Hotline: 0941068156
Chủ nhật, 19/01/2025 15:01
Thứ ba, 15/11/2022 20:11
TMO – Trong báo cáo “Hướng tới chuyển đổi nông nghiệp xanh ở Việt Nam: Chuyển sang mô hình lúa gạo carbon thấp” đã chỉ ra 5 nguyên nhân chính làm tăng phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa gạo.
Báo cáo về “Hướng tới chuyển đổi nông nghiệp xanh ở Việt Nam: Chuyển sang mô hình lúa gạo carbon thấp” được Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam công bố mới đây cho thấy, nếu 1,9 triệu ha đất lúa canh tác theo kỹ thuật tưới ướt khô xen kẽ, mức giảm phát thải tiềm năng của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ước tính 10,97 triệu tấn CO2 tương đương mỗi năm, vào năm 2030.
(Ảnh minh hoạ)
Ngoài ra, nếu áp dụng các biện pháp tái sử dụng 70% lượng rơm rạ cho các hình thức khác với lượng phát thải khí nhà kính thấp hơn khoảng 50% so với việc đốt rơm rạ.
Báo cáo “Hướng tới chuyển đổi nông nghiệp xanh ở Việt Nam: Chuyển sang mô hình lúa gạo carbon thấp” đã chỉ ra 5 nguyên nhân chính làm tăng phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa gạo. Bắt nguồn từ việc thâm canh nông nghiệp không bền vững và chặt phá rừng. Kế đến là tỷ lệ bón phân cao. Mức độ sử dụng nước tưới tiêu cũng quá cao. Hơn nữa, nông dân quản lý không đúng cách tàn dư lúa như rơm rạ và trấu. Cuối cùng là sử dụng năng lượng kém hiệu quả trong nông nghiệp.
Dựa trên những ước tính thận trọng, việc cải thiện quản lý nước và tối ưu hóa việc sử dụng nguyên liệu đầu vào như giống, phân bón và thuốc trừ sâu có thể giúp bà con nông dân duy trì hoặc gia tăng sản lượng từ 5 - 10%. Đồng thời, giảm chi phí đầu vào từ 20 - 30%. Quan trọng hơn, những kỹ thuật cải tiến này sẽ giúp cắt giảm phát thải khí nhà kính tới 30%. WB cho rằng, đã đến lúc nền nông nghiệp Việt Nam nói chung, ĐBSCL nói riêng cần thiết phải chuyển đổi sang nền nông nghiệp carbon thấp trên cơ sở giám sát tác động môi trường và phát thải khí nhà kính.
TN
Bình luận