Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 08/09/2024 08:09

Tin nóng

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Sạt lở vùng ĐBSCL: Kiên quyết di dời dân ra khỏi vùng nguy cơ cao

TP. HCM cần phát huy cơ chế, chính sách đặc thù với tinh thần 6 "tiên phong"

Quyết liệt thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm Đại hội VIII của Đảng đề ra

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bám sát định hướng, tăng tốc hoàn thành mục tiêu kinh tế-xã hội

Chủ nhật, 08/09/2024

Bảo đảm an toàn vùng nuôi thủy sản trong mùa mưa bão

Thứ bảy, 27/07/2024 06:07

TMO - Nuôi trồng thủy sản là lĩnh vực sản xuất dễ bị ảnh hưởng, thiệt hại lớn trong mùa mưa bão. Do đó, ngành nông nghiệp nhiều địa phương trên cả nước đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống, khắc phục rủi ro, bảo đảm an toàn cho các vùng nuôi thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản là hướng phát triển kinh tế hiệu quả tại nhiều địa phương trên cả nước. Tuy nhiên, cũng như nhiều lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện thời tiết. Để tránh thiệt hại trong nuôi trồng thuỷ sản, việc chủ động các biện pháp phòng chống thiên tai, nhất là trong mùa mưa bão là rất cần thiết. Để bảo vệ các đối tượng nuôi, ngành nông nghiệp các địa phương đã triển khai các phương án hạn chế tối đa thiệt hại trong mùa mưa bão năm nay.

Trong mùa mưa bão thường xuất hiện những cơn mưa lớn, kéo dài làm cho các yếu tố thủy, lý, hóa môi tường ao nuôi thay đổi theo chiều hướng xấu, dễ dẫn đến dịch bệnh, từ đó gây ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi thủy sản.  Thời tiết trong những đợt mưa bão thường có sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa và đây là điều kiện thuận lợi để mầm bệnh phát triển. Tuy nhiên, động vật thủy sản trong điều kiện thời tiết như vậy lại có sức đề kháng yếu cho nên mầm bệnh có nhiều cơ hội xâm nhập vào động vật thủy sản làm phát sinh bệnh.  

Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Tuyên Quang cho biết, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có trên 3.097 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, 2.435 lồng cá, tập trung ở các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Yên Sơn. Để chủ động ứng phó cũng như hạn chế thấp nhất rủi ro cho các hộ nuôi thủy sản mùa mưa lũ, trước mùa mưa bão, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản đã có công văn gửi các huyện về thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn nuôi trồng thủy sản mùa mưa bão. Bên cạnh đó, Chi cục chỉ đạo cán bộ chuyên môn tại các huyện phối hợp với các xã, thị trấn rà soát ao nuôi, lồng nuôi có nguy cơ xảy ra ngập lụt để tuyên truyền bà con thực hiện biện pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn cho diện tích nuôi trồng thủy sản.

Ngành Nông nghiệp khuyến cáo, các hộ nuôi trồng thủy sản thường xuyên kiểm tra ao, hồ, lồng, bè, gia cố lại lưới, hệ thống dây neo, các trang thiết bị bảo đảm an toàn và có biện pháp bảo vệ tránh thất thoát thủy sản. Khi có tin bão, áp thấp nhiệt đới có khả năng ảnh hưởng cần khẩn trương thu hoạch các đối tượng nuôi đã đạt kích thước thương phẩm, di chuyển lồng, bè vào khu vực kín gió, có dòng chảy nhẹ. Trong thời gian bão, áp thấp nhiệt đới cần giảm hoặc dừng cho cá ăn, khi có mưa lớn tiến hành xả nước tầng mặt; sau mưa, bão cần bổ sung khoáng chất, men tiêu hóa cho đối tượng nuôi và sử dụng chế phẩm sinh học cho ao nuôi...

Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Tuyên Quang đẩy mạnh hướng dẫn các địa phương thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn nuôi trồng thủy sản mùa mưa bão. 

Hồ Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) là một trong những hồ chứa nước ngọt lớn nhất miền Bắc, tổng diện tích khoảng 8.900 ha, sức chứa 9,3 tỷ m3 nước. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và sự quan tâm của các cấp, các ngành, nghề nuôi cá lồng đã có bước phát triển mạnh mẽ. Năm 2014 trong tỉnh mới có 1.700 lồng cá thì đến nay đã tăng lên gần 5.000 lồng cá, sản lượng trên 7.000 tấn/năm. Từ những chiếc lồng được làm bằng tre, bương nay đã được thay thế bằng khung sắt, kẽm và ống nhựa HDPE có độ bền cao, thân thiện với môi trường.

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Hòa Bình, hiện nay có 5 cơ sở nuôi trên 100 lồng cá, còn đa số các cơ sở nuôi từ 20 - 50 lồng. Nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người nuôi thủy sản, Chi cục đã tham mưu Sở NN&PTNT hướng dẫn người dân các biện pháp bảo vệ diện tích nuôi thủy sản. Trong đó, tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng, chống thiên tai trên các phương tiện thông tin đại chúng và tổ chức tốt công tác tập huấn phòng, chống thiên tai. Đối với các huyện có diện tích nuôi cá lồng trên sông thì hướng dẫn người nuôi kiểm tra, gia cố hệ thống dây néo, phao và chủ động di chuyển lồng nuôi về địa điểm an toàn, có điều kiện môi trường thuận lợi khi có mưa to, gió lớn. Ngoài ra, thường xuyên liên hệ với cơ quan chuyên môn và địa phương để có biện pháp xử lý phù hợp khi sự cố xảy ra.

Chi cục Thủy sản cũng khuyến cáo đối với người dân cần tiến hành thu hoạch khi cá nuôi đạt kích cỡ thương phẩm; kiểm tra lại lồng bè, gia cố dây neo, phao lồng, di chuyển vào nơi an toàn. Đối với nuôi cá trong ao hồ nhỏ cần kiểm tra và tu bổ lại bờ ao cho chắc chắn; kiểm tra hệ thống xả tràn, khơi thông dòng chảy ở các sông suối, mương xung quanh ao để thoát nước được dễ dàng. Đồng thời cần chuẩn bị lưới, đăng chắn, cọc tre để cắm khi nước tràn hoặc vỡ bờ…

Các địa phương chủ động triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn cho vùng nuôi thủy sản trong mưa mưa bão. Ảnh: BHB. 

Tại tỉnh Nam Định, để bảo đảm an toàn các vùng nuôi thủy sản trong mùa mưa bão năm nay, Sở NN&PTNT phối hợp với các ngành chức năng, chính quyền các địa phương tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng nói chung, người nuôi thủy sản nói riêng, về công tác đảm bảo an toàn cho người và ao, đầm nuôi. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với Phòng NN&PTNT các huyện, Phòng Kinh tế thành phố Nam Định tổ chức kiểm tra hệ thống tiêu thoát nước, hướng dẫn người dân có các biện pháp bảo vệ ao, đầm nuôi thủy sản khi có mưa to, gió lớn. Quan tâm đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi, nạo vét kênh mương để bảo đảm tiêu thoát nước nhanh chóng, kịp thời.

Các địa phương tăng cường hướng dẫn người dân các biện pháp gia cố, bảo vệ bờ, cống, quạt sục khí; hướng dẫn người nuôi thủy sản thu hoạch trước mùa mưa, bão nếu tôm, cá đạt kích cỡ thương phẩm nhằm hạn chế thất thoát, thiệt hại kinh tế khi bão, lũ xảy ra; thường xuyên kiểm tra và áp dụng các biện pháp phòng bệnh cho con nuôi thủy sản khi thời tiết thay đổi.

Chi cục Thủy sản (Sở NN&PTNT) Nam Định cho biết: Chi cục đã chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn, cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân thường xuyên kiểm tra, tu bổ, đắp ấp trúc bờ ao, bờ vùng khu vực nuôi thủy sản bảo đảm chắc chắn, phát quang cây cối, vớt bèo, rác thải để khơi thông dòng chảy, tạo đường thoát nước mưa nhanh; đặt lưới chắn xung quanh bờ ao (độ cao 40-50cm, ghim sâu 20-30cm dưới mặt đất) để ngăn cá, tôm thoát ra ngoài, đặt lưới chắn hình chữ V trước cống xả tràn để tăng diện tích thoát nước khi có lũ lụt lớn xảy ra; tháo bớt nước trong ao trước các đợt mưa, lũ lớn, chuẩn bị các dụng cụ, vật tư cần thiết để dự phòng...

Những năm gần đây, nuôi hải sản trên biển mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân cũng như tái tạo nguồn lợi thủy sản ven bờ. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất khiến người nuôi lo lắng là tình trạng biến đổi khí hậu, mưa bão ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường. Tại tỉnh Thái Bình, diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh đạt 15.665,11ha, trong đó nước lợ 3.556,5ha, nước mặn 3.169ha, nước ngọt 8.939,61ha. Theo thông tin từ ngành chuyên môn, từ nay đến cuối năm thời tiết diễn biến theo hướng cực đoan, nắng nóng, mưa, bão kéo dài và không theo quy luật.  

Chi cục Thủy sản tỉnh cho biết: Trong mùa mưa bão, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người nuôi thủy sản, Chi cục đã tham mưu Sở NN&PTNT hướng dẫn người dân các biện pháp bảo vệ diện tích nuôi thủy sản. Trong đó, tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng, chống thiên tai trên các phương tiện thông tin đại chúng và tổ chức tốt công tác tập huấn phòng, chống thiên tai.

Đối với các huyện có diện tích nuôi cá lồng trên sông hướng dẫn người nuôi kiểm tra, gia cố lại hệ thống dây néo, phao và chủ động di chuyển lồng nuôi về địa điểm an toàn, có điều kiện môi trường thuận lợi khi có mưa to, gió lớn. Ngoài ra, thường xuyên liên hệ với cơ quan chuyên môn và địa phương để có biện pháp xử lý phù hợp khi có sự cố xảy ra.

Đối với các hộ nuôi hải sản ven biển, ngành chuyên môn khuyến cáo ngay từ đầu mùa mưa bão cần tích cực triển khai các biện pháp bảo vệ diện tích nuôi hải sản nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại. Đề nghị các địa phương tổ chức kiểm kê, rà soát các vùng nuôi hải sản, trạm bơm tiêu chống úng nhằm chủ động ứng phó khi có mưa to, bão lớn. Kiểm tra hệ thống tiêu thoát nước, hướng dẫn người dân có biện pháp bảo vệ ao, đầm nuôi hải sản. Đồng thời, tăng cường hướng dẫn người dân kỹ thuật gia cố, bảo vệ bờ, cống... Khi bão, áp thấp nhiệt đới có khả năng ảnh hưởng cần khẩn trương thu hoạch đối tượng nuôi đã đạt kích thước thương phẩm.../.

 

 

Phương Thu 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline