Hotline: 0941068156

Thứ năm, 21/11/2024 17:11

Tin nóng

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 21/11/2024

Bắc Giang bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa

Chủ nhật, 15/09/2024 07:09

TMO - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang cho biết, từ nay đến năm 2025 tỉnh quan tâm thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn. 

Bắc Giang là địa phương có hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đặc sắc, Bắc Giang hiện còn bảo lưu hơn 2.000 di tích lịch sử, văn hóa; nhiều di tích được bảo lưu gần như nguyên vẹn kiến trúc nghệ thuật có niên đại từ 100 đến hơn 400 năm. Kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh cũng rất đa dạng. Trong đó, 18 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; gần 800 lễ hội lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống.

Bên cạnh đó là kho tàng dân ca, dân vũ, trang phục, ẩm thực và nhiều ngành nghề thủ công truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Hiện tỉnh có 16 di sản được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, 4 di sản được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và di sản cần bảo vệ khẩn cấp.

Khách tham quan Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử (Sơn Động). 

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang đã triển khai thực hiện đảm bảo các nhiệm vụ, chỉ tiêu đã để ra; công tác quản lý nhà nước được tăng cường; các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình đã được ngành chỉ đạo rộng khắp từ tỉnh đến cơ sở, thu được nhiều kết quả, tạo được điểm nhấn, đã khẳng định vai trò, vị thế của văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình vừa là mục tiêu, vừa là động lực góp phần thúc đẩy và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm qua.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã tăng cường tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá các di sản văn hóa đến nhân dân và du khách thông qua các hoạt động xúc tiến du lịch. Cùng đó, quan tâm khảo sát, xây dựng các tour, tuyến du lịch, khuyến khích phát triển dịch vụ du lịch gắn với các điểm di tích tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể, về lĩnh vực quản lý văn hóa, hằng năm, Sở tổ chức 5-8 Hội thi, Liên hoan cấp tỉnh. Nhà hát Chèo biểu diễn nghệ thuật bình quân khoảng trên 100 buổi/năm phục vụ đồng bào miền núi và các nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh tổ chức các lớp truyền dạy hát Quan họ, Chèo, Ca trù, hát Then… cho các hạt nhân văn nghệ cơ sở; tổ chức biểu diễn nghệ thuật kết hợp với tuyên truyền từ 100-110 buổi/năm và 300-500 buổi chiếu miễn phí phục vụ nhân dân. 

Bắc Giang là địa phương có truyền thống văn hóa lâu đời với nhiều phong tục, tập quán, lễ hội, di sản văn hóa đặc sắc. Vậy nên, Sở Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang chú trọng vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, bước đầu đã gắn kết giữa bảo tồn di sản với phát triển du lịch và phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang tiếp tục triển khai Kế hoạch 238/KH-UBND của UBND tỉnh về hỗ trợ tu bổ di tích trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, đây là đòn bẩy hiệu quả góp phần huy động mọi nguồn lực xã hội cho công tác bảo tồn. Qua hơn 3 năm thực hiện, toàn tỉnh đã tu bổ, tôn tạo trên 150 di tích với tổng kinh phí khoảng 300 tỷ đồng. Đến năm 2023, toàn tỉnh có 755 di tích, danh thắng đã xếp hạng, trong đó có 5 di tích, cụm di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt với 34 điểm; 96 di tích xếp hạng cấp quốc gia và 625 di tích xếp hạng cấp tỉnh (năm 2021-2023, xếp hạng được 21 di tích); 4 bảo vật quốc gia.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, Sở đã tập trung lập, hoàn thiện xong hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng cấp Quốc gia đặc biệt đối với Cụm di tích Tiên Lục, huyện Lạng Giang và và các hồ sơ đề nghị đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Lễ hội Bơi chải làng Tiếu Mai, huyện Hiệp Hòa; Lễ hội đền thờ Đức Vua Trần Minh Tông, huyện Yên Dũng. Tiếp tục phối hợp tham mưu hoàn thiện Hồ sơ khoa học “Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc”, trình UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Tỉnh Bắc Giang chú trọng vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thông qua tu bổ di tích trên địa bàn tỉnh.  

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang cho biết, từ nay đến năm 2025 tỉnh quan tâm thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn. Bắc Giang phấn đấu đến năm 2025 có thêm một di tích xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt; 2-3 di tích xếp hạng cấp quốc gia; 15-20 di tích xếp hạng cấp tỉnh; 50-70 di tích lịch sử - văn hóa được tu bổ, tôn tạo, phục hồi; 1-2 bảo vật quốc gia; có một di sản tư liệu được UNESCO ghi danh; 2-3 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia; 8-10 di sản văn hóa phi vật thể được phục dựng, bảo tồn; 3-5 địa điểm được khai quật khảo cổ...

Từ nay đến năm 2025, Bắc Giang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Quảng Ninh, Hải Dương, hoàn thiện Hồ sơ khoa học “Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc”, trình UNESCO công nhận là di sản thế giới. Bắc Giang sẽ tập trung đôn đốc, hỗ trợ nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử; Dự án tu bổ, tôn tạo một số điểm di tích thuộc Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Những địa điểm Khởi nghĩa Yên Thế; lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt chùa Bổ Đà, huyện Việt Yên; đầu tư Dự án tu bổ, tôn tạo Di tích quốc gia đặc biệt chùa Vĩnh Nghiêm và các dự án hỗ trợ tu bổ, tôn tạo di tích trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.

Tỉnh hoàn thiện lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi các di tích quốc gia đặc biệt: Địa điểm Chiến thắng Xương Giang (thành phố Bắc Giang), Di tích An toàn khu II (huyện Hiệp Hòa), làm cơ sở huy động có hiệu quả các nguồn lực cho công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích. rong thời gian tới, Sở sẽ tập trung cao thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm như quan tâm tham mưu, đề xuất đầu tư xây dựng, nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hoá, thể thao từ tỉnh đến cơ sở.  

Về lĩnh vực di sản văn hóa, Sở sẽ tiếp tục triển khai thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Giang. Tập trung hoàn thiện hồ sơ khoa học Cụm di tích Tiên Lục, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích quốc gia “Địa điểm cầu Sông Thương”; hồ sơ Lễ hội Bơi chải An Châu, Sơn Động đề nghị đưa vào Di sản văn hóa phi vật thể.

UBND tỉnh yêu cầu Sở Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tiếp tục triển khai hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá. Chủ động phối hợp với các ngành liên quan thực hiện tốt việc rà soát, tham mưu cho HĐND, UBND tỉnh xây dựng mới hoặc điều chỉnh, bổ sung kịp thời các nghị quyết, chương trình, kế hoạch, đề án về bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá trên địa bàn tỉnh. Thường xuyên kiểm kê, phân loại, đẩy mạnh việc lập hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền xếp hạng di tích, ghi danh di sản văn hóa phi vật thể theo quy định và mục tiêu, định hướng đã được xác định trong Quy hoạch tỉnh; quan tâm hơn việc kiểm kê các hiện vật, di vật, cổ vật.

Tăng cường huy động các nguồn lực từ nguồn ngân sách nhà nước và xã hội hóa để đáp ứng yêu cầu bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa. Phát huy hơn nữa trách nhiệm thanh tra, kiểm tra của ngành văn hóa, thể thao và du lịch từ tỉnh đến cấp xã trên lĩnh vực di sản văn hoá. Tăng cường phối hợp với các ngành liên quan và các cơ quan chức năng trong công tác kiểm tra, thanh tra, điều tra, xử lý sai phạm lĩnh vực này.

 

 

Minh Anh 

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline