Hotline: 0941068156

Thứ tư, 15/01/2025 23:01

Tin nóng

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 15/01/2025

Đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống quan trắc, cảnh báo sớm thiên tai

Thứ tư, 15/01/2025 06:01

TMO - Nhằm nâng cao năng lực giám sát thiên tai cũng như chất lượng dự báo, cảnh báo, thời gian qua, Chính phủ và nhà nước đã chỉ đạo đơn vị chức năng thực hiện đồng bộ nhiều nhiệm vụ, trong đó trọng tâm là hiện đại hóa mạng lưới trạm quan trắc khí tượng thủy văn.

Các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thiên tai sẽ ngày càng dị thường, khốc liệt hơn nữa. Bởi vậy, cần có các giải pháp để chính quyền, người dân, doanh nghiệp chủ động phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Việt Nam là quốc gia thường xuyên chịu tác động của nhiều loại thiên tai cực đoan. Do đó, ứng dụng khoa học-công nghệ, từ lắp đặt các cảm biến đo lường hiện đại cho tới sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phân tích dữ liệu, hiện đại hoá hệ thống quan trắc..., sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống cảnh báo thiên tai, góp phần bảo đảm an toàn cho người dân, cũng như hạn chế thiệt hại về kinh tế-xã hội.

Đáng chú ý, trong năm 2024, những hậu quả của siêu bão Yagi (cơn bão số 3 năm 2024) để lại vô cùng to lớn đối với Việt Nam, đây cũng là một hồi chuông nhắc nhở con người trước sức mạnh của thiên nhiên. Công nghệ đã được ứng dụng để giúp con người phán đoán, chuẩn bị để giảm thiểu triệt để những thiệt hại mà thiên tai mang lại. Cụ thể, theo báo cáo về thiệt hại và tác động của bão số 3 (bão Yagi) đến phát triển kinh tế-xã hội của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khoảng 282.000 căn nhà, 3.755 trường học, điểm trường bị hư hỏng, bị ngập, vùi lấp do sạt lở đất.

Nông nghiệp thiệt hại khoảng 285.000 ha lúa, hoa màu, cây ăn quả bị ngập úng, hư hại; 189.982 ha rừng; 11.832 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng, cuốn trôi; khoảng 5,6 triệu con gia súc, gia cầm bị chết. Tổng thiệt hại kinh tế ước tính sơ bộ là hơn 81.000 tỷ đồng, tương đương gần 3,3 tỷ USD. Lãnh đạo Cục Khí tượng Thuỷ văn cho biết, các cơn bão chưa có dấu hiệu tăng lên về tần suất, nhưng rõ ràng là bão mạnh tăng lên trong thời gian gần đây. Không chỉ có bão mạnh, biến đổi khí hậu cũng gây ra hiện tượng mưa lớn cực đoan trong thời gian ngắn, ảnh hưởng tới đời sống của người dân trên cả nước. Sau bão Yagi, lượng mưa đo được trong 3 ngày ở Quảng Ninh lên tới gần 2.000 mm.

Có thời điểm, mưa cực đoan tới 500 mm chỉ trong sáu giờ ở miền Trung. Những hiện tượng thời tiết bất thường đã tạo nên nhiều hệ lụy khủng khiếp, như lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi, hay ngập lụt ở vùng trũng thấp và các đô thị ven biển. Trước thực tế khắc nghiệt của biến đổi khí hậu, dự báo và cảnh báo sớm là khâu quan trọng để giảm thiệt hại do thiên tai gây ra.

Song, cần nhìn nhận hạn chế thấy rõ là hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn ở nước ta chưa được phủ kín và tỷ lệ tự động hóa chưa cao. Nhiều vùng núi, hải đảo và các khu vực nông thôn vẫn thiếu các trạm quan trắc tự động, dẫn đến việc thu thập dữ liệu chậm trễ và không đầy đủ. Ngay cả đối với nhóm các trạm tự động, phần lớn mới chỉ tự động một phần, chưa thể giao tiếp hai chiều để phục vụ điều khiển, vận hành và giao tiếp với toàn bộ hệ thống. Bên cạnh đó, khả năng truyền đạt thông tin cảnh báo đến người dân cũng còn nhiều bất cập.

Mặc dù các cơ quan chức năng đã đa dạng hóa các kênh thông tin như truyền hình, radio, mạng xã hội, nhưng việc tiếp cận đến các đối tượng dễ bị tổn thương như người già, người dân vùng sâu, vùng xa vẫn còn hạn chế. Trong các tình huống khẩn cấp, truyền tải thông tin một cách nhanh chóng, chính xác và dễ hiểu vô cùng quan trọng.

Sự phát triển của khoa học công nghệ đã giúp ngành chức năng có thể dự báo bão chính xác hơn. (Ảnh: TH). 

Tuy nhiên, mỗi người dân cũng cần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phòng chống thiên tai, thay vì chỉ theo dõi bản tin dự báo ban đầu mà không liên tục cập nhật tình hình diễn biến và những thay đổi mới nhất. Nhận thức rõ trọng trách của mình, ngành Khí tượng Thủy văn đã đặt mục tiêu: đến năm 2030, phát triển đạt trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến của khu vực châu Á.

Trong đó, nâng tổng số trạm quan trắc tự động trên toàn mạng lưới đạt 95% đối với các trạm khí tượng, đo mực nước, đo mưa, đo gió trên cao và tối thiểu 40% đối với các trạm đo lưu lượng nước. Nghiên cứu áp dụng công nghệ quan trắc từ xa bằng vệ tinh, camera, viễn thám, vạn vật kết nối, trí tuệ nhân tạo trong hoạt động quan trắc phục vụ giám sát, dự báo trên diện rộng. Ngành khí tượng sẽ tăng mật độ các trạm quan trắc, nhất là ở những vùng núi thường xuyên xảy ra thiên tai để có dữ liệu dự báo, cảnh báo. Tăng cường hệ thống công nghệ cảnh báo sớm, phát triển mô hình hiện đại, công nghệ số, cảnh báo thông tin từ thiên tai, tự nhiên.

Xu thế tất yếu là ứng dụng công nghệ, đặc biệt là AI trong loại hình cảnh báo sớm. Việc sử dụng cùng lúc các sản phẩm khác nhau giúp đưa ra được thông tin dự báo tin cậy nhất. Trong giai đoạn tiếp theo, Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng hệ thống thông tin chung, nhằm chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan như khí tượng thủy văn, thủy lợi, phòng chống thiên tai sẽ giúp tăng cường khả năng phối hợp và ứng phó với các tình huống khẩn cấp. Bên cạnh đó, nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng chống thiên tai cũng là nhiệm vụ quan trọng.

Việt Nam cần tận dụng thế mạnh của các ứng dụng trên điện thoại di động, mạng xã hội để tiếp cận người dân một cách nhanh chóng. Đặc biệt, việc xây dựng các ứng dụng cảnh báo sớm sẽ giúp người dân nhận được thông tin cảnh báo kịp thời mọi lúc mọi nơi. Cuối cùng, những nỗ lực hợp tác quốc tế cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực phòng chống thiên tai của Việt Nam.

Việc tham gia các dự án nhằm chia sẻ kinh nghiệm với các quốc gia khác sẽ Việt Nam nhanh chóng tiếp cận công nghệ và kỹ thuật tiên tiến trên thế giới. Bên cạnh đó, công nghệ truyền thông và trực quan hóa sẽ tiếp tục phát triển, giúp người dân và các nhà dự báo có được thông tin thời tiết rõ ràng và dễ hiểu hơn. Các bản đồ tương tác, biểu đồ và các sản phẩm số giúp việc truyền tải thông tin dự báo thời tiết đến tay người dùng nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Đồng thời, chính quyền, người dân và cộng đồng ở những khu vực nguy hiểm cần phải theo dõi thông tin liên tục, phối hợp rà soát các nguy cơ tiềm ẩn để chủ động phòng ngừa và ứng phó trước khi thiên tai xảy ra. Nhìn chung, sự kết hợp giữa công nghệ tiên tiến và khả năng của các nhà khí tượng học sẽ tiếp tục thúc đẩy sự tiến bộ trong lĩnh vực dự báo tình hình thiên tai, giúp Việt Nam chuẩn bị và ứng phó hiệu quả hơn với các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt.

 

Trà My

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline