Hotline: 0941068156

Thứ năm, 12/09/2024 23:09

Tin nóng

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Sạt lở vùng ĐBSCL: Kiên quyết di dời dân ra khỏi vùng nguy cơ cao

Thứ năm, 12/09/2024

TP. HCM phân vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất

Chủ nhật, 18/08/2024 06:08

TMO - Thời gian qua, TP. HCM đã triển khai nhiều giải pháp nhằm kiểm soát hoạt động khai thác nước ngầm trên địa bàn, trong đó địa phương này triển khai phân vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất với các biện pháp cụ thể.

Theo UBND TP.HCM, trên địa bàn thành phố không có vùng cấm khai thác nước dưới đất theo điểm b khoản 5 Điều 31 Luật Tài nguyên nước 2023 và khoản 1 Điều 33 Nghị định số 53/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước 2023.

TP.HCM xác định có 141 vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, tập trung ở 15 quận, huyện, TP.Thủ Đức. Trong đó, TP.Thủ Đức có 29 vùng; quận Bình Thạnh và huyện Bình Chánh cùng có 14 vùng; quận 4 có 12 vùng; quận 7 và quận 8 cùng có 10 vùng; quận 1 và quận 5 cùng có 9 vùng; quận Gò Vấp có 8 vùng; quận 12 và huyện Nhà Bè cùng có 6 vùng; huyện Hóc Môn 5 vùng; quận 3 và huyện Cần Giờ cùng có 1 vùng.

Trong số 141 vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, TP.HCM chia ra làm 2 cấp độ: Vùng hạn chế 1 ( 135 vùng ) bao gồm khu vực có nguy cơ sụt, lún đất và khu vực có nguồn nước dưới đất có nguy cơ bị xâm nhập mặn. Vùng hạn chế 2 ( 6 vùng, tập trung ở TP.Thủ Đức ) gồm khu vực có mực nước dưới đất bị suy giảm liên tục và có nguy cơ vượt ngưỡng khai thác nước dưới đất.

Về các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất đối với những vùng này, UBND TP.HCM yêu cầu: không chấp thuận việc đăng ký, cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất, giấy phép khai thác nước dưới đất để xây dựng thêm công trình khai thác nước dưới đất mới (trừ trường hợp khoan thay thế giếng thuộc công trình đã được cấp giấy phép theo quy định) và thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác. Trường hợp công trình đang khai thác nước dưới đất nhưng không có giấy phép khai thác hoặc không đăng ký khai thác thì phải dừng khai thác và cơ quan nhà nước thực hiện việc xử lý vi phạm đối với việc khai thác nước dưới đất không có giấy phép theo thẩm quyền.

Trường hợp công trình có giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất hoặc giấy phép khai thác nước dưới đất thì được tiếp tục khai thác đến hết thời hạn hiệu lực của giấy phép. Được xem xét cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép nhưng không vượt quá lưu lượng nước khai thác đã được cấp phép trước đó. Trường hợp công trình đã được đăng ký thì được tiếp tục khai thác, nhưng không được tăng lưu lượng khai thác đã đăng ký.

TP.HCM phân vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất (Ảnh minh họa). 

UBND TP.HCM yêu cầu Sở TN&MT tổ chức điều tra, thống kê, cập nhật, bổ sung thông tin, số liệu và lập danh sách các công trình khai thác hiện có thuộc các vùng, khu vực hạn chế đã được công bố. Lập phương án tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất. Đồng thời, tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn tổ chức các buổi truyền thông, hỗ trợ tài liệu, nội dung tuyên truyền liên quan đến giảm khai thác nước dưới đất.

Trong khi đó, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV, Công ty cổ phần Hạ tầng nước Sài Gòn được giao nhiệm vụ đẩy nhanh tiến độ phủ kín mạng lưới cấp nước tập trung. Đảm bảo áp lực, lưu lượng và chất lượng nguồn nước cấp cho người dân, hoạt động sản xuất trên địa bàn thành phố, đặc biệt tại các vùng hạn chế khai thác nước dưới đất.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng TP.HCM, đến nay tổng lượng khai thác nước dưới đất trên địa bàn thành phố giảm còn 251.089 m3/ngày đêm. Tính đến cuối năm 2023, trên địa bàn thành phố có tổng đường ống (cấp 1, 2) truyền thải nước là 847 km và 11.053 km đường ống phân phối nước. Năm 2018, UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định 1242 về kế hoạch giảm khai thác nước dưới đất và trám lấp giếng khai thác nước dưới đất đến năm 2025 nhằm đưa ra các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên nước dưới đất gắn với bảo vệ, hạn chế ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, sụt lún đất.

Trong đó, theo lộ trình giảm khai thác nước dưới đất thì giai đoạn 2021-2023 giảm còn 150.000 m3/ngày đêm; giai đoạn 2024-2025 là 100.000 m3/ngày đêm. Năm 2024, thành phố duy trì tỉ lệ thất thoát thất thu nước sạch dưới 15,9%; tập trung đầu tư mở rộng và cải tạo mạng lưới đường ống cấp nước tăng tỉ lệ bao phủ; ưu tiên các dự án bảo đảm cấp nước an toàn và chống thất thoát nước sạch; tiếp tục lắp đặt thí điểm công trình cung cấp nước uống tại vòi ở công viên, trường học, bệnh viện.

UBND TP.HCM ban hành Kế hoạch số 2311/KH-UBND về thực hiện chương trình cung cấp nước sạch và chấm dứt khai thác nước ngầm TP.HCM giai đoạn 2024-2025. Theo đó, TP.HCM đưa ra mục tiêu: giảm tỷ lệ thất thu nước sạch dưới 15,7%; tiếp tục duy trì 100% hộ dân sử dụng nước sạch; triển khai và hoàn thành quy hoạch cấp nước Thành phố, giai đoạn dự kiến đến năm 2024, tầm nhìn đến năm 2060; lắp đặt thí điểm công trình cung cấp nước uống tại vòi ở các khu vực công cộng như công viên, trường học, bệnh viện…

TP.HCM giao Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV và Công ty Cổ phần hạ tầng nước Sài Gòn thực hiện di dời điểm khai thác nước thô lên phía thượng lưu so với điểm khai thác hiện tại Hòa Phú: vị trí mới cách trạm bơm Hòa Phú hiện hữu khoảng 15-20km, cách ngã ba sông Thị Tính – sông Sài Gòn khoảng 10-15km về thượng lưu. Điều này hạn chế tối đa các ảnh hưởng ô nhiễm nước thải sinh hoạt, sản xuất, nông nghiệp từ phía Bình Dương đổ vào sông Thị Tính.

Để hạn chế khai thác nước ngầm, TP.HCM đưa ra giải pháp: đối với đối tượng sử dụng nguồn nước ngầm trong các khu chế xuất – công nghiệp và đối tượng sử dụng nguồn nước ngầm bên ngoài các khu chế xuất – công nghiệp không phải hộ gia đình: giảm khai thác nước dưới đất theo chỉ đạo của Thành ủy, UBND TP.HCM và theo Quyết định số 1242/QĐ-UBND ngày 30.3.2018 của UBND TP.HCM về ban hành Kế hoạch giảm khai thác nước dưới đất và trám lấp giếng khai thác nước dưới đất trên địa bàn TP.HCM đến năm 2025.

Đối với các đơn vị cấp nước ngừng khai thác các trạm tại các khu vực đã có mạng cấp nước của Thành phố. Sau năm 2025, tiếp tục duy trì tổng lượng khai thác nước dưới đất trên địa bàn Thành phố là 100.000m3/ngày/đêm nhằm đảm bảo cấp nước an toàn cho TP.HCM (các nguồn này duy trì để vận hành, bảo trì nhà máy).

 

 

Lê Loan 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline