Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 09/05/2025 13:05

Tin nóng

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

Thứ sáu, 09/05/2025

Ứng dụng công nghệ trong sản xuất gốm sứ, nâng cao sức cạnh tranh

Thứ ba, 11/03/2025 06:03

TMO - Để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, hiện nay các chủ cơ sở sản xuất gốm sứ Bát Tràng trên địa bàn huyện Gia Lâm (TP.Hà Nội) đã và đang tích cực ứng dụng công nghệ, xanh hóa quy trình sản xuất, gìn giữ nét đặc sắc của gốm sứ Bát Tràng.

Sản phẩm gốm sứ ngoài chịu sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong nước hiện cũng đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ nước ngoài tại thị trường xuất khẩu. Điều này buộc các doanh nghiệp (DN) phải đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, giảm giá thành... để nâng cao sức cạnh tranh, giữ vững thị trường tiêu thụ.

Trước thực tế đó, các chủ cơ sở sản xuất gốm sứ Bát Tràng đã nỗ lực học hỏi, đổi mới công nghệ theo hướng phù hợp với sản phẩm, tiết kiệm năng lượng, chuyển đổi sản xuất xanh, đáp ứng nhu cầu người dùng trong nước và quốc tế. Thông tin từ Lãnh đạo UBND xã Bát Tràng, việc áp dụng công nghệ vào sản xuất gốm sứ mang lại nhiều thay đổi tích cực cho làng nghề Bát Tràng.

Đặc biệt là trong quá trình nung đốt tạo thành phẩm. Trước đây, với phương pháp sử dụng lò than, củi để nung gốm đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm cao trong kiểm soát nhiệt độ và thời gian nung. Quá trình này không chỉ tiêu tốn nhiều công sức mà còn gây ảnh hưởng đến môi trường do lượng khí thải phát sinh từ việc đốt than, củi.

Do đó hiện nay, hầu hết các hộ kinh doanh đều đã chuyển đổi sang hình thức sử dụng lò nung gas hoặc lò điện. Công nghệ này giúp người thợ điều chỉnh, theo dõi nhiệt độ từ xa thông qua ứng dụng trên điện thoại, đồng thời cài đặt tự động hóa quá trình đốt lò theo từng loại sản phẩm, bảo đảm chất lượng hàng hóa và tối ưu hóa hiệu quả sản xuất. Theo nhận định của một số cơ sở sản xuất gốm sứ Bát Tràng, việc chuyển đổi công nghệ đã rút ngắn đáng kể thời gian sản xuất.

Nếu như trước đây, một mẻ nung cần từ 10 đến 15 ngày thì nay chỉ mất 2-3 ngày. Điều này không chỉ nâng cao hiệu suất mà còn tiết kiệm công sức lao động, đặc biệt là không phải thức trắng đêm để canh lò. Không chỉ dừng lại ở việc cải tiến quy trình nung, công nghệ còn được ứng dụng rộng rãi trong khâu thiết kế sản phẩm.

Nhiều nghệ nhân Bát Tràng đã áp dụng trí tuệ nhân tạo và các phần mềm thiết kế như AutoCAD, SketchUp để sáng tạo mẫu mã. Với sự hỗ trợ của công nghệ này, các nghệ nhân có thể dễ dàng phát triển những thiết kế phức tạp, độc đáo, phù hợp với xu hướng thị trường, đồng thời, phần mềm thiết kế còn giúp giảm sai sót trong quá trình tạo mẫu, tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian sản xuất hàng loạt.

Thương hiệu gốm sứ Bát Tràng đã được định vị trên thị trường trong và quốc tế. (Ảnh: Internet). 

Nhờ đó, gốm sứ Bát Tràng không chỉ giữ vững bản sắc truyền thống mà còn đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng hiện đại. Khi ứng dụng công nghệ vào thiết kế mẫu mã, khách hàng sẽ dễ tiếp cận sản phẩm dựa trên những hình vẽ 3D đồ họa. Khách hàng có thể điều chỉnh thiết kế, màu sắc theo sở thích trước khi sản phẩm được sản xuất thực tế, thay vì phải chờ đến khi sản phẩm ra lò mới có thể thấy hình dáng cụ thể như trước đây. Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ trong làng nghề cũng đặt ra nhiều lo ngại rằng công nghệ có thể làm lu mờ nét sáng tạo cá nhân của nghệ nhân, khiến sản phẩm bị "công nghiệp hóa", làm mất đi bản sắc truyền thống của làng nghề thủ công.

Về vấn đề này, nhiều nghệ nhân cho rằng, trên thực tế, công nghệ không chỉ giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm mà còn có thể hỗ trợ bảo tồn những giá trị tinh túy của gốm Bát Tràng. Việc kết hợp giữa công nghệ hiện đại và tay nghề người thợ để tạo ra những sản phẩm vừa mang nét đặc trưng của làng nghề truyền thống, vừa đáp ứng nhu cầu của thị trường hiện đại; song, cần có sự kiểm soát và cân bằng hợp lý. Bởi, nếu quá lạm dụng công nghệ, sản phẩm gốm có thể mất đi hồn cốt và giá trị nghệ thuật của nghề thủ công.

Do đó, các nghệ nhân Bát Tràng đang hướng đến mô hình kết hợp giữa truyền thống và công nghệ, trong đó công nghệ hỗ trợ nhưng không thay thế hoàn toàn bàn tay người thợ. Bên cạnh những lợi ích rõ rệt, việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất gốm sứ cũng đặt ra một số thách thức nhất định. Trước tiên là vấn đề chi phí đầu tư ban đầu. Việc trang bị lò nung hiện đại, phần mềm thiết kế hay máy móc hỗ trợ đòi hỏi nguồn vốn không nhỏ, điều này có thể gây khó khăn cho các hộ sản xuất nhỏ lẻ.

Ngoài ra, để vận hành công nghệ hiệu quả, người thợ cần được đào tạo bài bản, từ cách sử dụng lò nung tự động đến làm chủ các phần mềm thiết kế. Đây là rào cản không nhỏ đối với những nghệ nhân lớn tuổi, vốn đã quen với phương thức sản xuất thủ công truyền thống...

Hiện các chủ cơ sở sản xuất gốm sứ Bát Tràng vẫn tiếp tục cải tiến quy trình vận hành, tối ưu chế độ đốt lò, áp dụng tự động hóa dây chuyền công nghệ hiện hữu để nâng cao chất lượng sản phẩm và hạn chế rủi ro cho người vận hành. Quá trình chuyển đổi số, chuyển đổi công nghệ, tiết kiệm năng lượng, vừa đảm bảo môi trường xanh hóa, vừa ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần tiết kiệm chi phí, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu gốm sứ.

 

Trung Thành

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline