Hotline: 0941068156

Thứ ba, 30/04/2024 03:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 30/04/2024

Chống hạn hiệu quả nhờ chủ động “ngăn mặn, trữ ngọt”

Thứ sáu, 12/04/2024 14:04

TMO - Tỉnh Bạc Liêu chọn kịch bản diễn biến hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2023-2024 là gay gắt, tương đương như mùa khô 2015-2016 để chủ động triển khai các giải pháp ứng phó. 

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bạc Liêu cho biết, tỉnh đã xây dựng 3 kịch bản ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn trong Kế hoạch Sản xuất nông nghiệp thích ứng Biến đổi Khí hậu vụ mùa 2023-2024. Cụ thể, kịch bản 1 là diễn biến hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2023-2024 ít gay gắt như mùa khô năm 2015-2016; kịch bản 2 là diễn biến hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2023-2024 gay gắt, tương đương như mùa khô năm 2015-2016; kịch bản 3 là diễn biến hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2023-2024 gay gắt hơn mùa khô năm 2015-2016.

Đánh giá tình hình thực tế, UBND tỉnh Bạc Liêu chọn kịch bản 2 là kịch bản khả thi để triển khai ứng phó hạn, mặn. Kinh phí ứng phó hạn, mặn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu theo kịch bản 2 là hơn 21 tỷ đồng. Địa phương này cũng đã đưa ra 2 nhóm giải pháp ứng phó với El Nino gồm nhóm giải pháp phi công trình và nhóm giải pháp công trình.

Cụ thể đối với nhóm giải pháp công trình, tỉnh Bạc Liêu đã tăng cường thi công, sửa chữa hệ thống công trình thủy lợi, cấp nước sạch nông thôn; chuẩn bị phương án đắp đập tạm để tổ chức bơm chuyền vào các tháng cao điểm mùa khô cho vụ Đông Xuân. Đối với nhóm giải pháp phi công trình, tỉnh Bạc Liêu tăng cường thông tin, tuyên truyền để mọi người dân nắm rõ diễn biến thời tiết trong mùa khô, từ đó chủ động phòng tránh các tác hại đến sản xuất và đời sống, chủ động ứng phó với hạn hán và xâm nhập mặn, hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại có thể xảy ra.

Tỉnh Bạc Liêu vận hành hiệu quả hệ thống cống ngăn mặn, chủ động trữ ngọt nguồn nước trong mùa khô 2023-2024. Ảnh: GM.  

Theo kế hoạch sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu (hạn hán, xâm nhập mặn) vụ mùa 2023 - 2024 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đã được triển khai rộng rãi ngay từ đầu tháng 12/2023, nhờ đó đến nay, trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu vẫn an toàn về sản xuất và cung cấp đủ nước sạch cho nhân dân. Cụ thể, ngay từ cuối mùa mưa 2023, Bạc Liêu đã cơ cấu lại lịch mùa vụ, vận hành điều tiết nước phục vụ sản xuất lúa và nuôi tôm phù hợp đối với từng vùng sản xuất. Sở NN&PTNT tỉnh tập trung thực hiện các giải pháp như sửa chữa cống, trạm bơm, kéo dài đường ống cấp nước sạch nông thôn, công trình kênh mương tạo nguồn để phục vụ phòng, chống hạn hán trên 21 tỷ đồng…

Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu cho biết, từ 11/2023 đã đóng hệ thống cống đầu mối dọc Quốc Lộ IA và hệ thống cống phân ranh mặn - ngọt để trữ nước ngọt trên kênh rạch ở mức cao trình +0,50 mét phục vụ sản xuất. Từ 12/2023 đã bắt đầu điều tiết nước mặn cho khu vực nuôi tôm của thị xã Giá Rai qua các cống nhỏ trên địa bàn thị xã Giá Rai. Ngay từ tháng 1/2024 vận hành Cống âu thuyền Ninh Quới, mở cống Hộ Phòng, Giá Rai điều tiết nước mặn vào vùng Bắc Quốc Lộ IA để nuôi tôm (trước khi thu hoạch dứt điểm vụ lúa trên đất tôm ở vùng Bắc Quốc Lộ IA).

Đồng thời, địa phương này phối hợp tốt với tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau để vận hành có hiệu quả hệ thống cống đầu mối và hệ thống cống phân ranh mặn - ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp (lúa, tôm…) liên tỉnh đạt hiệu quả. Việc này đã đảm bảo ngăn mặn xâm nhập lên địa bàn tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng và tiếp nhận được nước ngọt sông Hậu về phục vụ vụ lúa Đông Xuân trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

Vụ lúa Đông Xuân năm 2023 - 2024, Bạc Liêu xuống giống hơn 45.000 ha, tập trung tại các huyện Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Phước Long và TX.Giá Rai. Tính đến 4/2024, toàn tỉnh đã xuống giống và thu hoạch dứt điểm 46.851 ha lúa, sản lượng đạt 273.674 tấn, năng suất bình quân 5,84 tấn/ha. Đang nuôi 120.269 ha diện tích thủy sản, trong đó đang có 118.663 ha tôm. Diện tích sản xuất muối vụ mùa 2023-2024 là 1.464,22 ha. Dù đang bước vào cao điểm của hạn mặn nhưng nguồn nước phục vụ sản xuất của người dân vẫn đảm bảo. Việc vận hành các công trình thủy lợi trữ ngọt ngăn mặn ngay từ sớm đã đảm bảo đủ nước ngọt cho trồng lúa - màu vùng ngọt, vừa lại hạn chế tăng độ mặn ở vùng nuôi tôm ở vùng mặn.

Trong đó, tại TX.Giá Rai công tác phòng chống hạn, mặn được triển khai tích cực, qua đó giúp cho người dân trên địa bàn ổn định sản xuất, hài hòa kinh tế và lợi ích của hai vùng sản xuất mặn (nuôi tôm) và ngọt (sản xuất lúa). Là địa phương cuối nguồn nước ngọt, đầu nguồn nước mặn nhưng nhờ chủ động các giải pháp nên 7.300 ha lúa Đông Xuân, 29.000 ha nuôi trồng thủy sản chưa bị thiệt hại do hạn mặn.  

Kênh thủy lợi nội đồng tại huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu đảm bảo nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp. Ảnh: HN. 

Để tiếp tục phát huy hiệu quả công tác phòng, chống hạn mặn, đảm bảo sinh hoạt và sản xuất cho người dân trên địa bàn tỉnh trong năm 2024 và những năm tiếp theo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu cũng kiến nghị đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đầu tư xây dựng trạm bơm tại cống âu thuyền Ninh Quới (huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu) để chủ động ngắn hoàn toàn nước mặn chảy về Sóc Trăng khi vận hành cống.

Đồng thời, kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm, đề xuất Thủ tướng Chỉnh phủ và các Bộ ngành có liên quan  xem xét, đầu tư xây dựng cống Xẻo Chích thuộc huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu) và huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang), dự kiến chiều rộng cống là 30 m, kinh phí đầu tư là 300 tỷ đồng; xây mới hệ thống các cống phía Bắc trục kênh Quản Lộ Phụng Hiệp, gồm 16 cống, dự kiến kinh phí đầu tư là 350 tỷ đồng (đây cũng là danh mục được đề xuất vào dự án Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé (giai đoạn II)); Nạo vét 8 trục kênh cấp 1 thuộc vùng Bắc Quốc lộ 1A của tỉnh Bạc Liêu, tổng chiều dài 120,5 km, dự kiến kinh phí đầu tư là 475 tỷ đồng.  

Từ nay đến hết mùa khô năm 2023-2024, UBND tỉnh Bạc Liêu yêu cầu Sở NN&PTNT tiếp tục thực hiện tốt điều tiết nước một cách linh hoạt trên địa bàn tỉnh đến hết mùa khô 2023-2024 để bảo vệ an toàn cho sản xuất nông nghiệp và cung cấp nước sạch cho nhân dân. Khuyến cáo, nông dân tuân thủ lịch thời vụ xuống giống vụ Hè Thu của ngành nông nghiệp để tránh gặp bất lợi về sản xuất. Ngành Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu cũng dự báo sẽ đủ nước ngọt phục vụ diện tích lúa Đông Xuân của tỉnh cho đến khi thu hoạch dứt điểm vào đầu tháng 5. 

 

 

Hoàng Nam

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline