Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 01/11/2024 08:11

Tin nóng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Thứ sáu, 01/11/2024

Triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí

Thứ ba, 24/05/2022 12:05

TMO - Hà Nội đứng thứ 6 trong xếp hạng các tỉnh, thành phố có nồng độ bụi mịn (PM2.5) cao nhất toàn quốc. Theo dự báo của WB, nồng độ PM2,5 tại Hà Nội vẫn sẽ tiếp tục tăng từ nay cho đến năm 2030. Vì vậy, việc triển khai các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm tại thủ đô được coi là nhiệm vụ cấp bách.

Báo cáo tổng hợp của “Dự án Chung tay vì không khí sạch” (được thực hiện bởi Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng dưới sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ- USAID) cho biết: tại Hà Nội, nồng độ bụi PM2.5 trung bình năm 2019 tại các quận/huyện từ 28,15- 39,4 μg/m3; gây ra 2.855 ca tử vong sớm.

Chất lượng không khí tại Hà Nội ở trong tình trạng ô nhiễm báo động. Ảnh: Gia Chính 

Các nghiên cứu gần đây nhất đều chỉ ra các nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí tại Hà Nội là hoạt động công nghiệp, giao thông, đốt rơm rạ, đun nấu (dân sinh và thương mại), đốt rác thải, bụi đường. Trong đó, ô nhiễm không khí do bụi PM2,5 tại Hà Nội bị ảnh hưởng rất lớn từ nguồn bên ngoài, cụ thể chỉ có 1/3 lượng bụi mịn PM2,5 sinh ra trực tiếp từ các nguồn thải tại địa bàn thành phố, và 2/3 lượng bụi còn lại đến từ các tỉnh lân cận, khu vực Đồng bằng sông Hồng, lan truyền từ xa và các nguồn tự nhiên.

Để khắc phục tồn tại, hạn chế trong công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các cấp, các ngành tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ và hiệu quả các giải pháp cải thiện chất lượng không khí. Thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội triển khai "Xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh" theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong giai đoạn 5 năm (2021-2025),  hoàn thành trong năm 2022.

Tại kế hoạch này, Sở TN&MT thành phố sẽ tiến hành kiểm kê, lượng hóa được các nguồn ô nhiễm không khí và đưa ra các giải pháp phù hợp về chính sách, công nghệ và hướng dẫn các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố triển khai các giải pháp cải thiện chất lượng không khí, tiếp tục triển khai công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Các đơn vị thuộc Sở hoàn thiện và vận hành ổn định, liên tục hệ thống quan trắc chất lượng không khí nhằm cung cấp kịp thời thông tin cho người dân trên địa bàn thành phố.

Các đơn vị chức năng vận hành ổn định, liên tục trạm quan trắc không khí để cung cấp thông tin về chất lượng môi trường đến người dân 

UBND thành phố Hà Nội giao Sở Xây dựng Hà Nội kiểm tra các điểm đổ, tập kết chất thải rắn xây dựng và các công trình đang thi công, đặc biệt là công trình xây dựng có quy mô lớn trên địa bàn các quận. Thành phố yêu cầu các cơ quan chức năng kiên quyết áp dụng biện pháp đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng vi phạm, để phát tán bụi gây ô nhiễm môi trường và đổ phế thải xây dựng không đúng nơi quy định.

Sở Giao thông Vận tải triển khai hiệu quả Đề án "Phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng, tiến tới dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030". Trên cơ sở thông tin chất lượng không khí của thành phố, Sở Giao thông Vận tải tham mưu UBND thành phố phương án phân luồng, hạn chế giao thông trong những ngày không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Cũng theo chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, các sở, ngành, địa phương tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 30/10/2019 về việc thay thế và loại bỏ toàn bộ việc sử dụng than tổ ong trong sinh hoạt, kinh doanh dịch vụ nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, bảo đảm xóa bỏ 100% bếp than tổ ong trên địa bàn thành phố trong năm 2022;

Thành phố ban hành giải pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động đốt rơm rạ, các phụ phẩm sản xuất nông nghiệp 

Ngoài ra, thành phố còn ban hành Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 18/9/2020 về tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động đốt rơm rạ, các phụ phẩm cây trồng và chất thải khác không đúng nơi quy định nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Việc triển khai đồng bộ các giải pháp trên đã đem đến những hiệu quả trong công tác kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm không khí. Theo thống kê, tỷ lệ đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2021 là 23,4%, giảm gần 16% so với năm 2017. Tính đến hết tháng 12/2021, Hà Nội còn khoảng 316 bếp than tổ ong tại 30 quận huyện trên địa bàn thành phố, giảm 99,42% so với khảo sát năm 2017 và lượng khí thải CO do sử dụng bếp than tổ ong giảm 19,000 tấn tính đến tháng 12/2020, lượng bụi mịn giảm 1,658 tấn/năm.

Ngoài ra, thành phố còn triển khai chương trình "Xe sạch-Trời xanh" từ 2020- 2022, đã thực hiện đo kiểm khí thải cho 5.240 xe mô tô, xe gắn máy. Bên cạnh đó là các chương trình truyền thông giáo dục, khoa học công dân và dự án bảo vệ môi trường từ thanh thiếu niên và cộng đồng...

 

Lê Hồng 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline