Hotline: 0941068156

Thứ hai, 06/05/2024 15:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 06/05/2024

Bảo Lâm (Cao Bằng): Bước đột phá từ trồng sả Java

Thứ hai, 25/12/2023 15:12

TMO - Vừa bước chân đến địa phận xóm Nà Mon (xã Nam Cao, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng) đã thấy thoang thoảng hương sả trong gió, bạt ngàn màu sả xanh trên những ngọn đồi, triền dốc. Bàn tay lao động cần mẫn cùng tinh thần vượt khó dám nghĩ dám làm của bà con dân tộc Sán Chỉ xã Nam Cao đã phủ xanh những mảnh đồi trước kia bị họ quay lưng vì chê đất dốc, đất bạc màu.

Bà con xóm Nà Mon, xã Nam Cao (Bảo Lâm, Cao Bằng) thu hoạch sả Java - Ảnh: IT.

Nam Cao là xã vùng ba đặc biệt khó khăn của huyện Bảo Lâm (Cao Bằng), có 10 xóm, gần 800 hộ, 4.400 nhân khẩu. Do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, đồi núi chia cắt, độ dốc cao, đất dễ bị rửa trôi, bạc màu nên kinh tế nông nghiệp rất khó phát triển. Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền địa phương đưa vào trồng thử nghiệm nhiều loại cây nhưng chưa đem lại hiệu quả. 

Với quyết tâm tìm những mô hình mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, cuối năm 2018, một số người dân xóm Nà Mon đưa cây sả Java về trồng tại địa phương để trưng cất tinh dầu, cùng nhau mở rộng sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, từ đó đời sống của người dân nâng cao rõ rệt.

Được biết, Sả Java là một loại cây cỏ gia vị chủ yếu mọc ở một số nước châu Á và một số đảo ở Nam Thái Bình Dương. Nó có một mùi thơm dễ chịu, xen lẫn mùi cam quýt và mang tính thư giãn. sả Java cho thu hoạch tốt từ năm thứ 2 trở lên, một năm cho thu hoạch 5 - 6 lứa, mỗi lứa cách nhau khoảng 40 - 50 ngày nên tinh dầu sả có thể xuất bán liên tục quanh năm. Sả là cây dễ trồng, không kén đất, ít sâu bệnh, chịu hạn tốt, phù hợp với đất dốc, khô cằn. Khâu trồng, chăm sóc đơn giản, không cần phun thuốc bảo vệ thực vật, phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã. Ngoài ra, lá sả sau khi đã tách tinh dầu được bà con phơi khô để dùng đun lò trưng cất thay củi và dùng làm phân hữu cơ bón ngô, lúa, tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất.

Tại xóm Nà Mon có gần 150 hộ dân, 98% là dân tộc Sán Chỉ. Diện tích đất canh tác của người dân chủ yếu là đồi dốc nên đa số chỉ trồng ngô, thu nhập thấp. Những năm qua, chính quyền địa phương cùng các ngành liên quan đã kiên trì, bền bỉ tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ đó bà con trong xóm đã hiểu và làm theo. Từ đó, việc chuyển đổi trồng cây lúa, ngô sang trồng cây sả ở Nà Mon được các hộ hưởng ứng, nhiều diện tích nương rẫy trồng cây nông nghiệp kém hiệu quả, nhiều đồi núi hoang trống không có giá trị kinh tế được phủ một màu xanh của sả. 

Chị Lý Thị Vinh ở xóm Nà Mon, xã Nam Cao cho biết: Trước đây, do đất canh tác chủ yếu là đồi dốc nên gia đình tôi chỉ trồng ngô nhưng kém hiệu quả, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Năm 2018, cùng với một số hộ dân trong xóm, tôi mạnh dạn đưa cây Sả Java vào trồng gần 1 ha. Quá trình canh tác cho thấy cây sả Java có thời gian sinh trưởng ngắn, 1 năm thu hoạch 6 - 7 lượt lá, năng suất đạt từ 10 tấn/ha. Sau khi trừ chi phí lãi gần 60 triệu đồng/năm, cao hơn nhiều so với trồng lúa, ngô. 

Cũng như gia đình chị Vinh, gia đình anh Triệu Văn Hòn ở xóm Nà Mon cũng là một trong những hộ trồng sả Java đầu tiên tại xóm. Anh Hòn cũng là người đã tìm ra hướng đi mới đưa cây sả Java đến với bà con trong xóm để phát triển kinh tế. Trước đây, gia đình anh Hòn cũng chỉ trồng những loại cây truyền thống cho hiệu quả kinh tế không cao như lúa, ngô. Năm 2018, sau chuyến đi thăm quan mô hình trồng Sả Java lấy tinh dầu của huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang), anh thấy hiệu quả nên đem về trồng thử.

Anh Hòn cho biết, gia đình anh đã chuyển đổi gần 1ha đất đồi dốc sang trồng sả và góp vốn với các gia đình khác trong xóm đầu tư hơn 100 triệu đồng xây dựng lò chưng cất tinh dầu. Sau 3 tháng, cây sả phát triển tốt và bắt đầu cho thu hoạch lượt lá sả đầu tiên để chưng cất, tách tinh dầu. Đến nay, gần 1ha sả của gia đình cho thu hoạch đều, năm 2019 thu hoạch 6 lượt lá để chưng cất tinh dầu, đạt thu nhập hơn 60 triệu đồng. Thấy hiệu quả, nhiều hộ trong xóm đã triển khai học tập và triển khai trồng trung bình 3.000 - 8.000 m2/hộ. Đến nay, anh Hòn đã vận động 124/154 hộ tham gia mô hình trồng cây sả, thu nhập bình quân 50 đến 100 triệu đồng/năm/hộ.

Điều khó khăn nhất đối với bà con trồng sả ở Nà Mon là việc đầu tư máy chiết xuất tinh dầu khá tốn chi phí. Do đó, năm 2021, Nhà nước đã hỗ trợ cho bà con 1 nồi chưng cất tinh dầu với giá trị hơn 250 triệu đồng và cung cấp hơn 22 tấn giống để nhân rộng mô hình trồng sả. 

Được biết, sau gần 5 năm triển khai thực hiện, từ 9 hộ trồng 5 ha ban đầu, đến nay, toàn xóm đã có trên 100 hộ chuyển đổi gần 95 ha đất trồng các loại cây giá trị kinh tế thấp sang trồng sả lấy tinh dầu. Người dân tự góp vốn đầu tư hơn 200 triệu đồng xây dựng 2 lò chưng cất tinh dầu. Mỗi năm, cả xóm bán ra thị trường hơn 5,5 nghìn lít tinh dầu, thu về trên 1,8 tỷ đồng, hộ nhiều nhất đạt thu nhập trên 60 triệu đồng. Chỉ riêng 9 tháng đầu năm, số tinh dầu trưng cất được là hơn 5.200 lít, đem lại thu nhập gần 20 triệu đồng cho mỗi hộ.

Nhận thấy cây sả Java đem lại giá trị kinh tế cao, nâng cao thu nhập cho người dân, cấp ủy, chính quyền xã Nam Cao đã tích cực vận động nhân dân mở rộng diện tích và xác định đây là một trong những cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế địa phương. 

Năm 2021, xã lồng ghép các nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ bà con xóm Nà Mon 22 tấn giống để nhân rộng mô hình trồng sả Java, hỗ trợ 250 triệu đồng xây dựng 1 lò trưng cất tinh dầu. Tinh dầu sả ở Nam Cao chủ yếu xuất bán thô cho các thương lái. Hiện xã tăng cường vận động người dân các xóm lân cận mở rộng diện tích trồng sả Java trưng cất lấy tinh dầu.

Với Sả Java - cây trồng mới đang được người dân tại xã Nam Cao (Bảo Lâm, Cao Bằng) nhiệt tình đón nhận, bài toán chuyển đổi cây trồng trên đất dốc kém hiệu quả của huyện Bảo Lâm đang dần được giải mã. Đây được coi như một bước đột phá góp phần mở ra nhiều hướng đi mới cho phát triển nông nghiệp bền vững và tạo đà xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

 

 

Tạ Thành

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline