Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 05/05/2024 12:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 05/05/2024

Ứng dụng công nghệ trong quản lý, bảo vệ rừng tại các Vườn quốc gia

Thứ bảy, 12/08/2023 07:08

TMO - Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, thời gian qua qua, nhiều địa phương đã đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học - công nghệ trong bảo vệ rừng tại các Vườn quốc gia thông qua việc sử dụng flycam, camera tích hợp AI giám sát cháy rừng...

Tại Vườn quốc gia Bến En (tỉnh Thanh Hóa), flycam (thiết bị bay không người lái) đã được đưa vào sử dụng để giám sát diện tích rừng, phát hiện vùng cháy rừng. Các thiết bị bay không người lái được trang bị các cảm biến và hệ thống GPS, cho phép thu thập dữ liệu liên tục về rừng, giúp phân tích và đưa ra các quyết định quản lý rừng hiệu quả hơn.

Thông qua việc sử dụng Flycam, có thể thu thập dữ liệu về độ cao, độ đa dạng của rừng và các dữ liệu khác nhau để xác định tình trạng của rừng và phát hiện sớm các dấu hiệu của cháy rừng. Công nghệ này giúp giảm thiểu nhân lực, tiết kiệm thời gian so với các phương pháp giám sát rừng truyền thống. Hiện việc áp dụng Flycam giám sát rừng tại VQG Bến En đã mang lại hiệu quả đáng kể cho quá trình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Khi thiết bị này có thể bay xuyên qua các khu rừng, di chuyển tới các vị trí con người khó tiếp cận để thu thập dữ liệu và hình ảnh, giúp cho các nhà quản lý rừng có thể thu thập được dữ liệu chính xác. 

Công tác quản lý, bảo vệ rừng tại VQG Bến En nâng cao hiệu quả từ sự hỗ trợ các thiết bị công nghệ. Ảnh: KL. 

Nhờ được trang bị các thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin, công tác quản lý, giám sát, bảo vệ rừng ở Vườn quốc gia Bù Gia Mập (Bình Phước) ngày càng hiệu quả. Đưa công nghệ vào quản lý, bảo vệ rừng, phòng, chống cháy rừng đang giúp giảm bớt áp lực cho lực lượng kiểm lâm và cộng đồng nhận khoán. Thông qua dữ liệu có được từ các đợt tuần tra, nghiên cứu, lãnh đạo Ban quản lý vườn biết được các địa điểm nào bị bỏ sót trong quá trình tuần tra, điểm nào cộng đồng nhận khoán ít đến để điều chỉnh. 

Trước đây, cán bộ kiểm lâm thực hiện việc tuần tra rừng bằng hình thức đi bộ, 1 tiếng đồng hồ đi được khoảng 4-5km. Gần đây, VQG đã trang bị thêm thiết bị ghi hình flycam để quan sát rừng góc rộng từ trên cao, đặc biệt ở những khu vực rừng có địa hình hiểm trở. Khi có flycam, lực lượng kiểm lâm chỉ cần đến cửa rừng, dùng flycam bay chừng 30 phút là có thể bao quát toàn bộ khu rừng cần kiểm tra. Flycam sẽ truyền hình ảnh về cho người điều khiển, thông qua điện thoại thông minh. Qua đó, lực lượng kiểm lâm dễ dàng phát hiện những biến động của rừng.

Ngoài ra, lực lượng chức năng đã sử dụng thiết bị bẫy ảnh kỹ thuật số đang được sử dụng nhằm ghi lại hoạt động của các loài động vật vào ban đêm hoặc nhạy cảm với sự xuất hiện của con người. Loại bẫy này được thiết kế với camera có độ phân giải cao, có thể ghi nhận được hình ảnh với chất lượng rõ nét. Nhờ các bẫy ảnh kỹ thuật số mà cán bộ nghiên cứu đã ghi lại hình ảnh một số loài thú nguy cấp, quý hiếm, có giá trị bảo tồn cao để phục vụ nghiên cứu khoa học.

VQG U Minh Hạ giám sát hiện trạng rừng, phòng chống cháy rừng qua hệ thống camera. 

Tại Cà Mau, hệ thống camera chuyên dụng đã được lắp đặt ở miệt rừng U Minh Hạ, hỗ trợ tích cực cho lực lượng chuyên trách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2022. Hệ thống camera thử nghiệm được lắp đặt trên độ cao 26m tại các chòi quan sát ở Phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt và Phân khu Hành chính dịch vụ của Vườn quốc gia U Minh Hạ. Camera gồm 4 mắt, trong đó có 2 mắt quét nhiệt và 2 mắt ghi hình ảnh. Nhờ tính năng xoay được 360 độ nên các camera hỗ trợ giám sát cả ngày lẫn đêm với tầm nhìn lên đến 5km, phạm vi quan sát khoảng 2.500 ha rừng.

Với độ phân giải 4K, hình ảnh ghi nhận từ hệ thống “mắt thần” ở U Minh Hạ có thể phóng to chi tiết khu vực từ 30-40 lần để chụp ảnh, ghi hình, quan sát được các vật thể, vệt khói ở khu vực xa, phát hiện các đám cháy rừng ngay khi mới bắt đầu. Khi có cháy, hệ thống camera sẽ phát âm thanh báo động và truyền hình ảnh về máy chủ đặt tại trung tâm điều khiển qua màn hình tivi hoặc smartphone của từng cá nhân đang làm nhiệm vụ canh lửa mùa khô. Lực lượng ứng trực khi đó sẽ kiểm tra vị trí thực tế để xác định có phải là đám cháy không, nếu có cháy sẽ thông báo kịp thời cho lãnh đạo đơn vị điều động phương tiện, lực lượng đến hiện trường ứng cứu, dập lửa.

Cục Lâm nghiệp cho biết, nhờ áp dụng công nghệ thông tin, công tác quản lý, bảo vệ rừng ngày càng được tăng cường và triển khai thực hiện đạt kết quả cao. Công tác kiểm soát hiệu quả, tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật hoang dã trái pháp luật giảm rõ rệt. Các đơn vị chức năng dần kiểm soát được tình trạng xâm hại, lấn chiếm đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; quản lý chặt chẽ việc chuyển đổi rừng sang loại rừng khác và chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Đồng thời, diện tích rừng đặc dụng, phòng hộ được duy trì và phát triển thông qua trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng. 

 

 

Đức Duy 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline