Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 02/02/2025 19:02

Tin nóng

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa

Giấy phép khai thác khoáng sản lòng sông phải thể hiện thời gian được phép hoạt động khai thác

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Chủ nhật, 02/02/2025

Đẩy mạnh liên kết chuỗi trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Thứ tư, 24/07/2024 14:07

TMO - Liên kết chuỗi trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ là một trong những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường. Sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. 

Với điều kiện khí hậu ôn hòa và đất đai màu mỡ, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng đến nay gieo trồng đa dạng các loại cây trồng hàng năm 125.673 ha gồm: các loại hoa 9.014 ha; rau 73.532 ha; lúa 5.045 ha; cây lâu năm gần 267.307 ha (cà phê 172.922 ha; cây ăn quả 29.074,7 ha; điều 23.129,6 ha; chè 11.287 ha; dâu tằm 9.440 ha…).

Tỉnh Lâm Đồng với diện tích đất canh tác lớn, được thiên nhiên ưu đãi phát triển đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc phát triển nông nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, trong đó có sử dụng chất hóa học để thâm canh, tăng năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi, đã ảnh hưởng đến chất lượng môi trường trong vùng sản xuất...

Để hạn chế tác động của sản xuất nông nghiệp đến môi trường, ngày 20/11/2020, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định số 2666/QĐ-UBND triển khai Đề án Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn giai đoạn 2020 - 2025. Kết quả, toàn tỉnh đến nay có gần 1.580 ha được cấp giấy chứng nhận hữu cơ, trong đó trồng trọt gần 1.440 ha, 140 ha trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi 1.005 con bò sữa. Bao gồm đạt chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn Việt Nam hơn 270,6 ha, tiêu chuẩn quốc tế gần 1.308,5 ha.

Cụ thể, sản xuất các loại cây trồng đạt chứng nhận hữu cơ như: điều (1.110,4 ha), cà phê (140,3 ha), cỏ thức ăn chăn nuôi (140 ha), rau (hơn 88,3 ha), cây ăn quả (gần 34 ha), lúa (34 ha), mắc ca (18,6 ha), nấm (6,5 ha), chè (5 ha). Ngoài ra, các vùng nông nghiệp trong toàn tỉnh đang sản xuất theo hướng hữu cơ hơn 870 ha cây trồng và chăn nuôi 53.000 con gà, 26 con bò sữa, 50 con heo rừng.

Tỉnh Lâm Đồng đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hữu cơ nhằm nâng cao chất lượng nông sản của địa phương. 

Trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, liên kết chính là chìa khóa giúp hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia. Tổ chức sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi với sự liên kết ngang và liên kết dọc, trong đó liên kết ngang giữa nông dân với nông dân, hợp tác xã với hợp tác xã, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và liên kết dọc giữa nông dân với hợp tác xã và doanh nghiệp.

Tính đến hết năm 2023, toàn tỉnh Lâm Đồng đã hỗ trợ xây dựng 10 chuỗi liên kết, sản xuất tiêu thụ sản phẩm hữu cơ. Trong đó 4 chuỗi với 15 hộ sản xuất khoảng 11,5 ha rau cải, xà lách, cà chua, bắp cải, cải thảo, bông cải, khoai tây, cà rốt, khoai lang, dưa lưới, ớt chuông, cà tím, dược liệu... với sản lượng khoảng 230 tấn/năm, giá tiêu thụ cao hơn giá thị trường 2-3 lần. Còn lại hỗ trợ 6 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm hữu cơ như cà phê với diện tích 18,5 ha, sản lượng 277,5 tấn quả tươi/năm, giá thu mua cao hơn giá thị trường trung bình 7.000 đồng/kg quả tươi; nấm hương với mỗi nhà sản xuất 50 m2 sau chu kỳ 4 tháng, hộ liên kết thu nhập từ 25 - 30 triệu đồng; mắc ca, lúa gạo. 

Sở NN&PTNT tỉnh cho biết, các chuỗi liên kết đã giúp nông dân hiểu và sản xuất theo kế hoạch, quy trình tiêu chuẩn từ đầu vào đến đầu ra, tạo ra các sản phẩm hữu cơ đồng nhất, chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, từ đó từng bước nâng cao thu nhập cho nông dân. Ðây cũng là tiền đề quan trọng giúp doanh nghiệp tạo ra vùng nguyên liệu lớn, mở rộng sản xuất, nâng cao vị thế cho nông sản, hỗ trợ xây dựng, mua sắm vật tư sản xuất một số loại nông sản xuất khẩu của tỉnh…

Mục tiêu Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ đến năm 2025, toàn tỉnh tiếp tục lồng ghép các chương trình, dự án hỗ trợ tổ chức, cá nhân tham gia mở rộng chuỗi liên kết liên huyện sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, khuyến khích doanh nghiệp sản xuất các loại phân bón hữu cơ, thuốc sinh học phòng trừ dịch hại; ký kết hợp đồng thu mua và xuất khẩu, tăng cường quảng bá các sản phẩm hữu cơ chủ lực của tỉnh...

Tỉnh Lâm Đồng tiếp tục lồng ghép các chương trình, dự án hỗ trợ tổ chức, cá nhân tham gia mở rộng chuỗi liên kết liên huyện sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. 

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã xây dựng một số mô hình liên kết chuỗi sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững. Trong đó, mô hình hợp tác xã liên kết sản xuất lúa gạo hữu cơ theo chuỗi giá trị tại các địa phương như: Sơn La, Vĩnh Phúc, Thừa Thiên Huế với quy mô 570 ha.

Việt Nam có 11,3 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp, diện tích sản xuất hữu cơ mới hơn 170 nghìn, điều này cho thấy tiềm năng phát triển nông nghiệp hữu cơ ở nước ta còn rất lớn khi nhu cầu tiêu dùng sản phẩm này ở trong nước và thế giới ngày càng tăng lên. Nhằm phát triển nông nghiệp hữu cơ, thời gian tới các bộ, ngành, địa phương cần xây dựng các cơ chế, chính sách riêng hỗ trợ cho phát triển các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ chủ lực, có lợi thế; phát triển đa dạng các mô hình sản xuất hữu cơ có liên kết theo chuỗi giá trị; hỗ trợ tìm kiếm thông tin, nhu cầu thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; kêu gọi các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ; tăng cường hợp tác với các nước, tổ chức quốc tế để thúc đẩy phát triển bền vững nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam. 

Đồng thời, cần xây dựng các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, chế biến, kinh doanh các sản phẩm hữu cơ tại các vùng sản xuất tập trung tạo ra hàng hóa quy mô lớn đối với các sản phẩm chủ lực; sản xuất hữu cơ gắn với chuỗi giá trị cho các sản phẩm chủ lực nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí đầu vào, giảm phát thải khí nhà kính.../.

 

 

Nguyễn Nga 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline