Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/03/2024 07:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024

Xây dựng, hoàn thiện mạng lưới quan trắc đa dạng sinh học

Thứ tư, 24/05/2023 07:05

TMO - Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số Quyết định số 2067/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Điều tra, kiểm kê, quan trắc, lập báo cáo và xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Theo đó tới năm 2030 sẽ định hướng quan trắc tại 100% khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học theo bộ chỉ tiêu kiểm kê, chỉ thị quan trắc.

Việt Nam đã được xác định là 1 trong 25 quốc gia có đa dạng sinh học cao trên thế giới, với nhiều kiểu hệ sinh thái đặc trưng, nhiều loài sinh vật với nguồn gen phong phú và đặc hữu. Tuy nhiên, hiện nay, đa dạng sinh học ở Việt Nam đang bị đe dọa bởi hoạt động khai thác trái phép và quá mức tài nguyên, hệ sinh thái tự nhiên đang dần bị chia cắt bởi các hoạt động phát triển không kiểm soát, vấn đề ô nhiễm môi trường và tác động từ biến đổi khí hậu.

Việt Nam đã ký kết tham gia Công ước về Đa dạng sinh học (Convention on Biological Diversity - CBD) vào ngày 28/5/1993, được phê chuẩn vào ngày 16/11/1994 và trở thành thành viên chính thức của Công ước vào ngày 14/02/1995, được coi là một trong những quốc gia đầu tiên phê chuẩn Công ước. Kiểm kê và quan trắc đa dạng sinh học là một nhiệm vụ cấp quốc gia đã Công ước yêu cầu và hướng dẫn thực hiện đối với tất cả các quốc gia tham gia từ đầu những năm 2000.

Để thể hiện những cam kết và trách nhiệm của mình của trong Công ước, Việt Nam đã tiến hành xây dựng Kế hoạch hành động đa dạng sinh học (Biodiversity Action Plan-BAP). BAP được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31/7/2013 về việc phê duyệt chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Gần đây nhất, ngày 28/01/2022, Chính phủ ban hành Quyết định số 149/QĐ-CP Phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó, nhiệm vụ trọng tâm đầu tiên được xác định là tăng cường, bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học mà đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, hệ thống kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý, hệ thống quan trắc đa dạng sinh học là một nội dung chính.

Ngày 8/12/2021, Chính phủ ban hành Quyết định số 2067/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án “Kiểm kê, quan trắc, lập báo cáo và xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Một trong những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được xác định trong đề án là việc xây dựng chương trình kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học theo bộ chỉ tiêu về kiểm kê, chỉ thị quan trắc. Để thực hiện Đề án này, Bộ TN&MT đã ban hành kế hoạch thực hiện Quyết định số 2067/QĐ-TTg ngày 8/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ trong quyết định số 410/QĐ-BTNMT ngày 4/3/2022. Như vậy có thể nói, cơ sở pháp lý cho việc xây dựng quy hoạch các điểm quan trắc đa dạng sinh học đã có đầy đủ, tuy nhiên, các cơ sở về kỹ thuật còn đang trong quá trình xây dựng, trong đó có việc xây dựng các quy trình, định mức kinh tế - kỹ thuật kiểm kê, quan trắc và xây dựng các chỉ tiêu kiểm kê, chỉ thị quan trắc đa dạng sinh học đặc thù cho đối tượng, địa bàn.

Việc xây dựng, hoàn thiện mạng lưới quan trắc đa dạng sinh học là nhiệm vụ qua trọng trong xây dựng Quy hoạch Tổng thể Quan trắc môi trường Quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 (Ảnh minh họa). 

Trong những năm qua, quan trắc đa dạng sinh học được các ngành chức năng đẩy mạnh triển khai. Trong đó, đối với hoạt động quan trắc đa dạng sinh học hệ sinh thái biển: Khu bảo tồn biển Nha Trang trong khuôn khổ dự án do GEF/Ngân hàng Thế giới tài trợ đã hoàn thành các đợt khảo sát toàn diện nhất Việt Nam về các loài và sinh cảnh trong vùng vịnh Nha Trang. Khu bảo tồn cũng đã sử dụng các nguyên tắc chuẩn mực quan trắc san hô toàn cầu để so sánh diễn biến đa dạng sinh học trong năm 2002 và 2005. Khu Bảo tồn biển Nha Trang đã thành lập hệ thống quan trắc sinh cảnh toàn diện cho khu bảo tồn này. 

Quan trắc, đánh giá về đất ngập nước (ĐNN) ven biển, với tầm quan trọng của ĐNN, việc điều tra, đánh giá ĐNN ven biển đã được thực hiện từ lâu bởi nhiều cơ quan, đơn vị và cá nhân. Các công trình nghiên cứu ĐNN ven biển khá đa dạng từ nghiên cứu các hệ sinh thái, thành phần loài, các kiểu ĐNN, điều tra nguồn lợi thủy, hải sản, khí tượng, thủy văn, địa chất, địa mạo, các mối đe dọa, áp lực tới ĐNN, tình hình phát triển kinh tế-xã hội tại các vùng ĐNN và các nghiên cứu về lượng giá ĐNN ở một số vùng ven biển.  

Hoạt động giám sát, quan trắc các nhóm loài quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng được thực hiện thông qua một số dự án điển hình có thể kể đến: Dự án điều tra tình trạng loài Hổ, Gấu (VQG Pù Mát- Nghệ An); Chương trình giám sát thú linh trưởng VQG Phong Nha - Quảng Bình; Dự án giám sát quần thể Voọc đầu trắng Vườn quốc gia Cát Bà - Hải Phòng; Dự án giám sát quần thể Voọc mũi hếch tại KBT Nà Hang, Chạm Chu -Tuyên Quang, Khau Ca -Hà Giang; Trong các công trình điều tra nghiên cứu trên, đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài/nhóm loài đã được khảo sát theo chu kỳ tháng, mùa, năm; độ phủ thực vật của các sinh cảnh (nhất là các loại rừng) cũng đã được thu thập. 

Ngoài ra, hoạt động giám sát, quan trắc chim ở Việt Nam được đẩy mạnh thực hiện. Cho đến nay, các hoạt động giám sát chim ở Việt Nam đã triển khai ở các cấp độ như sau: Đề xuất việc xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động quan trắc cho tương lai cùng với kế hoạch đánh giá lại đa dạng sinh học/các loài quan trọng của khu bảo tồn (chỉ mới đề xuất kế hoạch quan trắc cho thời gian tới: Các Khu bảo tồn thực hiện dự án VCF (Quỹ bảo tồn Việt Nam), thuộc dự án pha 2: 2000-2011, tại một số khu như: VQG Ba Bể (Bắc Kạn), Khu BTTN Na Hang (Tuyên Quang), Khu BTTN Hoàng Liên – Văn Bàn, Khu BTTN Đông Sơn – Kỳ Thượng, Khu BTTN Xuân Liên (Thanh Hóa), Khu BTTN Pù Huống (Thanh Hóa), Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải (Yên Bái), và một số khu bảo tồn khác.

Như vậy, ở nước ta quan trắc đa dạng sinh học đã được thực hiện thông qua một số chương trình, dự án. Tuy nhiên, nguồn lực (nhân lực, cơ sở vật chất và tài chính), cơ sở pháp lý cũng như hệ thống phương pháp luận về các thông số quan trắc, hướng dẫn kỹ thuật quan trắc và các quy trình, quy phạm quan trắc vẫn chưa được thống nhất trên toàn quốc, quan trắc đa dạng sinh học mang tính đơn lẻ theo từng nhiệm vụ, dự án.

Trong các nội dung thực hiện quan trắc, quan trắc về đa dạng sinh học là một nội dung tương đối mới mẻ ở Việt Nam. Ngoài hoạt động giám sát định kỳ tài nguyên rừng trên các ô mẫu quốc gia, thông qua chương trình do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, hầu hết các hoạt động giám sát đa dạng sinh học từ năm 1995 đều tập trung vào khía cạnh đa dạng loài và sinh cảnh, thông qua các dự án, nhiệm vụ nhỏ lẻ hoặc một vài khu vực cụ thể. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có một kế hoạch dài hạn, có hệ thống và toàn diện về quan trắc đa dạng sinh học trên toàn quốc.

Do đó, Quy hoạch Tổng thể Quan trắc môi trường Quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 phải xây dựng được các bộ chỉ thị quan trắc áp dụng cho từng hệ sinh thái đặc thù, tập trung vào các khu vực bảo tồn đa dạng sinh học. Các chỉ tiêu quan trắc đa dạng sinh học cần giới hạn tại các một số hữu hạn các chỉ thị mang tính đại diện và đặc trưng cho từng khu vực.

Thực hiện kiểm kê và sau đó xây dựng trạm quan trắc đa dạng sinh học: Các vườn Quốc gia; Các khu dự trữ thiên nhiên cấp quốc gia; và  Khu bảo tồn loài – sinh cảnh cấp quốc gia. Các khu bảo tồn cấp tỉnh (khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài-sinh cảnh) và các khu vực bảo tổn khác sẽ do mạng lưới quan trắc đa dạng sinh học địa phương chịu trách nhiệm giám sát. Xây dựng các điểm quan trắc theo phân bố của các khu vực bảo tồn, tập trung ưu tiên xây dựng tại các vườn quốc gia và các khu bảo tồn có danh hiệu quốc tế (thế giới công nhận và của khu vực Đông Nam Á công nhận). Đầu tư xây dựng điểm quan trắc cần căn cứ trên các yêu cầu quan trắc chỉ thị đa dạng sinh học, và phải được chia theo từng giai đoạn, từ đơn giản đến phức tạp nhằm đáp ứng tiến độ yêu cầu.

Một điểm quan trắc đa dạng sinh học cần được xây dựng đáp ứng được yêu cầu quan trắc của 3 nội dung chính được khuyến nghị bởi Công ước đa dạng sinh học, đó là đánh giá được áp lực/tác động, đánh giá được hiện trạng và đánh giá/dự báo/đề xuất các phản ứng làm giảm áp lực/tác động. Tùy thuộc vào từng khu vực/điểm quan trắc cụ thể mà các chỉ thị quan trắc được xác lập, tuy nhiên, điều tối thiểu và cần thiết đối với mỗi điểm là phải có năng lực xác định được hiện trạng và chất lượng môi trường chung (quan trắc môi trường), xác định được cơ bản trên diện rộng hoạt động sử dụng đất và hoạt động phát triển, đánh giá được tình trạng của tính đa dạng sinh học tại cấp độ sinh cảnh/hệ sinh thái, loài và gen di truyền.

 

 

Lê Hải 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline