Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/01/2025 15:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ hai, 20/01/2025

Chủ động phòng tránh, ứng phó với tình trạng ngập nước trước mùa mưa

Thứ sáu, 10/06/2022 16:06

TMO - Sở Xây dựng TP HCM dự báo, mùa mưa năm 2022 thành phố sẽ có ít nhất 15 điểm ngập sâu. Ngoài ra, thành phố còn có 24 điểm ngập tức thời trong mưa. Vì thế, công tác chủ động phòng tránh, sẵn sàng ứng phó với tình trạng ngập sâu được các đơn vị đặc biệt chú trọng triển khai.

Theo thống kê của Sở Xây dựng thành phố qua theo dõi tình hình mưa, ngập nước năm 2021, trong năm 2022 có thể xảy ra ngập ở 15 điểm. Bên cạnh đó, điểm ngập tức thời trong mưa (nước rút < 30 phút) có 24 điểm là các tuyến đường Phạm Văn Chiêu, Lê Văn Thọ, Phan Huy Ích, Phạm Văn Đồng, Lê Thị Hoa, tỉnh lộ 43, Tô Ngọc Vân, Đỗ Xuân Hợp…

Nhiều tuyến đường tại thành phố ngập sâu sau mỗi trận mưa lớn. Ảnh: Đình Văn 

Đối với ngập do triều cường, dự báo đỉnh triều cao nhất năm nay là + 1,71m, có 9 tuyến đường ngập do triều, gồm: Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Thị Thập, Quốc lộ 50, Trần Xuân Soạn, Đào Sư Tích, Lê Văn Lương, Phạm Hữu Lầu, Trịnh Quang Nghị, Tôn Thất Thuyết. Với các tuyến đường này, nếu mức triều + 1,71m thì sẽ ngập rất nặng. Với các mức triều bình thường thì cũng có thể xuất hiện ngập.

Đối với công tác phòng tránh, ứng phó trước mùa mưa, Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật thường xuyên duy tu, sửa chữa các vị trí cống xuống cấp, nạo vét các đường cống, miệng thu, kênh rạch, cửa xả để tăng cường khả năng thoát nước, vận hành trạm bơm hỗ trợ thoát nước. Cùng với đó, các đơn vị xây dựng phương án để tổ chức trực mưa, vớt rác tại thời điểm trước, trong cơn mưa,…

Việc tiếp tục vận hành hệ thống máy bơm công suất lớn tại các tuyến đường gây ngập lớn đang được các cơ quan xem xét 

Ngoài ra, đơn vị này còn tổ chức kiểm tra, rà soát vận hành các cống kiểm soát triều và trạm bơm để tăng khả năng thoát nước: Bình Lợi, Bình Triệu, rạch Lăng, rạch Nhảy - Ruột Ngựa, Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Trạm bơm Thanh Đa, Mễ Cốc 1, Phú Lâm, Bà Tiếng.

Đồng thời phối hợp với Trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đường bộ, thống nhất các phương án điều tiết giao thông tại những điểm có khả năng ngập nặng nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến các phương tiện lưu thông trên đường.

Phối hợp với chính quyền địa phương vận động người dân tham gia bảo vệ hệ thống thoát nước, không lấp, bít và xả rác thải tại các miệng thu nước để đảm bảo khả năng thoát nước; không xả rác và chất thải rắn xuống lòng kênh rạch phục vụ thoát nước.

TP HCM chỉ đạo các đơn vị tăng cường rà soát, xử lý cây xanh gây mất an toàn trong mùa mưa lớn 

Đơn vị này cũng triển khai và thực hiện xuyên suốt các kế hoạch chăm sóc, cắt tỉa, xử lý nhánh khô, hạ thấp chiều cao cây và rà soát xử lý cây xanh mất an toàn hoặc có nguy cơ mất an toàn.

Thực hiện công tác kiểm tra thường xuyên để kịp thời ghi nhận, phát hiện cây xanh bị chết, bị suy giảm sức sống, bị sâu bệnh, hư hại, khiếm khuyết mất an toàn hoặc có nguy cơ mất an toàn để có biên pháp xử lý phù hợp. Đến nay, Trung tâm đã cơ bản hoàn tất kế hoạch cắt tỉa, xử lý nhánh khô đợt 1 đối với nay toàn bộ cây xanh được phân cấp quản lý; hạ thấp chiều cao 95 cây, thay thế 984 cây xanh hư hại, khiếm khuyết, chết khô.

Ngoài ra, khi có bất kỳ sự cố nào liên quan đến hệ thống hạ tầng kỹ thuật như thoát nước, cây xanh, chiếu sáng đề nghị người dân thông báo ngay đến số điện thoại 1022 để được kiểm tra xử lý.

Thời gian qua, chủ động phòng tránh, ứng phó với tình trạng ngập sâu tại nhiều tuyến đường trên địa bàn thành phố, Sở Xây dựng chỉ đạo các đơn vị có liên quan đẩy mạnh  duy tu, sửa chữa các vị trí cống xuống cấp, nạo vét lòng cống, miệng thu, kênh rạch, cửa xả để tăng cường khả năng thoát nước.

Tổ chức kiểm tra, rà soát vận hành các van ngăn triều, vận hành tất cả trạm bơm cố định để thoát nước… Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai công tác đấu nối cống, mở hướng thoát nước mới, lắp đặt van ngăn triều, vận hành các trạm bơm hỗ trợ thoát nước.

Ngoài ra, lực lượng chức năng tổ chức trực mưa, vớt rác miệng thu thời điểm trước, trong và sau cơn mưa; tổ chức kiểm tra, rà soát vận hành các cống kiểm soát triều và trạm bơm để tăng khả năng thoát nước 

Theo Sở Xây dựng thành phố, nguyên nhân gây ngập chủ yếu là do cao độ mặt đường thấp hơn đỉnh triều. Khi đỉnh triều cao nhất xuất hiện đạt (+1,65 m đo tại trạm Phú An, +1,61 m đo tại trạm Nhà Bè), các tuyến đường bị ngập do triều chạy song song với các nhánh sông, rạch, triều dâng cao tràn qua bó vỉa, xâm nhập lên mặt đường gây ngập. 

 

Khánh Nam 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline