Hotline: 0941068156

Thứ hai, 21/07/2025 21:07

Tin nóng

Huy động tối đa lực lượng giúp dân chằng chống, bảo vệ lồng bè ứng phó bão

Sẵn sàng mọi tình huống ứng phó bão số 3

Quyết liệt triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất huyết

Kiến nghị cấm biển để ứng phó bão số 3

Miền Trung chủ động, sẵn sàng phương án ứng phó bão số 3

Bão giật cấp 15 cách vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng hơn 600km, dự báo mưa rất lớn

Ứng phó bão số 3: Khẩn trương rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán dân ở khu vực nguy hiểm

Khẩn trương tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ đắm tàu du lịch vịnh Hạ Long

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 6 nhiệm vụ cần tập trung thực hiện sau Hội nghị Trung ương 12

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai và bế mạc Hội nghị Trung ương 12

Cần theo dõi sát diễn biến, kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung giải quyết vướng mắc về đất đai

[Hà Nội cấm xe máy xăng] ‘Cú hích’ thay đổi tư duy, hình thành lối sống xanh (Bài 4 – hết)

Chủ động ứng phó với bão mạnh

Thủ tướng Chính phủ giao quyền Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Đổi mới hoạt động Ban Cộng đồng bền vững

Chính phủ yêu cầu triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Hội nghị Trung ương 12: Tổng Bí thư đề nghị tập trung thảo luận kỹ 9 vấn đề cốt lõi

[Hà Nội cấm xe máy xăng] Cần quyết tâm và sự đồng hành (Bài 3)

Xem xét trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan vụ chặt hạ rừng phòng hộ ven biển

Thứ hai, 21/07/2025

Đắk Lắk đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ trong canh tác sầu riêng

Thứ năm, 15/05/2025 11:05

TMO - Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk và Viện Khoa học kỹ thuật nông, lâm nghiệp Tây Nguyên sẽ tăng cường phối hợp nghiên cứu, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác sầu riêng giai đoạn 2025 – 2030.

Theo đó hai đơn vị đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu  chuyển giao công nghệ trong sản xuất sầu riêng trên địa bàn Đắk Lắk; hợp tác phối hợp giải quyết một số vấn đề kỹ thuật, an toàn thực phẩm, tồn dư các chất trong sản phẩm, dịch hại cấp bách đặt ra trong thực tiễn; hợp tác đào tạo, hội thảo, tập huấn, tuyên truyền để nhân rộng các kết quả hợp tác về sầu riêng trên địa bàn tỉnh.

Qua đó, nghiên cứu, phối hợp xử chất Cadimi và các loại hóa chất tồn dư trong đất; xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật ngành cho sầu riêng của Đắk Lắk; nghiên cứu các loại giống và phân vùng sinh thái tối ưu cho sầu riêng của địa phương.

Theo Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk, việc hợp tác này là động thái quan trọng trong bối cảnh ngành hàng sầu riêng Việt Nam đang gặp phải nhiều thách thức, khi sản lượng xuất khẩu sầu riêng trong những tháng đầu năm 2025 sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2024, ảnh hưởng lớn tới giá trị kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng toàn ngành.

Nguyên nhân chủ yếu là do phía thị trường Trung Quốc áp dụng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt mặt hàng sầu riêng (một số lô hàng phát hiện nhiễm Cadimi và vàng O) trong khi công tác quản lý còn hạn chế do thiếu căn cứ pháp lý, quy trình, thủ tục và biện pháp quản lý, xử lý vi phạm về mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc… phục vụ quản lý chất lượng sầu riêng xuất khẩu.

(Ảnh minh họa). 

Hiện Đắk Lắk có 32.785 ha riêng, sản lượng khoảng 316.607 tấn. Toàn tỉnh đã có 68 vùng trồng sầu riêng được cấp mã số xuất khẩu và 23 cơ sở đóng gói đạt chuẩn. Hiện nay mặc dù chưa vào vụ thu hoạch sầu riêng nhưng các doanh nghiệp và vùng trồng trên địa bàn tỉnh đã gấp rút triển khai các biện pháp để đáp ứng quy định mới. Hiện Sở Nông nghiệp và Môi trường đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, các doanh nghiệp để bảo đảm quy trình xuất khẩu an toàn.

Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Môi trường Đắk Lắk cũng như Hiệp hội Sầu riêng Đắk Lắk đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi yêu cầu, quy định về kiểm dịch thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm của nước nhập khẩu để người dân, doanh nghiệp nắm rõ và tuân thủ; chấp hành nghiêm ngặt quy định về sử dụng hóa chất và bảo quản sau thu hoạch; tăng cường công tác giám sát định kỳ vùng trồng, cơ sở đóng gói đã được cấp mã số trên địa bàn quản lý bảo đảm luôn duy trì tình trạng đáp ứng yêu cầu, quy định của nước nhập khẩu. 

Đồng thời, thúc đẩy xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chặt chẽ; các doanh nghiệp và nông dân cần tiếp tục cải tiến kỹ thuật trồng trọt, ứng dụng công nghệ để nâng cao chất lượng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm một cách minh bạch./. 

 

 

Thanh Nga 

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline