Hotline: 0941068156

Thứ năm, 21/11/2024 20:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ năm, 21/11/2024

Xây dựng, củng cố thương hiệu nông sản trên thị trường quốc tế

Thứ ba, 19/03/2024 14:03

TMO - Hiện nay, 80% sản lượng nông sản xuất khẩu của Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu, chưa có logo, nhãn mác riêng.  

Theo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, phát triển thương hiệu nông sản là xây dựng hình ảnh trong nhận thức của thị trường, thể hiện giá trị cốt lõi và sự khác biệt của sản phẩm nông sản, là định hướng quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng có trọng tâm, trọng điểm và nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam đảm bảo tính đồng bộ, chuyên nghiệp, dài hạn và bền vững.

Hiện nay, Việt Nam duy trì 11 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ đô la Mỹ trở lên, trong đó có 7 nhóm mặt hàng (gỗ và sản phẩm gỗ, tôm, cà phê, gạo, cao su và rau quả, hạt điều) đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ đô la Mỹ và có mặt ở hầu hết các thị trường nhập khẩu lớn của thế giới như Mỹ, EU và Nhật Bản. Mặc dù đạt được những con số ấn tượng về kim ngạch xuất khẩu nhưng có đến 90% nông sản của Việt Nam vẫn xuất khẩu dưới dạng thô, giá xuất khẩu thấp hơn các sản phẩm cùng loại của nhiều nước khác.

Phát triển thương hiệu nông sản là thể hiện giá trị cốt lõi và sự khác biệt của sản phẩm nông sản. Ảnh: VQ. 

Đáng chú ý là nhiều sản phẩm nông sản của Việt Nam có sản lượng xuất khẩu đứng nhóm đầu thế giới nhưng hầu như chưa có một thương hiệu mạnh, được người tiêu dùng biết đến rộng rãi và 80% sản lượng nông sản xuất khẩu chưa xây dựng được thương hiệu, chưa có logo, nhãn mác riêng và chưa tham gia đầy đủ vào chuỗi giá trị toàn cầu. Hiện mới chỉ có 2 sản phẩm trong tổng số 13 sản phẩm nông sản chủ lực quốc gia đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam gồm “Cao su Việt Nam” (Hiệp hội Cao su Việt Nam làm chủ sở hữu) và “Gạo Việt Nam” (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ sở hữu). Các sản phẩm còn lại như cà phê, tôm, cá tra... vẫn đang trong quá trình xây dựng.

Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho biết, việc xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản còn nhiều bất cập như: Thiếu định hướng chiến lược tổng thể ở cấp quốc gia trong xây dựng thương hiệu; quản trị phát triển thương hiệu nông sản còn yếu; thiếu chủ thể có năng lực để quản lý và khai thác thương hiệu hiệu quả; chiến lược tiếp cận thị trường gắn với xây dựng thương hiệu, chất lượng, quy hoạch vùng sản xuất chưa được quan tâm đúng mức; vấn đề quản lý thương hiệu, các công cụ để xây dựng thương hiệu và hệ thống thông tin và kết nối thị trường còn hạn chế…

Nhận định trong ngành rau quả, chất lượng sản phẩm quyết định nhiều từ giống cây trồng, công nghệ bảo quản, bao bì đóng gói và khâu chất lượng, giống rất quan trọng, Hiệp hội Rau quả Việt Nam đề xuất nhà nước phải có luật, biện pháp thúc đẩy phát triển giống cây trồng mới, nổi trội, mang tầm vóc quốc gia song song đó phải ban hành chính sách, biện pháp bảo vệ quyền lợi người sở hữu, bản quyền giống.

Trong ngành rau quả hiện nay, nổi trội là mặt hàng sầu riêng, năm 2023, ngành sầu riêng xuất khẩu đạt kim ngạch gần 2,3 tỷ USD. Trong năm 2024, kim ngạch xuất khẩu có thể đạt trên 3 tỷ USD. Nếu ngành sầu riêng phát huy được thế mạnh sản lượng, chất lượng và thương hiệu thì có thể bằng ngành lúa gạo trong thời gian tới. Để bảo vệ thương hiệu sầu riêng quốc gia thì phải có biện pháp kiểm soát chặt việc thu hái quả sầu riêng non, không đạt chất lượng; xây dựng được quy chuẩn mặt hàng sầu riêng xuất khẩu; xử lý cá nhân, đơn vị xuất khẩu sầu riêng non; chỉ cấp phép xuất khẩu giống sầu riêng có uy tín, có thể tạo được thương hiệu quốc gia. Không thể thả nổi việc xuất khẩu sầu riêng non, không ngon, kém chất lượng làm ảnh hưởng thương hiệu quốc gia - ông Nguyên nhấn mạnh.

Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam cho biết, trong 20 năm qua, tiêu Việt Nam đã giữ vững ngôi vị số 1 thế giới về xuất khẩu và sản lượng. Tuy nhiên, hiện Hiệp hội gặp vấn đề kiểm soát chất lượng, đảm bảo yêu cầu truy xuất nguồn gốc. Hiện Brazil là quốc gia đang bám đuổi Việt Nam về xuất khẩu hồ tiêu. Vì thế, nếu Việt Nam không làm tốt vấn đề truy xuất nguồn gốc, kiểm soát chất lượng, quy trình sản xuất thì ngôi vị số 1 thế giới của tiêu Việt Nam sẽ bị lung lay.

Xây dựng thương hiệu là một trong những giải pháp bảo vệ giá trị của sản phẩm nông sản Việt Nam. 

Bộ NN&PTNT khẳng định: Xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam đóng vai trò lớn trong việc gia tăng giá trị, nâng cao chất lượng cũng như sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chương trình nhằm tạo chính sách để phát triển thương hiệu nông sản như: Chương trình sở hữu trí tuệ đến năm 2030; Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam từ năm 2020 - 2030. Chiến lược Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng xác định phát triển 3 cấp độ thương hiệu gồm: Thương hiệu quốc gia cho sản phẩm chủ lực quốc gia; thương hiệu nông sản chủ lực cấp tỉnh và sản phẩm OCOP với nhóm nông sản quy mô nhỏ.

Nhận định, phải có thương hiệu để bảo vệ giá trị của sản phẩm nông sản Việt Nam và nên có nghị định để đủ cơ sở pháp lý để quản lý thương hiệu, Bộ NN&PTNT đề nghị Viện chính sách và Cục Chế biến, Chất lượng và Phát triển thị trường cùng với Vụ Pháp chế cùng thảo luận đề xuất với Chính phủ xây dựng nghị định về quản lý và phát triển nhãn hiệu nông sản Việt Nam. Nhãn hiệu phát triển đến một lúc nào đó sẽ trở thành thương hiệu.

Vì thế, khi xây dựng nghị định phải theo chuỗi giá trị nhãn hiệu nông sản (từ giống, gieo sạ đến sản phẩm) và thông qua đơn vị quốc gia quản lý về chất lượng sản phẩm trước khi đăng ký quốc tế. Như vậy, sẽ phân định rõ được cơ chế quản lý của các cơ quan, địa phương, các ngành. Trong thời gian chờ trình Chính phủ ban hành Nghị định, Cục Chế biến, Chất lượng và Phát triển thị trường, các Hiệp hội ngành hàng chọn ra một số sản phẩm chủ lực thí điểm thực hiện trước. 

 

 

Nguyễn Ngọc 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline