Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 18/04/2025 14:04

Tin nóng

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Thứ sáu, 18/04/2025

Ứng dụng khoa học-công nghệ phát triển ngành than

Thứ sáu, 16/02/2024 08:02

TMO - Đẩy mạnh đầu tư, ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại vào quá trình khai thác, sản xuất than là chiến lược phát triển bền vững để tăng năng suất, sản lượng khai thác, giảm sức lao động, đảm bảo an toàn tối đa cho công nhân, lao động trong hoạt động khai thác, sản xuất. 

Theo quyết định số 55/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Chiến lược) thì ngành than tiếp tục phát huy tối đa nội lực kết hợp mở rộng hợp tác quốc tế để nghiên cứu, triển khai, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới hiện đại, đặc biệt là các thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong quản lý thăm dò, khai thác, sàng tuyển - chế biến, vận chuyển và sử dụng than. Bên cạnh đó nâng cao công tác bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái, thúc đẩy sản xuất sạch hơn và hướng tới kinh tế tuần hoàn, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính và phù hợp cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Thực tế cho thấy trong thời gian qua các nhà máy, mỏ than đã liên tục đẩy mạnh đầu tư, đổi mới ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, áp dụng khoa học công nghệ cao vào hoạt động khai thác, chế biến than thành phẩm. Cùng với đó là chủ động chế tạo, nội địa hoá nhiều thiết bị linh kiện để phục vụ sản xuất, khai thác. Ngành công nghiệp than còn chú trọng thực hiện cơ giới hoá, tự động hoá ở các khâu, coi đây nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao năng suất, sản lượng khai thác và đảm bảo an toàn lao động, hạn chế những tác động có hại đến môi trường tự nhiên. Tỷ lệ cơ giới hóa trong khai thác hầm lò đã tăng vượt bậc, từ 10% lên 80% trong những năm qua.

Sử dụng máy siêu âm thành lỗ khoan thăm dò tại Công trường Khai thác than tại Công ty Than Hòn Gai. Ảnh: BQN. 

Nhiều công nghệ tiêu biểu đã được áp dụng tại các đơn vị hầm lò như: Lò chợ chống giữ bằng giá khung, giá xích; giàn chống mềm ZRY tại các khu vực vỉa dày trung bình, khấu gương bằng khoan nổ mìn, dốc đứng để thay thể công nghệ đào lò lấy than, buồng thượng, dọc vỉa phân tầng; Cơ giới hoá đào lò, chống lò bằng vì neo… Các công nghệ tự động hóa, tin học hóa trong vận hành, điều khiển giám sát cũng được áp dụng triệt để (cụ thể là là xây dựng các phòng giám sát tập trung, điều khiển tập trung có khả năng quan sát toàn mỏ để thực hiện giám sát, điều khiển sản xuất từ xa) nhằm hiện đại hóa quá trình sản xuất, giảm sức lao động thủ công trực tiếp, tiết giảm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Trong các công nghệ được ngành than ứng dụng, thì khai thác than lò chợ chống giữ bằng giá và khung sắt là công nghệ được sử dụng nhiều nhất do có nhiều ưu điểm về kết cấu, vận hành, độ an toàn, phù hợp với điều kiện địa chất ở nhiều mỏ, sản lượng khai thác bằng công nghệ này tăng lên liên tục tạo ra bước đột phá về sản lượng. Các công nghệ mới cũng được Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) sử dụng như dàn siêu nhẹ tại Công ty Than Khe Chàm; thử nghiệm hóa chất ngăn ngừa rỗng nóc, lở gương trong quá trình khai thác và đào lò tại Công ty Than Khe Chàm, Công ty Than Uông Bí; áp dụng giá khung thủy lực di động trong công nghệ khai thác lò chợ trụ hạ trần cho các vỉa than có góc dốc đến 450 tại Công ty Than Mạo Khê… Mô hình khai thác than lộ thiên vận hành theo hướng thông minh hoá, áp dụng công nghệ thông tin được đưa vào hầu hết các công đoạn như sản xuất than, thống kê vận tải, cấp dầu liệu tự động….

Để phát triển tiềm lực khoa học công nghệ ứng dụng trực tiếp vào khai thác, chế biến sản xuất than, hàng năm, TKV đầu tư khoảng 45-50 tỷ đồng cho việc nghiên cứu khoa học kỹ thuật tiên tiến, đầu tư phát triển công nghệ. Trong năm 2024 TKV đặt mục tiêu phấn đấu nộp ngân sách Nhà nước 25,5 nghìn tỷ đồng; tiêu thụ 50 triệu tấn than, xuất khẩu 1,4 triệu tấn, sản xuất 37,39 triệu tấn than, nhập khẩu 14,3 triệu tấn than. Đồng thời tiếp tục đổi mới, sáng tạo, áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến để khai thác tối đa chuỗi giá trị gia tăng của ngành than khoáng sản, quá trình khai thác sản xuất gắn liền với bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế tuần hoàn,, từ đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội theo hướng vững mạnh.

 

 

Thu Phương 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline