Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 13/07/2025 05:07

Tin nóng

Cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Chủ nhật, 13/07/2025

Xử lý ô nhiễm tại các dòng sông cần nhiều thời gian, nguồn lực

Thứ ba, 07/11/2023 07:11

TMO - Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, để xử lý ô nhiễm các dòng sông cần có chương trình mục tiêu quốc gia hồi sinh dòng sông chết.

Quốc hội vừa tiến hành chất vấn đối với nhóm lĩnh vực kinh tế ngành, trong đó vấn đề ô nhiễm môi trường các dòng sông, xử lý khai thác khoáng sản trái phép… được đại biểu quan tâm nêu vấn đề với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh để tìm giải pháp xử lý.

Quan tâm tới việc tìm giải pháp căn cơ giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường tại hệ thống Bắc Hưng Hải, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh, đoàn Long An, cho biết Nghị quyết số 499 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV có yêu cầu cơ chế, chính sách phù hợp để giải quyết ô nhiễm môi trường của hệ thống Bắc Hưng Hải.

Tuy nhiên, qua giám sát Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho thấy tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở hệ thống Bắc Hưng Hải chưa được giải quyết triệt để, còn gặp nhiều khó khăn. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết chính sách nào mà Bộ đã ban hành hoặc tham mưu ban hành và giải pháp căn cơ để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường tại hệ thống Bắc Hưng Hải.

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh nhấn mạnh, hệ thống thuỷ lợi Bắc Hưng Hải được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo và Thủ tướng Phạm Văn Đồng cho khởi công năm 1958 nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp khu vực Bắc Bộ. Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các đơn vị kiểm tra ô nhiễm hệ thống Bắc Hưng Hải và thấy rằng, để xử lý được cần có thời gian, nguồn lực lớn.

Từ hệ thống thủy nông, đến nay, hệ thống này phải gánh thêm nhiệm vụ xả thải một phần cho Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên. Mỗi ngày, hệ thống phải tiếp nhận đến 500.000m3 xả thải, nhiều nhất phải kể đến khu vực cống ở hai quận Gia Lâm và Long Biên. Chủ yếu là chất thải từ khu công nghiệp, cụm công nghiệp và khu đô thị, khu dân cư. Hầu hết địa phương chưa có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt nên phải xả ra Bắc Hưng Hải.

Thời gian tới, Bộ TN&MT tăng cường quan trắc, làm việc với các địa phương, sử dụng nguồn lực tiếp tục cố gắng xử lý nước thải của đô thị, nông thôn, bảo vệ môi trường trên hệ thống Bắc Hưng Hải. Ảnh: LN. 

Về giải pháp, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì họp Chính phủ và yêu cầu có giải pháp thích hợp, ngắn hạn và dài hạn để xử lý ô nhiễm khu vực này. Trong đó, Bộ Tài nguyên Môi trường và Bộ Công an cũng đã điều tra, xử phạt nhiều doanh nghiệp xả thải không đúng quy định. Đồng thời, Hà Nội đang cố gắng xây dựng nhà máy xử lý nước thải nhưng chưa xong.

Bộ trưởng cam kết, thời gian tới, cơ quan này tiếp tục tăng cường quan trắc và làm việc với các địa phương để từ đó dùng các nguồn lực tiếp tục cố gắng xử lý nước thải của đô thị, nông thôn. Hiện nay một số địa phương như Hưng Yên đã có những giải pháp xử lý, thu gon xử lý nước thải tại các khu dân cư. Tuy nhiên, để đảm bảo hệ thống nước thải đô thị và nông thôn được xử lý cần rất nhiều nguồn lực, chưa kể cần có giải pháp xây dựng nhà máy xử lý và vận hành nhà máy.

Bộ trưởng cho rằng cần có cơ chế chính sách về huy động nguồn lực xã hội hóa, huy động sự tham gia của doanh nghiệp tham gia xử lý nước thải, rác thải và gắn trách nhiệm đóng góp của các doanh nghiệp tham gia xả thải. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật bảo vệ môi trường, kiểm soát chất thải; tăng cường quan trắc hệ thống bắc Hưng Hải, sông Cầu, kết nối thông tin, kiểm tra giám sát việc xả thải…

Tại phiên chất vấn, đại biểu Đỗ Thị Việt Hà - Đoàn ĐBQH Bắc Giang đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường sông Cầu. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết ô nhiễm của sông Cầu có nguyên nhân từ nguồn ô nhiễm từ sông Ngũ Huyện Khê, một ngày xả thải khoảng 15.000m3 chưa được xử lý từ các cụm công nghiệp. Thời gian qua, Bộ đã thành lập tổ giám sát bảo vệ môi trường, giám sát hoạt động của làng giấy Phong Khê, cụm công nghiệp giấy Phong Khê trong đó lựa chọn 22 cơ sở giám sát trực tiếp. Bộ cũng đã đôn đốc tỉnh Bắc Ninh phối hợp Bắc Giang chỉ đạo các Sở liên quan có giải pháp để xử lý dứt điểm liên quan đến làng nghề giấy này.

Giải pháp trong thời gian tới, Bộ TN&MT đề xuất giải pháp tập trung rà soát xây dựng khu xử lý nước thải cho các khu Phong Khê 2, khu Phú Lâm, còn khu Phong Khê 1 mới chỉ có hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất hoạt động khoảng 300 m3… Do đó, Bộ đề nghị tỉnh Bắc Ninh quan tâm vấn đề này quan tâm giám sát xử lý nước thải tập trung ở đây.

Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục quan trắc, phối hợp với các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang xử lý nghiêm vi phạm. Cùng với đó, tăng cường tuyên truyền vận động các tổ chức cá nhân làng nghề chung tay với cộng đồng, cũng như huy động ngân sách và xã hội hóa trong thu gom xử lý nước thải ở các khu cụm công nghiệp và làng nghề để xử lý ô nhiễm sông Cầu.

Bộ trưởng Bộ TN&MT cho biết cần tăng cường công tác quan trắc, kể cả ở hệ thống Bắc Hưng Hải và sông Cầu. Ảnh: TT. 

Theo Bộ trưởng Bộ TN&MT, để giải quyết triệt để tình trạng này, phải mất rất nhiều nguồn lực, nhất là trong việc đầu tư xây dựng, vận hành nhà máy xử lý nước thải. Bộ TN&MT đã báo cáo với Chính phủ, đề xuất cấp có thẩm quyền cần phải có một chương trình mục tiêu quốc gia để xử lý các dòng sông chết, ô nhiễm các dòng sông và xử lý môi trường về rác thải, nước thải nói chung.

Giải pháp thứ hai là có cơ chế chính sách để có nguồn lực xã hội hóa, kêu gọi doanh nghiệp xử lý nước thải, rác thải; gắn vào đó là cơ chế của những doanh nghiệp xả thải thì phải có đóng góp. Cùng với đó là công tác tuyên truyền vận động người dân, tổ chức để đảm bảo lượng rác thải nằm trong ngưỡng xử lý được.

Bộ trưởng cũng cho rằng, cần tăng cường công tác quan trắc, kể cả ở hệ thống Bắc Hưng Hải và sông Cầu. Hiện nay Bộ đã tăng cường quan trắc với các Sở TN&MT để kịp thời kiểm tra, giám sát việc xả thải. Để xử lý thì phải có thời gian, nguồn lực. Hiện nay, chúng ta còn có một việc là các làng nghề truyền thống. Cần có quy hoạch để di chuyển làng nghề thì mới xử lý được dứt điểm, việc này cũng cần ngân sách thực hiện. 

 

 

Đức Nam

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline