Hotline: 0941068156
Thứ bảy, 23/11/2024 08:11
Thứ tư, 15/11/2023 08:11
TMO - Những ngày qua, tình hình mưa lũ tại các tỉnh miền Trung diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng đến việc sinh hoạt của người dân. Mưa bão gây ngập lụt nhiều nơi, môi trường bị ô nhiễm, thực phẩm tươi sống khan hiếm là nguyên nhân khiến người dân phải đối mặt với tình hình dịch bệnh, đặc biệt vấn đề an toàn thực phẩm sau mưa lũ.
Cục An toàn thực phẩm (ATTP) - Bộ Y tế cảnh báo, bão lụt và các thay đổi bất thường về thời tiết là những điều kiện thuận lợi cho thực phẩm dễ bị nhiễm vi sinh vật. Khi bão lũ xảy ra, nguồn cung cấp thực phẩm tươi, sạch, an toàn bị ách tắc do phương tiện vận chuyển bị hạn chế. Thêm vào đó, lương thực, thực phẩm có thể bị ảnh hưởng khi gặp thời tiết mưa ẩm, dẫn đến việc ôi, thiu, mốc, hỏng và sinh ra độc tố, điều này có thể gây ra các trường hợp ngộ độc thực phẩm.
Ngoài ra, sau bão lụt, thường xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm như Vibrio cholerae gây ra bệnh tả, Salmonella gây ra thương hàn, Shigella gây ra lỵ trực trùng, Bacillus anthracis gây ra bệnh than, cũng như các bệnh tiêu chảy do vi rút (rotavirus, enterovirus...), viêm gan A, E. Nguồn nước lúc này có thể bị ô nhiễm nặng dẫn đến nguy cơ ô nhiễm thực phẩm và nước uống được sử dụng dùng để chế biến thức ăn.
Đặc biệt, sau mưa lũ cũng là thời điểm nguy cơ xảy ra ngộ độc thực phẩm cao do cách bảo quản thực phẩm cũng như cách lựa chọn, sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc. Các chuyên gia y tế cũng lưu ý rằng, sau mưa lũ, tại các địa phương miền núi thường xảy ra các trường hợp ngộ độc do tiêu thụ nấm hoặc các thực phẩm địa phương, mang tính chất bản địa, vùng miền.
Những ngày qua, tình hình mưa lũ tại các tỉnh miền Trung diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng đến việc sinh hoạt của người dân. Mưa bão gây ngập lụt nhiều nơi, môi trường bị ô nhiễm, thực phẩm tươi sống khan hiếm là nguyên nhân khiến người dân phải đối mặt với tình hình dịch bệnh, đặc biệt vấn đề an toàn thực phẩm sau mưa lũ.
Theo dự báo từ hôm nay đến ngày 16/11, ở khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi có mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 200-400mm, có nơi trên 600mm; khu vực tỉnh Bình Định có mưa to đến rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 150-250mm, có nơi trên 400mm; khu vực Quảng Bình, Quảng Trị, Phú Yên, Khánh Hòa có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 100-200mm, có nơi trên 300mm.
Bảo đảm an toàn thực phẩm mùa mưa lũ là một trong những nhiệm vụ quan trọng được các địa phương đẩy mạnh triển khai.
Để đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, góp phần bảo đảm sức khỏe cộng đồng trong mùa bão lũ, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân cần lựa chọn, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm an toàn, có kế hoạch chủ động dự trữ các loại lương thực, thực phẩm chế biến sẵn, nước uống đóng chai, các loại vitamin, các hoá chất sát khuẩn của ngành Y tế.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng thực phẩm tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm, thuỷ sản chết bệnh, chết không rõ nguyên nhân làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm; thực hiện ăn chín, uống chín. Người dân cần ăn uống đủ dinh dưỡng, ăn chín, uống chín, đảm bảo an toàn để phòng chống dịch bệnh đường tiêu hoá, ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Thực hiện vệ sinh, khử khuẩn môi trường xung quanh, nguồn nước sử dụng sau khi hết ngập lụt theo đúng hướng dẫn, khuyến cáo.
Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệng trong mùa bão lũ, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân: Trước khi xảy ra bão, lũ, người dân cần lựa chọn, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm an toàn, chủ động dự trữ các loại lương thực, thực phẩm chế biến sẵn, nước uống đóng chai, các loại vitamin, các hoá chất sát khuẩn của ngành y tế.
Khi bão, lũ xảy ra, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng thực phẩm tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm, thuỷ sản chết bệnh, chết không rõ nguyên nhân làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm; thực hiện ăn chín, uống chín. Sau khi bão, lũ rút: người dân cần ăn uống đủ dinh dưỡng, ăn chín, uống chín, đảm bảo an toàn để phòng chống dịch bệnh đường tiêu hoá, ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Thực hiện vệ sinh, khử khuẩn môi trường xung quanh, nguồn nước sử dụng sau khi hết ngập lụt theo đúng hướng dẫn, khuyến cáo.
Thời gian qua, Ban quản lý An toàn thực phẩm (ATTP) thành phố Đà Nẵng khuyến cáo người tiêu dùng đảm bảo lương thực, thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm, tránh trường hợp sản phẩm bị hư hỏng, mất dinh dưỡng do bảo quản không đúng; dùng nước sạch để ăn uống, không sử dụng gia súc, gia cầm chết do ngập nước.
Trong mùa mưa bão, lũ lụt, do sự thay đổi bất thường về thời tiết tạo điều kiện thuận lợi các loại vi sinh vật gây bệnh phát triển, đặc biệt là trên các loại lương thực, thực phẩm nếu không bảo quản đúng cách. Các loại thực phẩm trong quá trình sử dụng, bảo quản khi gặp thời tiết mưa, ẩm ướt kéo dài dễ bị ôi, thiu, mốc, hỏng hơn. Nguồn nước sử dụng để ăn uống, chế biến thực phẩm có thể bị ô nhiễm do bị ngập úng, ngập lụt.
Các vùng trồng trọt, chăn nuôi bị ngập lụt dẫn đến rau, củ, quả dập nát, hư hỏng, nhiễm bẩn; động vật gia súc, gia cầm bị nhiễm bệnh, từ đó có thể dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm khi sử dụng. Trong khi đó, một số đối tượng lợi dụng mùa mưa bão, tâm lý người tiêu dùng, có thể trà trộn, đưa ra thị trường tiêu thụ các loại thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm, không có nguồn gốc, xuất xứ, thực phẩm giả, hết hạn sử dụng.
Ban quản lý ATTP thành phố Đà Nẵng khuyến cáo người tiêu dùng cần chọn mua sản phẩm thực phẩm tại cơ sở sản xuất uy tín, đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm; ưu tiên lựa chọn các sản phẩm thực phẩm có tem/mã truy xuất nguồn gốc điện tử; sản phẩm của các đơn vị đã tham gia Hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm của thành phố. Không nên mua, tích trữ quá nhiều thực phẩm để tránh trường hợp sản phẩm bị hư hỏng, mất dinh dưỡng do bảo quản không đúng, đặc biệt là các loại thực phẩm tươi sống, thực phẩm cần điều kiện bảo quản lạnh, lạnh đông. Thực hiện triệt để việc ăn chín, uống sôi; sử dụng nước sạch để ăn uống, chế biến thực phẩm. Thực hiện tốt “10 Nguyên tắc vàng để chế biến thực phẩm an toàn”; “5 chìa khóa để thực phẩm an toàn”.
Đối với các vùng bị ngập úng, ngập lụt, người dân cần chủ động tích trữ đủ lương thực, thực phẩm cần thiết, nước sạch sử dụng để ăn uống, chế biến thực phẩm. Trong đó, cần tuân thủ nghiêm ngặt điều kiện nhiệt độ, thời hạn bảo quản thực phẩm, đặc biệt là các loại thực phẩm tươi sống, thực phẩm ăn ngay, chế biến sẵn theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc khuyến cáo, hướng dẫn của cơ quan chuyên môn về an toàn thực phẩm. Không sử dụng thực phẩm có dấu hiệu hư hỏng, quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Bên cạnh đó, thức ăn sau khi nấu chín tốt nhất nên sử dụng ngay, trường hợp chưa sử dụng cần có biện pháp che đậy tránh côn trùng. Không để thức ăn đã nấu chín quá 2 giờ ở nhiệt độ thường. Trường hợp cần bảo quản lâu hơn, thức ăn cần được đậy kín, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và đun sôi kỹ lại trước khi sử dụng.
Ngành chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nhất là trong mùa mưa lũ.
Địa hình miền núi Quảng Nam sẽ phải chịu rất nhiều ảnh hưởng của thiên tai, do đó, đảm bảo an toàn về lương thực là ưu tiên hàng đầu. Cùng với câu chuyện về lương thực dự trữ, công tác đảm bảo ATTP, ngăn ngừa bệnh dịch sau thiên tai vô cùng quan trọng. Do đó, các huyện miền núi phải triển khai tuyên truyền ngay trước khi mùa mưa bão diễn ra.
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) Quảng Nam cho biết, để chủ động bảo đảm ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong thời gian tới, Sở Y tế đã có văn bản đề nghị các địa phương khẩn trương xây dựng kế hoạch về công tác bảo đảm ATTP trong các điều kiện thời tiết như mưa bão, lụt trên địa bàn quản lý. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Theo đó, các địa phương được yêu cầu chú trọng vào các cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm trên địa bàn nhằm phát hiện sớm và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định ATTP cũng như công khai các vi phạm trên phương tiện thông tin để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng.
Ở các địa phương miền núi, thực hiện tuyên truyền mạnh mẽ để người dân tuyệt đối không thu hái, đánh bắt, kinh doanh, sử dụng các động thực vật độc như nấm độc, côn trùng lạ, độc, cá nóc, so biển, ốc lạ, cây, quả lạ; chú ý bảo đảm an toàn trong chế biến và sử dụng thịt cóc; chú ý hướng dẫn biện pháp chế biến đảm bảo an toàn đối với các sản phẩm mang tính truyền thống hoặc tập quán của địa phương.
Thu Hà
Bình luận