tích canh tác bởi mô hình sen - cá và 2 lúa 1 sen nhằm tận dụng lợi thế đặc điểm sinh trưởng của từng đối tượng tương hỗ, góp phần giảm chi phí và tăng chất lượng thành phẩm. Song song đó, với xu hướng du lịch nông nghiệp trải nghiệm, tích hợp đa giá trị trên cánh đồng sen, hoạt động tự tham gia vào các quá trình sản xuất với người dân là một phần giúp gia tăng giá trị khai thác cho người trồng sen.

Các sản phẩm OCOP được chế biến từ sen trên địa bàn tỉnh được giới thiệu, quảng bá rộng rãi.  

Vừa qua, UBND tỉnh Đồng Tháp yêu cầu các Sở Công Thương; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch; UBND huyện, thành phố; Hội Ngành hàng Sen Đồng Tháp phát triển ngành hàng sen Đồng Tháp theo chuỗi giá trị gắn với kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh.

Trong đó, Sở Công Thương chủ trì, phối hợp sở, ngành, các đơn vị có liên quan tập trung nghiên cứu, hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến sâu các sản phẩm mới từ sen (sản phẩm phối trộn, sản phẩm có giá trị gia tăng cao, sản phẩm thuần chay…) theo nhu cầu của đơn vị sản xuất, kinh doanh và hỗ trợ phát triển thị trường tiêu thụ cho sản phẩm theo tín hiệu thị trường.

Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp sở, ngành, các đơn vị có liên quan nghiên cứu việc áp dụng giải pháp thuận thiên vào sản xuất nhằm bảo tồn và khôi phục hệ sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu độc hại…; nghiên cứu, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về nguồn nguyên liệu và sản phẩm từ sen trong năm 2024.

Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp sở, ngành, các đơn vị liên quan nghiên cứu việc áp dụng các sản phẩm từ chế phẩm sinh học để sử dụng thay thế cho phân bón và thuốc trừ sâu trong nông nghiệp; triển khai các ứng dụng, đề tài khoa học vào phát triển sản phẩm chế biến sâu như mỹ phẩm, dược phẩm, thời trang… để gia tăng chuỗi giá trị sen đến năm 2027. UBND huyện, thành phố, các đơn vị liên quan xây dựng và phát triển mô hình du lịch sen thành du lịch nông nghiệp trải nghiệm, hướng tới mô hình kinh doanh đa chức năng, phát triển du lịch bền vững, góp phần xây dựng và quảng bá thương hiệu địa phương trong năm 2024.

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, việc phát triển vùng nguyên liệu, quy trình canh tác bền vững, hướng đến chất lượng cao được tập trung trồng ở các huyện Tháp Mười, Cao Lãnh, Thanh Bình, Tân Hồng, Tam Nông. Ngoài các sản phẩm sen chế biến thức ăn, nước uống còn các sản phẩm tiềm năng từ sen dùng trong mỹ phẩm như nước hoa sen, son sen; gia dụng hàng ngày như xà bông sen, nhang sen; sen dùng trong may dệt may, thời trang như tơ sen, vải tơ sen, áo dài từ tơ sen, túi sách….

UBND tỉnh cho rằng, với lợi thế đặc thù về tiềm năng thế mạnh kinh tế và văn hóa của mình, chuỗi giá trị sen của Đồng Tháp đã được những bước tiến đang kể, nhưng để tăng giá trị gia tăng và chế biến sâu các mặt hàng chất lượng, kể cả thương mại hóa, đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế. Nhiều sản phẩm mới  từ sen đang được các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu theo tín hiệu của thị trường mang tính ứng dụng cao như than hoạt tính từ gương sen, nhựa sinh học từ sợi thân sen hay tinh dầu sen, cao sen… 

Để phát huy hiệu quả phát triển ngành hàng sen theo chuỗi giá trị gắn với kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh tỉnh Đồng Tháp tiếp tục triển khai mô hình “Xây dựng và hoàn thiện mô hình điểm quy mô 50 ha sen chuyển đổi sang hữu cơ, ứng dụng cơ giới hóa, công nghệ 4.0 gắn với liên kết tiêu thụ”; thu thập thông tin kinh tế kỹ thuật, giá thành sản xuất, định vị vùng trồng sen năm 2024; xây dựng và hoàn thiện “Quy trình kỹ thuật canh tác sen an toàn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp”.

Theo kế hoạch phát triển ngành hàng sen của tỉnh Đồng Tháp, đến năm 2025, vùng sản xuất nguyên liệu sen tập trung đạt 1.400 ha, sản lượng 1.148 tấn; mở rộng sản xuất các giống sen chuyên biệt phục vụ trang trí, tận dụng tất cả thân sen (hạt, ngó, lá) làm các sản phẩm cao cấp, chiết xuất từ sen.

 

 

Minh Hương

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline