Hotline: 0941068156

Thứ năm, 02/05/2024 04:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 02/05/2024

Xây dựng vùng nguyên liệu an toàn, phục vụ chế biến nông sản

Thứ ba, 21/06/2022 20:06

TMO - Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn đã triển khai chính sách hỗ trợ cho các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn phát triển vùng nguyên liệu an toàn gắn với sản phẩm chất lượng mang lợi thế, đặc trưng của từng vùng, nhằm nâng cao giá trị nông sản, đặc biệt thực hiện hiệu quả mục tiêu tại Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm”.

Bắc Kạn sở hữu nhiều lợi thế trong phát triển nông, lâm nghiệp đặc biệt là các sản phẩm hữu cơ. Địa phương này định hướng tiêu thụ sản phẩm hữu cơ chủ yếu phục vụ khách du lịch và đưa vào hệ thống các siêu thị, cửa hàng nông sản sạch trên địa bàn tỉnh, một số tỉnh lân cận và hướng tới xuất khẩu. Các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ có cơ hội rất lớn vươn ra thị trường thế giới. 

Vì vậy, tại Kế hoạch phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Bắc Kạn đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, diện tích trồng trọt hữu cơ đạt khoảng 1% tổng diện tích trồng trọt và đến năm 2030 đạt khoảng 1,5% diện tích đất trồng trọt; 80% sản phẩm OCOP liên quan đến trồng trọt đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Duy trì, phát triển, nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ. Tổ chức các chuỗi sản xuất liên kết theo tiêu chuẩn hữu cơ.

Sản phẩm ưu tiên để phát triển sản xuất là các sản phẩm nằm trong danh mục nông nghiệp chủ lực cấp tỉnh. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, tập quán canh tác, trình độ thâm canh đối với các loại sản phẩm hiện có, Bắc Kạn xác định bố trí ưu tiên thực hiện đối với từng loại sản phẩm.

Bắc Kạn mở rộng diện tích sản xuất chè hữu cơ tại các vùng sản xuất nông nghiệp 

Cụ thể: Quy mô vùng lúa hữu cơ 100ha; vùng nghệ hữu cơ 45ha; vùng cây dong riềng 70ha; vùng chè Shan tuyết hữu cơ 80ha; vùng hồng không hạt hữu cơ 80ha; vùng mơ hữu cơ 135ha; vùng hồi hữu cơ 250ha; vùng quế hữu cơ 250ha, vùng dược liệu hữu cơ 50ha…

Trong đó, vùng lúa hữu cơ tập trung ở huyện Chợ Đồn, Bạch Thông, Ba Bể và Ngân Sơn. Vùng nghệ hữu cơ tập trung ở huyện Pác Nặm và thành phố Bắc Kạn. Vùng dong riềng hữu cơ tập trung ở 2 huyện Na Rì và Ba Bể. Vùng chè Shan tuyết hữu cơ tập trung chủ yếu ở huyện Chợ Mới và huyện Chợ Đồn. Vùng cây ăn quả hữu cơ tập trung ở huyện Ba Bể, huyện Chợ Đồn; cây mơ tập trung ở huyện Chợ Mới, huyện Bạch Thông và thành phố Bắc Kạn.

Tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ đạt khoảng 0,5% tổng sản phẩm chăn nuôi đối với các sản phẩm chăn nuôi chủ lực của tỉnh. Cụ thể: Chăn nuôi đại gia súc với quy mô đàn trâu, bò 800 con, sản lượng 56 tấn thịt hơi; đàn lợn 600 con, sản lượng 60 tấn thịt hơi.

Thực hiện 5-10 mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ trên các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh; làm cơ sở bổ sung, xây dựng, ban hành quy trình kỹ thuật sản xuất áp dụng trên địa bàn tỉnh theo các quy chuẩn quốc gia về sản xuất hữu cơ.

Nhằm thực hiện hiệu quả những mục tiêu đề ra, UBND tỉnh đã xây dựng nhiều giải pháp. Trong đó, tập trung xây dựng vùng canh tác nông nghiệp đảm bảo tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ. Căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương, tập quán canh tác, trình độ thâm canh hiện có để bố trí ưu tiên thực hiện đối với từng loại sản phẩm.

Cánh đồng bí xanh thơm tại bản Váng kết hợp với phát triển nông nghiệp tại các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ 

Chú trọng đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ cho cán bộ quản lý từ tỉnh đến cơ sở; tập huấn kỹ thuật, phổ biến, cập nhật các quy định, tiêu chuẩn hiện hành về sản xuất nông nghiệp hữu cơ; hướng dẫn nông dân thực hiện mô hình trình diễn trong vùng sản xuất định hướng phát triển hữu cơ theo chuỗi liên kết.

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến rộng rãi thông tin về kế hoạch bảo vệ, phát triển vùng canh tác hữu cơ và kết quả đạt được nhằm mở rộng diện tích, quy mô thực hiện sản xuất theo hướng hữu cơ; tổ chức hội thảo mời gọi các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh liên kết, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ…

Phát triển các mô hình nông nghiệp hữu cơ kết hợp với du lịch nông nghiệp như: Du lịch trải nghiệm vùng trồng hồng không hạt tại xã Quảng Khê (Ba Bể) gắn với tuyến du lịch hồ Ba Bể; vùng sản xuất chè Shan tuyết tại xã Bằng Phúc (Chợ Đồn) gắn với tham quan rừng đặc dụng...

Quản lý chặt chẽ việc sử dụng các nhãn hiệu nông nghiệp hữu cơ, đảm bảo minh bạch thị trường, tránh trà trộn sản phẩm không đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm hữu cơ tại từng công đoạn sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Xây dựng các kênh phân phối, thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ theo hướng chất lượng cao; đưa vào hệ thống siêu thị trên toàn quốc, cửa hàng an toàn thực phẩm, nhà hàng phục vụ khách du lịch và từng bước xuất khẩu.

Sau hơn 3 năm (2018 - 2021) thực hiện Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm”, toàn tỉnh đã có nhiều sản phẩm nông sản an toàn, đạt tiêu chuẩn VietGAP, GACP-WHO, PGS.

Bắc Kạn triển khai các hoạt động nhằm xúc tiên tiêu thụ sản phẩm bí thơm và các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh 

Cụ thể, có 6 sản phẩm chè của 04 hợp tác xã thuộc 4 vùng nguyên liệu ở Chợ Mới, Ba Bể, Chợ Đồn đạt chứng nhận VietGAP, 01 sản phẩm hạt dẻ ở Ngân Sơn được cấp giấy chứng nhận hữu cơ ; bí xanh thơm Ba Bể và gạo Nếp được cấp giấy nhận hữu cơ PGS; 02 chủ thể được cấp giấy chứng nhận quản lý chất lượng tiên tiến ISO:22000; 01 chủ thể được cấp giấy chứng nhận HACCP; 01 chủ thể đạt chuẩn GMP của Bộ Y tế; 17 sản phẩm được cấp giấy xác nhận chuỗi an toàn thực phẩm…

Đối với các sản phẩm OCOP, Bắc Kạn xác định tiếp tục duy trì và phát triển các HTX, tổ hợp tác gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, từ đó tạo nguồn đầu ra ổn định cho nông dân. Hỗ trợ các cơ sở sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ tham gia hội chợ, triển lãm xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh.

Đến nay, Bắc Kạn đã có 155 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, 3 năm liên tiếp đứng thứ 2 cả nước về số lượng sản phẩm. Tỉnh đang nỗ lực nâng cao cả về lượng và chất sản phẩm để vươn tới các thị trường lớn, gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

 

Hải Vân 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline