Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 29/06/2024 18:06

Tin nóng

GDP 6 tháng đầu năm ước tăng 6,42% so cùng kỳ

Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược

Bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu trong mọi tình huống

Tổng thống Putin: Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của Liên bang Nga

Việt – Nga: Dầu khí - năng lượng là trụ cột quan trọng trong hợp tác kinh tế

Thêm 6 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Sơ kết Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam 2024

Phóng viên, Nhà báo cần đổi mới tư duy, sáng tạo linh hoạt trong bối cảnh chuyển đổi số báo chí

Thanh Oai (Hà Nội): Thêm 2 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

VACNE: Cơ bản hoàn thành cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh”

Trên 30 cây cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Ứng phó mưa lũ: Rà soát, sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường trả lời nhiều vấn đề đang được cử tri quan tâm

Trên 100 đại biểu đăng ký chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

PGS.TS. Đỗ Văn Dung giữ chức Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Ninh Bình

Hà Nam: Muỗm cổ thụ trên 350 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thừa Thiên-Huế: Tổ chức Lễ công nhận Cây Di sản tại trường THCS Phú Lộc

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 29/06/2024

Xử lý rơm rạ sau thu hoạch bằng công nghệ vi sinh

Thứ hai, 17/06/2024 08:06

TMO - Hiện nay tỉnh Vĩnh Phúc đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vi sinh để xử lý rơm rạ sau thu hoạch. Nhờ đó có được nguồn phân bón hữu cơ giúp tiết kiệm chi phí phân bón, đồng thời khai thác hiệu quả lợi thế từ nguồn phế phẩm, phụ phẩm của cây lúa trong sản xuất nông nghiệp. 

Theo Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI), Việt Nam có khoảng 47 triệu tấn rơm rạ mỗi năm nhưng mới chỉ hơn 20% được thu gom và sử dụng với mục đích làm nấm rơm, thức ăn chăn nuôi, đệm lót vận chuyển trái cây… phần lớn còn lại chủ yếu là đốt hoặc vùi vào ruộng.

Tập quán của bà con nông dân là sau khi thu hoạch lúa sẽ đốt rơm ngoài đồng, việc này tạo ra lượng phát thải rất lớn. Để hướng tới mục tiêu của đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao gắn với giảm phát thải cần chấm dứt tình trạng đốt rơm rạ bừa bãi. Do lượng khí thải từ đốt rơm rạ sau khi thu hoạch gây ảnh hưởng, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Trước tình trạng đó, ngành Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đã tích cực ứng dụng công nghệ vi sinh để xử lý rơm rạ sau thu hoạch trên đồng ruộng. Qua đó tạo ra nguồn phân bón hữu cơ, tăng độ phì cho đất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất.

Theo Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế, trong 1 tấn rơm chứa khoảng 5 - 8kg đạm, 1,2kg lân, 20kg kali, 40kg silic và 400kg carbon. Đốt rơm rạ không chỉ bỏ đi một lượng lớn phân bón, chất dinh dưỡng tự nhiên cần thiết cho cây lúa mà còn tăng lượng khí thải vào bầu khí quyển. Nếu đốt 1ha (trung bình 8 tấn rơm rạ) sẽ phát thải 9,1 tấn CO2, 798 kg khí CO, 398 kg các chất hữu cơ độc hại và 12 kg tro bụi... gây ô nhiễm môi trường.

Đối với tỉnh Vĩnh Phúc, theo kế hoạch, mỗi  năm tỉnh Vĩnh Phúc gieo cấy hơn 52.000 hecta lúa, trong đó vụ Đông - Xuân năm 2023 - 2024 gần 29.000ha. Mỗi ha trồng lúa sau thu hoạch thải ra khoảng 7 - 8 tấn rơm rạ.  Do đó để nhanh chóng đẩy nhanh quá trình làm ruộng đất cho vụ lúa tiếp theo, người dân đã chọn phương pháp đốt rơm rạ. Điều này không chỉ gây ô nhiễm môi trường, gia tăng khối, bụi, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông mà còn lãng phí một lượng lớn dinh dưỡng có trong rơm rạ.

Vĩnh Phúc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vi sinh để xử lý rơm rạ sau thu hoạch (Ảnh minh họa). 

Nhằm giảm thiểu tình trạng đốt rơm rạ trên đồng ruộng, đồng thời tận dụng lượng phân hữu cơ sẵn có từ phụ phẩm nông nghiệp góp phần cải tạo, bảo vệ môi trường đất, giúp cây lúa sinh trưởng và phát triển thuận lợi, giảm sâu bệnh hại, tháng 7/2021, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành kế hoạch hỗ trợ chế phẩm vi sinh xử lý rơm rạ trên cây lúa giai đoạn 2022 - 2024.

Trên cơ sở đó, thực hiện nhiệm vụ được giao, ngay từ tháng 3/2024, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng kế hoạch, phối hợp với các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền về lợi ích, hiệu quả sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý rơm rạ trên cây lúa; tổ chức cấp phát 140.000 kg chế phẩm vi sinh với quy mô xử lý 5.000 ha cho các địa phương. Trong đó, 2 huyện trọng điểm lúa của tỉnh là Yên Lạc và Vĩnh Tường, mỗi huyện được hỗ trợ 1.000 ha; các huyện Bình Xuyên, Sông Lô, Tam Đảo được hỗ trợ 500 ha; Lập Thạch 750ha; Tam Dương 550 ha.

Cùng với đó thành phố Phúc Yên, Vĩnh Yên mỗi địa phương 100 ha. Đồng thời, cán bộ kỹ thuật của trung tâm về các địa phương hướng dẫn quy trình kỹ thuật xử lý rơm rạ bằng chế phẩm vi sinh tại các chân ruộng.

Thông tin từ người dân thuộc xã Đạo Trù (Tam Đảo), nếu những vụ trước, sau khi thu hoạch lúa rơm rạ sẽ được thu gom và đốt tại ruộng, thì hiện nay, nhờ có Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ, hướng dẫn xử lý rơm rạ sau thu hoạch bằng chế phẩm vi sinh nên ruộng lúa đã có nguồn phân hữu cơ  có ích cho lúa, bảo vệ môi trường.

Cụ thể, sau khi thu hoạch lúa, nông dân sẽ cho nước vào ruộng giữ mực nước 2 - 3 cm, sử dụng 15 - 20 kg vôi bột/sào rải đều trên mặt ruộng, dùng máy phay qua 1 lượt ruộng cho dập gốc rạ. Sau đó dùng chế phẩm vi sinh rải đều trên mặt ruộng (lượng sử dụng 28 kg/ha tương đương khoảng 1 kg/sào) rồi tiến hành phay lại 1 lượt nữa, cho thêm nước vào ruộng, giữ ngập mức nước 7 - 10 cm trong vòng 10 - 15 ngày rồi bừa, bón lót phân và gieo cấy. Giải pháp này giúp các hộ nông dân tiết kiệm chi phí mua phân hóa học, đồng thời cải tạo đất, bảo đảm sức khỏe và không gây ô nhiễm môi trường.

Phòng khuyến nông Trồng trọt, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, với thành phần chủ yếu là các chủng nấm đối kháng và các vi sinh vật, việc sử dụng chế phẩm vi sinh Lacto Powder T để xử lý rơm rạ sau thu hoạch giúp phân hủy nhanh các chất hữu cơ, tăng cường vi sinh vật hữu ích; đồng thời cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây lúa vụ sau.

Sau 3 năm triển khai cho thấy, cây lúa đẻ nhánh sớm, bộ rễ dài, ít rễ đen, đẻ nhánh tập trung; hạn chế tối đa hiện tượng cây lúa bị nghẹt rễ và vàng lá sinh lý, giảm rõ rệt các đối tượng sâu bệnh gây hại. Nhờ vậy, năng suất lúa vụ Mùa năm 2023 của tỉnh Vĩnh Phúc ước đạt 58 - 59 tạ/ha, cao nhất từ trước đến nay.

Việc đốt rơm trên đồng là nguyên nhân lớn góp vào phát thải khí nhà kính. Cùng với đó đốt rơm rạ tràn lan, đồng loạt diễn ra tạo thành những đám khói như sương mù bủa vây các tuyến đường, làm giảm tầm nhìn, tạo nên một bầu không khí ngột ngạt, khó chịu.

Do đó việc ứng dụng công nghệ vi sinh trong xử lý rơm rạ sau thu hoạch mang lại rất nhiều lợi ích không chỉ cho người nông dân mà còn bảo vệ môi trường. Quy trình ứng dụng công nghệ sinh học xử lý rơm rạ theo hướng nông nghiệp tuần hoàn và phát thải thấp cần tiếp tục được nhân rộng không chỉ tại Vĩnh Phúc mà cần phát huy trên cả nước, để đóng góp tích cực vào chương trình phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh.

 

 

Đức Hậu

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline