Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 04/04/2025 18:04

Tin nóng

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 04/04/2025

Ứng dụng công nghệ số trong khai thác bản quyền di sản

Thứ năm, 08/08/2024 14:08

TMO - Việc triển khai ứng dụng công nghệ số trong khai thác bản quyền di sản sẽ góp phần quảng bá di sản văn hoá, đồng thời tạo nguồn thu nhập bổ sung thông qua việc bán vé thăm quan trực tuyến, từ đó tạo mô hình kinh tế số trong ngành du lịch.

Nền văn hóa Việt Nam giàu truyền thống, bản sắc và rất phong phú, đa dạng với rất nhiều di sản vật thể và phi vật thể. Về số lượng các di sản được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh, Việt Nam thuộc top 10 trên thế giới. Tính đến nay, Việt Nam được UNESCO công nhận 8 Di sản Thế giới, 15 Di sản Văn hóa Phi Vật thể, 9 Di sản Văn hóa Tư liệu, 11 Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới, 3 Công viên Địa chất Toàn cầu, 9 khu Ramsar (khu đất ngập nước). Bên cạnh đó là 485 Di sản Văn hóa Phi Vật thể Quốc gia.

Với hệ thống di sản, cổ vật cũng như điểm di tích lịch sử phong phú như vậy, theo nhiều chuyên gia công nghệ, các hình ảnh di tích, đồ vật di sản khi được làm thành đồ lưu niệm tại Việt Nam cũng có thể khai thác dưới góc độ kinh tế số. Mặt khác, những sản phẩm văn hóa không chỉ là hiện vật mà còn là tài sản sở hữu trí tuệ quý giá này cần được bảo vệ, đặc biệt là ở một đất nước có nền văn hóa lâu đời và đặc sắc như Việt Nam. Nếu ứng dụng công nghệ, chúng ta có thể khai thác mô hình mới này để phát triển công nghiệp văn hóa, thúc đẩy kinh tế số.

Do đó, tại Hội nghị quốc tế "Vai trò và đóng góp của phong trào UNESCO với công nghiệp văn hóa" do Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam chủ trì mới đây, mô hình ứng dụng công nghệ định danh số Nomion để khai thác bản quyền di sản đã được giới thiệu. Giải pháp này được khai thác thông qua 3 ý tưởng chủ đạo bao gồm, tạo nguồn thu bổ sung từ việc bán vé tham quan triển lãm số (metaverse); sản xuất và phân phối các món đồ lưu niệm là bản sao có chứng thực của các hiện vật di sản, văn hóa; giao dịch các phiên bản số của hiện vật di sản trên chợ số, hay chợ vật lý số.

Trong đó nhấn mạnh việc định danh số di sản. Định danh số di sản là quá trình gắn mã định danh duy nhất cho mỗi hiện vật, giúp theo dõi và quản lý thông tin chi tiết về nguồn gốc và tạo giá giá trị số của chúng. Từ giải pháp định danh số Nomion, công nghệ chip NFC và blockchain sẽ được sử dụng để đảm bảo việc truyền tải dữ liệu nhanh chóng và an toàn, đồng thời bảo vệ dữ liệu không thể giả mạo. Quá trình này giúp các cơ quan quản lý di sản bảo vệ hiện vật hiệu quả hơn, chống hàng giả và trộm cắp bản quyền, đồng thời tạo thêm những xác thực khoa học từ công nghệ hỗ trợ cho công tác quản lý. 

Khi đã được định danh và xác thực, các hiện vật có thể được trưng bày dưới dạng triển lãm số và bán vé tham quan online cho du khách từ mọi nơi trên thế giới chiêm ngưỡng thông qua công nghệ VR, AR và XR. Từ đó tạo ra nguồn thu nhập bổ sung cho các bảo tàng, đơn vị quản lý di sản. Triển lãm số các vật phẩm văn hóa có định danh tập trung vào di sản (đồ vật), có sự bảo chứng từ các đơn vị chủ quản, tạo sự uy tín để khách trên toàn cầu có thể sẵn lòng chi trả để trải nghiệm các hiện vật văn hóa có ý nghĩa lịch sử.

 Khách tham quan dùng smartphone tương tác với chip NFC để truy cập thông tin về cổ vật tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. 

Đặc biệt, giá trị trực tiếp trong mô hình này là sản xuất và phân phối các món đồ lưu niệm, tuy là bản sao của các hiện vật di sản văn hóa nhưng được xác thực, định danh bởi đơn vị sở hữu, từ đó tạo ra các nguồn thu mới và vẫn bảo vệ bản quyền di sản. Để làm được điều này, công nghệ chip NFC được tích hợp vào các sản phẩm, cho phép người dùng truy cập thông tin, dữ liệu của hiện vật được số hóa… dễ dàng xác thực bằng di động.

Bên cạnh đó, một hướng đề xuất mở tiếp theo là việc tạo ra và giao dịch các phiên bản số của hiện vật di sản trên chợ số, hay chợ vật lý số, ứng dụng công nghệ blockchain để đảm bảo tính xác thực và an toàn của giao dịch. Điều này giúp mở rộng phạm vi tiếp cận và tạo ra mô hình kinh tế số trong công nghiệp văn hóa.

Từ giải pháp định danh số Nomion, công nghệ chip NFC và blockchain (chuỗi khối) sẽ được sử dụng để bảo đảm truyền tải dữ liệu nhanh chóng, an toàn, đồng thời, bảo vệ dữ liệu không thể giả mạo.Khi đã được định danh và xác thực, các hiện vật được trưng bày dưới dạng triển lãm số, cho phép du khách từ mọi nơi trên thế giới tham quan qua công nghệ thực tế ảo, thực tế tăng cường (VR/AR) và XR (bao gồm 3 công nghệ VR/AR và thực tế hỗn hợp).

Trước đó, tại Việt Nam, nền tảng triển lãm số đầu tiên trên metaverse cho các cổ vật Cung đình Huế đã được xây dựng và tích hợp với các thiết bị hiện đại như Apple Vision Pro và Meta Quest. Nền tảng này đã đạt gần 4.000 lượt trải nghiệm chỉ sau 10 ngày ra mắt.

Mục tiêu của chương trình số hóa di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030 là xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa trên nền tảng công nghệ số thống nhất. Do đó việc áp dụng công nghệ đã dần hiện thực hóa, tái lập các di sản, hiện vật, đem đến sức sống mới cho hiện vật và di sản. Với các ý tưởng về ứng dụng công nghệ vật lý số để khai thác bản quyền di sản sẽ góp phần thúc đẩy công nghiệp văn hóa, tạo nguồn lực để  bảo tồn những giá trị văn hoá bằng công nghệ, góp phần đưa Việt Nam trở thành điểm sáng trên bản đồ công nghiệp văn hóa thế giới.

 

 

 Bích Liên

 

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline