Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 13:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

Xây dựng chuỗi sản xuất và tiêu thụ nông sản bền vững

Thứ tư, 20/03/2024 14:03

TMO - Tỉnh Yên Bái xác định nông nghiệp có vai trò, vị trí quan trọng, là nền tảng, trụ đỡ để tạo đà phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Địa phương này có nhiều loại nông sản thế mạnh như quế, cam, chè, miến... Xây dựng vùng nguyên liệu gắn với tiêu thụ là giải pháp hiệu quả nâng cao giá trị nông sản.

Với 85% diện tích đất nông nghiệp, 80% dân số và gần 60% lao động sống tại khu vực nông thôn, Yên Bái luôn quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn lực để đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. Tỉnh đã xây dựng quy hoạch ngành, quy hoạch sản phẩm nông - lâm nghiệp chủ lực gắn với việc phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Đặc biệt, tỉnh đã xây dựng, ban hành và triển khai đồng bộ nhiều nghị quyết, đề án, chính sách hỗ trợ sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh, tạo sản phẩm sạch, chất lượng cao, an toàn thực phẩm; khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh, tập trung.  

Tỉnh ủy Yên Bái đã ban hành Nghị quyết số 20, ngày 20/1/2021 về phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Trên cơ sở đó, Đề án “Cơ cấu lại ngành Nông nghiệp gắn với xây dựng Nông thôn mới tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025" được xây dựng. Đề án nhằm thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp với ba yếu tố chủ đạo là nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.  

Tỉnh Yên Bái tiếp tục xây dựng, nâng cao chất lượng nông sản tại vùng nguyên liệu theo hướng sản xuất hữu cơ. 

Đề án đặt ra mục tiêu phát triển nhanh về quy mô sản lượng, chất lượng các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản, hữu cơ, sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc...Bên cạnh đó khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, sử dụng hiệu quả tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo lập sinh kế bền vững trên cơ sở phát huy lợi thế, điều kiện tự nhiên, thế mạnh của các vùng trong tỉnh.

Vùng nguyên liệu được xác định là điểm khởi đầu và là nền tảng để phát triển các chuỗi giá trị hiệu quả, nâng cao chất lượng nông sản. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường về nông sản sạch, các địa phương, chủ thể sản xuất trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã chú trọng xây dựng các vùng nguyên liệu gắn với phát triển các sản phẩm nông, lâm, thủy sản chất lượng cao mang đặc trưng, lợi thế, góp phần hình thành các chuỗi liên kết bền vững.

Thời gian qua, tỉnh Yên Bái tiếp tục duy trì và phát triển vùng sản xuất nguyên liệu tập trung hàng hóa và đặc sản hữu cơ như: Vùng lúa đặc sản chất lượng cao 3.000 ha; ngô 15.000 ha; quế trên 81.000 ha; dâu nuôi tằm 1.000 ha; chè 7.000 ha; tre măng Bát Độ gần 6.000 ha; cây sơn tra gần 10.000 ha; cây ăn quả gần 10.000 ha; nguyên liệu gỗ rừng trồng sản xuất trên 90.000 ha; cây dược liệu 4.023 ha…

Tỉnh cũng đã có 10 sản phẩm đặc sản, hữu cơ, gồm: gạo nếp Tú Lệ; chè Shan hữu cơ; bưởi Đại Minh; cam sành Lục Yên; vịt bầu Lâm Thượng; gà đen đặc sản vùng cao; lợn bản địa; sơn tra; quế hữu cơ và các loại cây dược liệu. Mô hình phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đã góp phần thay đổi nhận thức, tư duy sản xuất, tập quán, trách nhiệm, năng lực của người sản xuất.

Trên địa bàn tỉnh đã chứng nhận hữu cơ đối với 2 sản phẩm là chè và quế. Yên Bái đã có 8.037,76 ha quế được cấp chứng nhận hữu cơ theo Tiêu chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn EU, USDA... Diện tích quế trồng theo hướng hữu cơ đạt 10.045 ha ở 3 huyện là Văn Chấn 346 ha, Trấn Yên 2.403 ha, Văn Yên 7.296 ha. Đối với sản phẩm chè, diện tích sản xuất chè hữu cơ tập trung là 1.200 ha, ở huyện Văn Chấn 1.000 ha, Trạm Tấu 200 ha với sản lượng 2.000 tấn/năm. Diện tích chè được chứng nhận hữu cơ hiện tại có 311,7 ha, tập trung tại các xã Suối Giàng, Suối Bu của huyện Văn Chấn.

Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đẩy mạnh phát triển hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nâng cao lợi ích của các cá nhân tham gia trong chuỗi liên kết. Tỉnh đã xây dựng được 67 dự án phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp với tổng kinh phí 199.503 triệu đồng.

Liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp góp phần nâng cao giá trị sản xuất cho các hộ dân trên địa bàn. 

Việc chuẩn hóa sản phẩm nông sản để phục vụ xuất khẩu cũng được quan tâm khi đến nay đã có trên 23.096,2 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC, quế hữu cơ; cấp được 77 mã số vùng trồng phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, trong đó  40 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu và 33 mã số vùng trồng tiêu thụ nội địa trên cây ăn quả có múi, cây chè, cây thanh long, cây lúa, cây rau cùng nhiều sản phẩm nông sản được áp dụng các quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP cơ bản, VietGAP, GlobalGAP, Organic, góp phần nâng cao giá trị chất lượng cho sản phẩm nông sản. 

Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có những chuyển biến mạnh mẽ theo hướng hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, liên kết chuỗi, giá trị sản phẩm nông nghiệp được nâng cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Nhiều sản phẩm đã vươn ra thị trường quốc tế, đặc biệt là các thị trường khó tính, đòi hỏi yêu cầu khắt khe về chất lượng. Qua đó đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và doanh thu của các chủ thể kinh tế, góp phần quan trọng quảng bá thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ. Việc hình thành vùng nguyên liệu sẽ giúp cho các doanh nghiệp, hợp tác xã chủ động trong kế hoạch sản xuất và kiểm soát được nguồn nguyên liệu về thời gian, số lượng và chất lượng của sản phẩm.

Cùng với chính sách hỗ trợ của tỉnh, các giải pháp để xây dựng vùng nguyên liệu hàng hóa tập trung quy mô lớn và ổn định, các chủ thể cũng cần chủ động nâng cao năng lực tài chính, dây chuyền công nghệ  sản xuất, chế biến… và tích cực tìm kiếm cơ hội đầu ra cho sản phẩm khi mở rộng vùng nguyên liệu. Thêm vào đó, các chủ thể cần phát triển các sản phẩm mới trên cơ sở lợi thế vùng nguyên liệu, ứng dụng những giải pháp khoa học - công nghệ, chuyển đổi số để phát triển và kiểm soát chất lượng  nguyên liệu đầu vào sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất sản phẩm chủ lực theo hướng hàng hóa gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân.

Bên cạnh việc xây dựng các chuỗi liên kết, tỉnh Yên Bái còn đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu nông sản trên nền tảng công nghệ số. Giải pháp này đã và đang hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp, người dân Yên Bái đưa sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng trong nước và quốc tế; trong đó, quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm nông sản trên các sàn thương mại điện tử đang mở ra cơ hội lớn tìm kiếm, phát triển thị trường và nâng cao giá trị nông sản.

Ngành nông nghiệp tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất theo từng lĩnh vực và nhóm sản phẩm có lợi thế của tỉnh; đẩy mạnh cơ giới hóa và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp; phát triển mạnh dịch vụ phục vụ nông nghiệp, công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch, góp phần tăng tỷ trọng chế biến sâu để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm; phát triển các cụm liên kết sản xuất gắn với vùng nguyên liệu.  Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức tổ chức sản xuất; mở rộng các mô hình, dự án liên kết phát triển sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị, gắn với các sản phẩm chủ lực, đặc sản, sản phẩm OCOP có chất lượng, giá trị gia tăng cao, có năng lực cạnh tranh trên thị trường. 

Đẩy mạnh phát triển HTX, tổ hợp tác, doanh nghiệp liên kết với hộ gia đình, nông dân trong sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp; tích cực thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là công nghiệp chế biến, nông nghiệp công nghệ cao; tăng cường liên kết giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; tiếp tục đưa khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ, sử dụng các chế phẩm sinh học, hữu cơ. Triển khai hiệu quả mô hình chợ nông sản 4.0, sàn giao dịch thương mại điện tử, sàn giao dịch sản phẩm OCOP… Tiếp tục thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới toàn diện, đi vào chiều sâu một cách đồng bộ, vững chắc. Đó là những cơ sở nền tảng để tạo ra hệ sinh thái nông nghiệp bền vững của tỉnh. 

 

 

Hồng Vân 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline