Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 03/05/2024 02:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 03/05/2024

Xây dựng mô hình quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp

Thứ ba, 05/12/2023 07:12

TMO - Nhằm chủ động phòng chống sinh vật gây hại trên cây trồng, giảm chi phí đầu vào, giảm hóa chất độc hại, giảm phát thải khí nhà kính...UBND tỉnh Tuyên Quang yêu cầu các Sở, ngành, địa phương triển khai các giải pháp phát huy hiệu quả ứng dụng Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây trồng chủ lực tại địa phương. 

Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) là một hệ thống quản lý cây trồng mà các biện pháp tác động dựa trên nền tảng môi trường cụ thể (đất, nước, thời tiết, sinh vật gây hại, sinh vật có ích) nhằm giảm thiểu những tác động gây bất lợi cho cây trồng và phát huy các yếu tố nội tại của cây trồng, ngăn chặn sự bùng phát của sinh vật gây hại, đồng thời nâng cao giá trị sản phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng sinh học.

Mục tiêu của IPHM là đảm bảo sức khỏe cây trồng, nâng cao được giá trị sản phẩm trồng trọt, bảo vệ môi trường sinh thái và gia tăng đa dạng sinh học; xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp với nhiều vấn đề quan trọng như sức khỏe đất, nước, phát thải khí nhà kính, sử dụng hiệu quả vật tư sản xuất nông nghiệp, bảo vệ sức khỏe con người, nâng cao nhận thức cho người nông dân về sức khỏe cây trồng; nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, trang bị và cập nhật kiến thức từ khâu sản xuất đến thương mại nhằm đảm bảo an ninh lương thực, an toàn thực phẩm và bền vững môi trường thông qua tăng cường năng lực của hệ thống bảo vệ thực vật. Nội dung của Chương trình quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp dựa trên nền tảng Chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và thông qua các tiêu chí: Giống chất lượng, cây trồng khỏe, sức khỏe của đất và dinh dưỡng cho cây trồng.

Theo đó, thời gian tới tỉnh Tuyên Quang đẩy mạnh ứng dụng IPHM nhằm chủ động giảm thiểu những tác động gây bất lợi trong sản xuất, phát huy các yếu tố nội tại của cây trồng, ngăn chặn sự bùng phát của sinh vật gây hại từ đó giảm chi phí đầu tư, giảm sử dụng hóa chất độc hại, giảm phát thải khí nhà kính; tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất; đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Địa phương này đặt mục tiêu đến năm 2030, trên 80% số xã có đội ngũ nông dân nòng cốt có hiểu biết, kỹ năng và ứng dụng hiệu quả IPHM, có khả năng hướng dẫn nông dân khác ứng dụng IPHM, đánh giá hiệu quả và phổ biến kết quả cho cộng đồng. Phấn đấu có 90% diện tích lúa, rau, màu, cây ăn quả (cam, bưởi, nhãn,…); 70% diện tích cây ngô; 70% diện tích cây chè ứng dụng IPHM, qua đó giảm 30% lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và 30% lượng phân bón hóa học. 100% số xã, phường, thị trấn có sản xuất nông nghiệp thực hiện thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng đúng theo quy định. Đào tạo ít nhất 05 giảng viên IPHM Quốc gia và 20 giảng viên IPHM cấp tỉnh; mỗi xã có ít nhất 2 hướng dẫn viên IPHM cộng đồng và 5 nông dân IPHM nòng cốt được đào tạo.

Tỉnh Tuyên Quang sẽ xây dựng mô hình ứng dụng IPHM trên các cây trồng chủ lực, cây trồng có giá trị kinh tế cao. 

Để đạt được mục tiêu này, UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị, địa phương triển khai hiệu quả đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp như: tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức về IPHM; xây dựng tài liệu hướng dẫn về IPHM; tổ chức đào tạo, tập huấn, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực IPHM; xây dựng và nhân rộng các mô hình ứng dụng IPHM trong sản xuất; tập trung nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ; rà soát, đề xuất chính sách thúc đẩy ứng dụng IPHM.

Xây dựng mô hình ứng dụng IPHM trên các cây trồng làm cơ sở để nhân rộng ứng dụng IPHM trong sản xuất, chú trọng xây dựng mô hình ứng dụng IPHM trên các cây trồng chủ lực, cây trồng có giá trị kinh tế cao, gắn sản xuất với sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Xây dựng và nhân rộng mô hình “Nông dân hướng dẫn nông dân” thông qua thực nghiệm ứng dụng IPHM thực tế trên đồng ruộng. Giai đoạn 2024-2030, xây dựng 140 mô hình ứng dụng IPHM (trong đó 42 mô hình cấp tỉnh, 98 mô hình cấp huyện) trên các cây trồng chủ lực: Lúa, ngô, rau, chè, cây ăn quả, … trên địa bàn các huyện, thành phố. 

Đối với cây ngắn ngày, trên cây lương thực (cây lúa, ngô…): Xây dựng mô hình áp dụng các biện pháp canh tác bền vững, đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến SRI, 3 giảm 3 tăng trong sản xuất lúa, áp dụng biện pháp luân canh, sử dụng giống chống chịu, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh, chế phẩm sinh học,… giảm sử dụng phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật hoá học, giảm nước tưới, giảm phát thải khí nhà kính, tăng khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu. Trên cây rau: Xây dựng mô hình áp dụng các quy trình kỹ thuật sử dụng phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh, chế phẩm sinh học; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thảo mộc, bẫy bả diệt sâu hại... giảm sử dụng phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật hoá học. Số lượng mô hình: Cấp tỉnh 04 mô hình/năm; cấp huyện 07 mô hình/năm.

Đối với cây công nghiệp, cây ăn quả dài ngày: Trên cây cây chè: Xây dựng mô hình áp dụng biện pháp canh tác bền vững, sử dụng phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh, chế phẩm sinh học, trồng cây che bóng, cây che phủ đất, nuôi cỏ bờ lô; giảm sử dụng phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật hoá học. Trên cây ăn quả (cam, bưởi, nhãn, na, hồng, lê, chuối, thanh long…): Xây dựng mô hình tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh; áp dụng bón cân đối, hợp lý lượng phân NPK; sử dụng chế phẩm sinh học, thuốc thảo mộc, sinh học, bẫy, bả và nuôi kiến vàng trong phòng trừ dịch dịch hại; duy trì thảm cỏ hợp lý trên vườn sản xuất. Số lượng mô hình: Cấp tỉnh 02 mô hình/năm; cấp huyện 07 mô hình/năm.

UBND tỉnh giao Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành của tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan hướng dẫn, đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch; phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai; tham mưu tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch này. Chủ động liên hệ, phối hợp với các đơn vị chuyên môn thuộc Cục Bảo vệ thực vật và các đơn vị liên quan để tổ chức đào tạo giảng viên IPHM Quốc gia, giảng viên IPHM cấp tỉnh để tạo nguồn nhân lực phục vụ kế hoạch mở rộng ứng dụng Quản lý sức khoẻ cây trồng tổng hợp (IPHM) trên địa bàn tỉnh.

Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan đề xuất đề tài, dự án khoa học công nghệ nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp, tiến bộ khoa học kỹ thuật trong Quản lý sức khoẻ cây trồng tổng hợp (IPHM) đối với các cây trồng chủ lực, cây trồng có giá trị kinh tế cao trên địa bàn tỉnh, phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu và điều kiện thực tế sản xuất ở địa phương.

UBND các huyện, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể theo lộ trình từng năm, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và nguồn lực của địa phương để triển khai thực hiện đạt hiệu quả. Hàng năm bố trí kinh phí xây dựng mô hình ứng dụng IPHM trên các cây trồng chính, cây trồng chủ lực của địa phương: Lúa, ngô, cam, chè, bưởi, rau, nhãn, na, hồng, lê, chuối, thanh long,… để nhân dân học tập và nhân rộng trong sản xuất....

 

 

Hồng Thắm 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline