Hotline: 0941068156

Thứ ba, 17/09/2024 02:09

Tin nóng

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Thứ ba, 17/09/2024

Trà Vinh: Trồng dừa sáp cho hiệu quả kinh tế cao

Chủ nhật, 25/08/2024 07:08

TMO - Cây dừa sáp được trồng đầu tiên ở Trà Vinh, với giá trị kinh tế cao đã giúp nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, diện tích trồng dừa sáp toàn tỉnh tăng qua từng năm. Nếu như năm 2005 diện tích trồng dừa sáp là 43ha thì năm 2024 tăng lên 1.277,6ha (tương đương 250.000 cây dừa). Dừa sáp được trồng nhiều nhất ở huyện Cầu Kè (1.145,7ha) và rải rác tại huyện Tiểu Cần, Càng Long, Trà Cú… Song song với diện tích, sản lượng dừa sáp cũng tăng lên rất nhiều - từ 118.788 trái năm 2005 lên hơn 3,1 triệu trái trong năm 2024.

Dừa sáp có cơm đặc dẻo, nước sền sệt và hương vị thơm, béo. Theo các hộ dân tại huyện Cầu Kè, dừa sáp có giá cao gấp 10 lần dừa thường, dao động 70.000 - 120.000 đồng/quả tùy chất lượng và trọng lượng trái. Dừa sáp đang rất được thị trường ưa chuộng do hương vị thơm ngon và có giá trị kinh tế rất cao. Thu nhập bình quân 1ha khi dừa cho trái ổn định khoảng 320 triệu đồng đối với dừa sáp thường và 770 triệu đồng đối với dừa sáp nuôi cấy phôi. Lợi nhuận bình quân đạt lần lượt là 270 triệu và 700 triệu đồng/ha.

Hiệu quả kinh tế vượt trội của cây dừa sáp đã góp phần nâng cao đời sống cho người dân tại nhiều địa phương ở Trà Vinh. Ảnh: TH. 

UBND huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh cho biết: Những năm qua, tình hình kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer của tỉnh từng bước ổn định và phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, phần nào nhờ vào giá trị kinh tế của dừa sáp. Dừa sáp được dùng nhiều vào chế biến thực phẩm (kem, bánh, mứt, kẹo, chè, sữa chua...), dược phẩm và mỹ phẩm (kem dưỡng da, xà bông). Ngoài ra, dừa sáp còn được dùng để chế biến nhiều loại nước giải khát. Cơm dừa được thêm sữa, đường, cà phê hoặc ca cao và nước đá sẽ làm ra thức uống giải khát bùi, béo, ngọt, thơm ngon và lạ miệng.

Hiện toàn tỉnh đã có 36 sản phẩm OCOP (chương trình Mỗi xã một sản phẩm) từ dừa đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên. Ngoài ra, Hợp tác xã Dừa sáp Hòa Tân liên kết với các doanh nghiệp, nhà vườn để hằng năm cung ứng khoảng 2 triệu trái dừa sáp cho thị trường trong nước và quốc tế, nhờ đó số lượng dừa sáp được tiêu thụ tăng lên đáng kể.

Trước sự hấp dẫn của hương vị và giá trị kinh tế của cây dừa sáp, năm 2006, các nhà khoa học Viện nghiên cứu Dầu và Cây có dầu TP.HCM đã phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh thực hiện dự án trồng dừa sáp theo quy trình VietGAP, sử dụng phương pháp thụ phấn trợ lực để tăng chất lượng và năng suất cho trái sáp trên buồng dừa cao hơn so cách trồng bình thường. Dự án hỗ trợ 20 hộ nông dân trồng 950 cây dừa sáp trên diện tích 6 ha. Đây được xem là một dự án giúp cho người dân Cầu Kè phát triển loại cây trái đặc sản để cung ứng phục vụ cho ngành du lịch, góp phần nâng cao mức sống người dân địa phương. 

Năm 2013, tỉnh Trà Vinh đã xây dựng được nhãn hiệu độc quyền dừa sáp Cầu Kè và đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Trà Vinh” cho sản phẩm trái dừa sáp. Đây là cơ sở để phát triển các sản phẩm đặc sản, đặc trưng của ngành hàng dừa tỉnh Trà Vinh. Hiện Trà Vinh đang triển khai các hoạt động hỗ trợ cho hộ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp chủ động nguồn nguyên liệu cho sản phẩm OCOP, nhất là các sản phẩm OCOP từ dừa sáp đạt hạng 5 sao. Để có vùng nguyên liệu ổn định, tỉnh Trà Vinh khuyến khích người dân mở rộng diện tích dừa sáp nhưng phải thực hiện đúng theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ. Để đảm bảo tiêu thụ sản phẩm ổn định, địa phương sẽ hỗ trợ nông dân liên kết cùng doanh nghiệp để tiêu thụ nguyên liệu hoặc sản phẩm sơ chế. 

Dừa sáp hiện nay được chế biến thành nhiều sản phẩm, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế từ nông sản này. 

Toàn huyện Cầu Kè hiện có hơn 45.000 cây dừa sáp; trong số này có trên 37.000 cây đang cho trái. Trong chương trình kinh tế - xã hội giai đoạn 2020 – 2025, huyện có kế hoạch phát triển vùng chuyên canh cây ăn trái đặc sản gắn với du lịch. Huyện đang tập trung nhiều nguồn lực hoàn thiện hệ thống hạ tầng, nâng cấp các công trình giao thông, mời gọi doanh nghiệp và khuyến khích người dân mạnh dạn cải tạo vườn kém hiệu quả sang trồng các loại cây trái đặc sản; trong đó cây trồng chủ lực là dừa sáp theo hướng an toàn, chất lượng.

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cầu Kè cho biết: Thông qua các chính sách hỗ trợ được UBND huyện, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện triển khai như: Nghị quyết số 03/NQ-HĐND về hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, Nghị quyết số 98/NQ-HĐND về quy định mức hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh trên cây dừa sáp… Đồng thời huyện tập trung quy hoạch lại vùng chuyên trồng dừa sáp tập trung chủ yếu các xã Hòa Tân, Tam Ngãi, An Phú Tân, Phong Phú, Hòa Ân; xây dựng thực hiện mã số vùng trồng và VietGAP trên cây dừa sáp cho Hợp tác xã dừa sáp Hòa Tân.

Ngày nay, không chỉ riêng vùng đất Cầu Kè sản xuất được cây dừa sáp, một số địa phương khác trong tỉnh như Châu Thành, Tiểu Cần, thành phố Trà Vinh… đã trồng thành công cây dừa sáp và dừa sáp cấy phôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như xã Long Đức là xã vùng ven của thành phố Trà Vinh, những năm gần đây ngoài sản xuất hoa kiểng các loại, người dân trong xã tập trung phát triển cây dừa với diện tích 900ha, trong đó có 10ha dừa sáp; 300ha dừa được cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn hữu cơ. 

Từ ngày 25 - 31/8/2024 tại huyện Cầu Kè diễn ra lễ hội Festival 100 năm Dừa sáp Trà Vinh và Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện năm 2024. Đây là một trong những hoạt động quảng bá hình ảnh thương hiệu dừa sáp và các sản phẩm OCOP, hoạt động du lịch đến với du khách trong và ngoài tỉnh.

Tại Festival này, Ban tổ chức có tổ chức Hội thi chế biến 100 món ăn ngon từ dừa sáp để phục vụ cho khách từ khắp nơi về dự hội. Tỉnh tổ chức hội thảo chuyên đề về cây Dừa sáp để đánh giá thực trạng và tiềm năng cây dừa sáp bản địa Cầu Kè; kêu gọi nhiều doanh nghiệp đầu tư để phát triển cây dừa sáp trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn mới nhằm nâng cao hơn nữa giá trị kinh tế, đưa cây trái đặc sản dừa sáp tiếp tục, vươn xa hơn, giúp nông dân làm giàu cho gia đình.../.

 

 

Phương Thoa 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline